LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết đoạn văn nghị luận 2/3 trang giấy thi về đạo lý uống nước nhớ nguồn trong ngày nay

Viết đoạn văn nghị luận 2/3 trang giấy thi về đạo lý uống nước nhớ nguồn trong ngày nay

3 trả lời
Hỏi chi tiết
976
1
1
STM D
13/12/2020 21:01:56
+5đ tặng

Dân tộc Việt Nam ta, từ ngàn đời xưa đến nay, các thế hệ đi trước, cha ông ta đã đúc kết rất nhiều câu ca dao, tục ngữ, để lại cho thế hệ sau những kinh nghiệm, những lời răn dạy quý báu. Có những câu ca dao, tục ngữ, đã đi vào tiềm thức của người dân Việt Nam ta, từ ngày còn thơ bé, chắc hẳn ai cũng được nghe những câu như “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Uống nước nhớ nguồn”… Những câu tục ngữ đó ai cũng được nghe, được dạy, nhưng không phải ai cũng hiểu hết được ý nghĩa của nó. Trong vô vàn những câu tục ngữ được truyền đạt lại từ thế hệ đi trước, em thích nhất là câu “Uống nước nhớ nguồn”.

   Vậy "Uống nước nhớ nguồn" là gì? Chúng ta hiểu như thế nào về Uống nước nhớ nguồn? Có thể hiểu nôm na, ngắn gọn, “uống nước nhớ nguồn” tức là khi chúng ta được hưởng thành quả của những người khác đã làm, để cho mình có đc một cuộc sống, hoặc một điều gì đó tốt đẹp hơn, thì chúng ta cần phải nhớ đến công lao của những người đã hy sinh, để ta được hưởng những thành quả đó.

   Đối với chúng ta, công ơn lớn nhất có lẽ là ơn nghĩa sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ. Chúng ta được cha mẹ sinh ra, rồi nuôi dạy đến khi khôn lớn, chúng ta cần phải nhớ đến công ơn của cha mẹ ta.

   Chúng ta được sống trong thời đại hòa bình, đất nước độc lập, chúng ta cũng cần phải nhớ đến công ơn của những thế hệ anh hùng đi trước, những người đã dũng cảm chiến đấu, hi sinh thân mình để đời sau có được cuộc sống hòa bình, ấm no.

   Với người dân Việt Nam ta, hàng năm thường tổ chức lễ Vu Lan báo hiếu vào ngày 7/7, đó là để tưởng nhớ đến công ơn của bậc sinh thành, cũng như những thế hệ đã ngã xuống bảo vệ cho nền độc lập của nước nhà. Đó thật sự là một nét văn hóa, truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam ta.

   Uống nước nhớ nguồn, nhớ nguồn không chỉ là nhớ đến những công lao đó. Mà chúng ta còn cần phải tiếp tục phát huy những giá trị của những điều đó. Ví như nhớ công ơn cha mẹ, thầy cô. Chúng ta cần phải cố gắng chăm chỉ học tập, trở thành những người có ích cho đất nước.

   Tuy nhiên, bên cạnh những người biết nhớ đến công ơn của người đi trước, cũng có những “con sâu làm rầu nồi canh”. Họ ngược đãi chính cha mẹ mình, những người đã sinh thành và nuôi nấng họ. Không chỉ thế, họ không biết nhớ đến công ơn của những thế hệ đi trước, hoặc những người đã giúp đỡ mình,họ sẵn sàng phủ nhận những điều người khác đã giúp đỡ mình. Thật sự đau lòng cho những con người như thế.

   Thật vậy, mỗi chúng ta, những con người Việt Nam đã và đang sinh sống trên mảnh đất hình chữ S tươi đẹp này, cần phải tiếp tục phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Cùng nhau xây dựng một đất nước đàng hoàng hơn, tươi đẹp hơn, để các thế hệ sau có thể cùng nhau “Uống nước nhớ nguồn”.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Tú Uyên
13/12/2020 21:04:45
+4đ tặng

Dân tộc Việt Nam vốn là dân tộc coi trọng đạo lí biết ơn từ xưa đến nay. Đó là một truyền thống văn hóa tốt đẹp của ta từ ngàn đời nay, và trong thời kì đất nước phát triển hiện đại như hôm nay, đạo lí Uống nước nhớ nguồn vẫn được giữ gìn và phát huy qua nhiều thế hệ.

Bằng cách sử dụng hình ảnh "uống nước" nghĩa là khi được thưởng thức thứ nước trong lành, tinh khiết, mát mẻ, ta cần nhớ về nguồn nước. Cội nguồn chính là nơi bắt đầu của dòng nước đó. Cũng giống như con người, khi được hưởng thành quả tốt đẹp từ những thế hệ đi trước để lại, ta cần ghi nhớ, biết ơn những người đã tạo ra thành quả đồng thời phải biết trân trọng, gìn giữ, phát huy những điều tốt đẹp ta đã được hưởng. Với cách nói đầy ẩn ý đó, ông cha ta đã khuyên răn con cháu cần phải ghi nhớ công ơn, tôn trọng mọi thành quả mà người đi trước đã dày công, tốn sức tạo nên.

Thật vậy, ngay từ thời xa xưa, khi con người còn sống trong thời kì xã hội nguyên thủy với những nhận thức sơ khai, họ đã biết thờ cúng những vật Tổ, thờ cúng những thế lực siêu nhiên để thể hiện sự tôn trọng, sự biết ơn thần linh đã cho thức ăn nguồn sống và cầu mong sự bảo hộ. Dần dần, theo thời gian, con người nhận ra chính ông bà, cha mẹ mới là những người mang lại hình hài, mới có công sinh thành và nuôi dưỡng ta nên người, cho ta có được cuộc sống như ngày hôm nay. Chính vì vậy, dân ta lại lưu truyền từ đời này qua đời khác tục cúng gia tiên trong mỗi gia đình để tỏ lòng biết ơn tổ tiên, ông bà, những người thân đã khuất hay xây đền, lập miếu, tổ chức những lễ hội để tưởng nhớ các vị thành làng có công khai sinh, lập làng xã hay những ông tổ nghề có công sáng lập làng nghề, mang lại cuộc sống no ấm, đủ đầy cho chúng ta. Ông cha ta đã có câu:

- "Con người có tổ có tông

Như cây có gốc, như sông có nguồn"

- "Ơn cha nặng lắm ai ơi

Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang

Hay:

- "Công cha như núi ngất trời

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông

Núi cao biển rộng mênh mông

Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!"

- "Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ

Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha..."

chính là để ca ngợi công ơn trời bể của những đấng sinh thành và khuyên dạy con cháu phải luôn nhớ gốc gác, biết ơn quê hương và có bổn phận hiếu kính, chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ, ông bà, tổ tiên, phát huy những truyền thống tốt đẹp của quê hương.

Bên cạnh đó, đạo lí Uống nước nhớ nguồn còn ở chỗ, chúng ta thể hiện lòng biết ơn những bậc tiền nhân có công khai thiên lập địa, những anh hùng dân tộc, những bà mẹ Việt Nam anh hùng, những thương binh liệt sĩ đã cống hiến mồ hôi, xương máu chiến đấu, bảo vệ Tổ quốc. Hằng năm, cứ mỗi dịp Giỗ Tổ Hùng Vương 10/3, khắp nơi trên mọi nẻo đường của đất nước đều hướng về đền Hùng (Phú Thọ) để thực hiện các nghi lễ tưởng nhớ công lao của các vua Hùng đã có công dựng nước. Bác Hồ trong lần hành hương về đất Tổ cũng đã căn dặn: "Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước". Hay mỗi dịp 27/7, Đảng và Nhà nước cũng tổ chức nhiều hoạt động thăm hỏi những bà mẹ Việt Nam anh hùng, tặng quà khen thưởng các thương binh, tổ chức thắp nến tri ân các liệt sĩ để tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến những người đã hi sinh tuổi thanh xuân, thậm chí tính mạng của mình vì nền độc lập dân tộc. Chúng ta cũng tổ chức những ngày lễ lớn để tri ân công lao của những người đã tạo dựng nên thành quả: Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 để tri ân thầy cô với sự nghiệp "trồng người" cao quý; ngày 8/3 Quốc tế Phụ nữ hay 20/10 ngày Phụ nữ Việt Nam để tôn vinh những cống hiến thầm lặng của người phụ nữ, của các bà, các mẹ, các chị...

Như vậy, "Uống nước nhớ nguồn" đơn giản trước nhất là sự biết ơn, ghi nhớ công ơn cha mẹ, người đã sinh thành, nuôi dưỡng và mang lại hình hài, cuộc sống như ngày hôm nay cho chúng ta. Dù bạn có là thiên tài, kĩ sư, bác sĩ, chính trị gia hay chỉ là anh nông dân chân lấm tay bùn, anh công nhân... thì cũng đều được cha mẹ sinh thành, dưỡng dục. Bởi vậy, trong mỗi lời nói, hành động, cử chỉ của mình, ta cũng đều phải nhớ tới cha mẹ đầu tiên, phải luôn hiếu thảo, kính trọng cha mẹ. Và mỗi miếng cơm ta ăn, mỗi chiếc áo ta mặc, đồ dùng ta sử dụng, mỗi con đường ngõ phố sạch sẽ ta đi hằng ngày.... đều là sự kết tinh của trí tuệ, sự làm việc hăng say, công sức của hàng vạn, hàng triệu những người lao động, những nhà trí thức từng ngày, từng giờ say mê nghiên cứu, chế tạo, sản xuất. Vậy nên, chúng ta cần tôn trọng, ghi nhớ, biết ơn họ.

Tóm lại, đạo lí Uống nước nhớ nguồn là truyền thống vô cùng tốt đẹp của dân tộc ta cần được giữ gìn và phát huy mạnh mẽ. Là thế hệ trẻ được thừa hưởng những thành quả do thế hệ đi trước để lại, chúng ta cần bảo vệ thành quả ấy và ra sức học tập, rèn luyện để cống hiến công sức, trí lực cho sự phát triển chung của đất nước, dần dần đưa nước nhà lên sánh vai với các cường quốc năm châu.

0
0
Meo chăm chỉ
13/12/2020 21:07:11
+3đ tặng

Nghị luận xã hội về học tập – Trong cuộc đời mỗi chúng ta việc học tập là một việc làm vô cùng quan trọng là việc cần thiết phải làm trong suốt cuộc đời của mỗi con người. Chúng ta đang trong giai đoạn vô cùng quan trọng của việc xây dựng đất nước chính vì vậy mỗi con người cần tích lũy kinh nghiệm kiến thức cho mình để có thể theo kịp với sự phát triển của thời đại.

Học tập luôn là trách nhiệm, quyền lợi và cũng là nghĩa vụ của mỗi học sinh, mỗi người Việt Nam trẻ tuổi, bởi muốn xây dựng quê hương đất nước phát triển sánh vai cùng các cường quốc năm châu thì các bạn trẻ cần phải cố gắng rèn luyện tri thức đạo đức của mình để không trở thành người tụt hậu so với thời cuộc , không làm cho mình lạc hậu so với tốc độ phát triển khoa học kỹ thuật của thời đại. Nếu chúng ta không có kiến thức sẽ không thể nào theo kịp nhân loại, không thể đáp ứng mà các doanh nghiệp nước ngoài đặt ra, đất nước chúng ta sẽ bị bỏ rơi ở phía sau. Muốn chúng ta phát triển theo kịp thời đại thì con người cần phải học tập, rèn dũa tri thức của bản thân mình.

Câu nói của nhà cách mạng Lê- Nin về việc học là một việc cần phải chăm chỉ, cố gắng làm suốt cả cuộc đời của mỗi chúng ta, cần phải coi việc học là việc quan trọng hàng đầu cần phải làm, bởi chỉ có học chúng ta mới có cơ hội thay đổi vận mệnh của bản thân mình, biến mình thành người có tri thức, có ích cho quê hương xã hội.

Xem thêm:  Nghị luận xã hội về đam mê

 

Muốn gặt hái thành công con người cần phải có những nỗ lực trải qua những cay đắng vất vả của mình. Trải qua quá trình học hành trải qua những chông gai thử thách thì con đường học vấn của chúng ta sẽ tích lũy được nhiều thành quả đáng nể để chúng ta có tạo dựng được những thành công cho riêng mình trong cuộc đời này.

Đứng trước biển học bao la mênh mông rộng lớn chúng ta cần phải tìm tòi khám phá, sáng tạo ra những hướng đi riêng cho mình để tìm ra con đường tối ưu hóa cho những thành công. Có nhiều khi chúng ta phải trải qua những vấp ngã, sai lầm, lạc lối thì mới mong tìm thấy những thành quả của riêng mình, chinh phục được đỉnh cao tri thức. Việc học tìm hiểu những kiến thức trong cuộc sống của mỗi người là việc làm cần thiết đáng quý vô cùng. Nó sẽ mang lại cho con người chúng ta những kiến thức vô biên hữu ích mà đôi khi chúng ta không thể ngờ tới.

Là một học sinh ngồi trên ghế nhà trường thì việc quan trọng hàng đầu của mỗi chúng ta đó chính là việc học tập. Học tập để có kiến thức mai sau thành người xây dựng quê hương đất nước, đóng góp sức lực trí tuệ của mình cho xã hội. Ngoài ra chúng ta còn phải học để làm người, học để hiểu được những điều hay lẽ phải trong cuộc đời. Học cách tôn sư trọng đạo, hòa thuận với bạn bè. Học tập để có lòng tự trọng biết hiếu lễ chí tín, tự thấy xấu hổ trước những việc làm sai trái của bản thân.

Xem thêm:  Cảm nghĩ của em về một người thân trong gia đình.

 

Học tập để không biến mình thành một cỗ máy hoặc một con rô bốt, mà cần phải có trái tim biết yêu thương người khác, biết sẻ chia đồng cảm với những cảnh đời khốn khổ trong xã hội. Biết thế nào là lòng bao dung, nhường cơm sẻ áo…Tất cả những việc đó chỉ có học tập thì mới hiểu được hết những ý nghĩa nhân văn cao đẹp của nó.

Học tập cũng mang lại cho chúng ta những thành quả hạnh phúc mang lại cho chúng ta những thành quả ngọt ngào, chỉ khi chúng ta đã trải qua những cay đắng của cuộc sống thì những quả ngọt mới có ý nghĩa. Chính vì vậy, dù làm bất kỳ việc gì chúng ta cũng cần phải học tập, cần phải kiên trì bỏ ra mồ hôi công sức của mình thì mới mong có được thành quả tốt đẹp.

Việc học là một quá trình cần thiết giúp chúng ta tích lũy những kiến thức, kinh nghiệm sống, chuẩn bị cho mình một hành trang vô cùng kỹ lưỡng để bước chân vào đời, khi có khối kiến thức vững vàng thì chúng ta sẽ vô cùng tự tin khi làm một việc gì đó, đứng trước những thử thách sóng gió của đời mình chúng ta cũng sẽ không ngại ngùng mà chùn bước.
 Trên đất nước hình chữ S xinh đẹp của chúng ta có rất nhiều tấm gương sinh ra trong hoàn cảnh khó khăn nhưng lại có thành tích học tập vô cùng đáng nể khiến chúng ta phải nể phục ngưỡng mộ. Những bạn trẻ đó chính là những tấm gương sáng trong học tập để chúng ta noi theo.
 

Bên cạnh đó, lại có những bạn con nhà giàu có khá giả cha mẹ thương yêu cưng chiều nhưng lại để những thói hư tật xấu cám dỗ mình, rồi sa ngã vào những tội lỗi khiến cha mẹ buồn lòng. Nhiều bạn do cha mẹ khá giả nên các bạn có tâm lý ỉ lại không muốn phấn đấu bởi không cần làm gì các bạn cũng có quần áo đẹp rồi các trang thiết bị hiện đại để dùng.

 Chính vì vậy các bạn đâm ra coi thường việc học cho rằng không cần thiết phải học thì vẫn có cuộc sống sung túc đủ đầy. Nhưng việc học không chỉ đơn giản là giúp chúng ta thành công trong công việc, kiếm tiền mưu sinh dễ dàng hơn mà việc học giúp chúng ta học làm người biết thế nào là điều hay lẽ phải. Và khi chúng ta nỗ lực vượt khó để đạt được thành công của mình lúc đó chúng ta sẽ hiểu ý nghĩa của cuộc sống không nằm ở việc kiếm tiền mà ở giá trị của mỗi chúng ta.

Việc học là một việc đòi hỏi tính tự giác các bạn học vì tương lai vì cuộc đời của chính mỗi người chứ không phải học cho bố mẹ, cho ông bà hay thầy cô giáo chính vì vậy việc tự giác trong học tập là việc làm vô cùng quan trọng cần thiết với chúng ta.



 



 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư