Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Kể tên, công việc, nơi ở của 5 sĩ quan Việt Nam

Kể tên, công việc, nơi ở của 5 sĩ quan Việt Nam

1 trả lời
Hỏi chi tiết
398
1
0
Thiên sơn tuyết liên
17/12/2020 16:29:21
+5đ tặng

1
Nguyễn Chí Thanh (1914-1967), tên thật là Nguyễn Vịnh, quê xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế; tham gia cách mạng 1934, vào Đảng Cộng sản Đông Dương năm 1937.

Năm 1938, ông là Bí thư tỉnh ủy Thừa Thiên, từ 1938-1943 nhiều lần bị thực dân Pháp bắt cầm tù, tháng 8/1945 đến 1947 Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, phụ trách Xứ ủy Trung Bộ, được cử vào Tổng bộ Việt Minh, Bí thư tỉnh ủy Thừa Thiên rồi Bí thư phân khu ủy Bình - Trị - Thiên.

Năm 1948-1950, ông là Bí thư Khu ủy Khu 4, nhập ngũ năm 1950, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam, Phó bí thư Tổng quân ủy (1950-1961), năm 1959 được phong Đại tướng.
2
 

Hoàng Văn Thái (1915-1986) tại làng An Khang, tổng Đại Hoàng (nay thuộc thị trấn Tiền Hải), huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình., Tổng Tham mưu trưởng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam (1945-1953), tên thật là Hoàng Văn Xiêm, quê xã Tây An, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình; tham gia cách mạng năm 1936, nhập ngũ năm 1944, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1938.

Năm 1940, ông bị thực dân Pháp bắt giam. Năm 1941, ông chỉ huy tiểu đội Cứu quốc quân Bắc Sơn. Tháng 12 năm 1944 phụ trách công tác tham mưu trinh sát Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân...

Tháng 9 năm 1945, ông được Chủ tịch Hồ Chí Minh giao nhiệm vụ tổ chức Bộ Tổng Tham mưu. Trong kháng chiến chống Pháp, ông là tham mưu trưởng các chiến dịch: Biên Giới (1950), Điện Biên Phủ (1954)...

Trong kháng chiến chống Mỹ, năm 1958-1960 là Chủ nhiệm Tổng cục Quân huấn, kiêm chủ nhiệm Ủy ban thể dục thể thao nhà nước. Năm 1967-1973 Tư lệnh Quân giải phóng miền Nam Việt Nam, Phó bí thư Trung ương Cục miền Nam.
3
 

Lê Trọng Tấn (1914-1986), tên thật là Lê Trọng Tố, quê xã Yên Nghĩa, huyện Hoài Đức, Hà Nội; tham gia cách mạng năm 1944, nhập ngũ tháng 8/1945, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1945.

Tháng 8/1945 là ủy viên quân sự trong ban lãnh đạo khởi nghĩa tỉnh Hà Đông.

Cuối năm 1045-1950 giữ các chức vụ: trung đoàn phó, trung đoàn trưởng, quyền khu trưởng Khu 14, Phó tư lệnh Liên khu 10, Trung đoàn trưởng kiêm Chính ủy Trung đoàn 209, phó chỉ huy trận Đông Khê và chỉ huy đánh Binh đoàn Sác-tông trong chiến dịch Biên Giới (1950).

Ông là Đại đoàn trưởng đầu tiên Đại đoàn 312, tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ (1954). Từ tháng 12/1954 đến 1960 là Hiệu trưởng Trường sĩ quan Lục quân.

Tháng 3/1961 đến 1969, ông giữ chức Phó tổng tham mưu trưởng; Phó tư lệnh, Ủy viên Quân ủy Quân giải phóng miền Nam.

Từ 1970-1979, ông là Phó tổng tham mưu trưởng kiêm: Tư lệnh Mặt trận Đường 9, đặc phái viên Bộ Tổng tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam bên cạnh Bộ chỉ huy Quân giải phóng nhân dân Lào, tham gia chỉ đạo chiến dịch Cánh Đồng Chum, Tư lệnh chiến dịch Trị - Thiên, Tư lệnh đầu tiên của Quân đoàn 1, Tư lệnh chiến dịch Huế - Đà Nẵng, Phó tư lệnh chiến dịch Hồ Chí Minh (năm 1975).
5
 

Nguyễn Sơn (1908-1956), tên thật là Vũ Nguyên Bác, quê xã Kiêu Kỵ, huyện Gia Lâm, Hà Nội; tham gia cách mạng 1925, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Năm 1925, ông tham gia Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí hội, được Nguyễn Ái Quốc giới thiệu vào học trường quân sự Hoàng phố (Trung Quốc).

Tháng 8/1927, ông gia nhập Đảng Cộng sản Trung Quốc; tham gia khởi nghĩa Quảng Châu. Năm 1929 tham gia Hồng quân công nông (Trung Quốc), chính trị viên đại đội, chính ủy trung đoàn, chủ nhiệm chính trị Sư đoàn 34, Quân đoàn 12.

Tháng 1/1934 ông là ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản nước cộng xô viết Trung Hoa, ủy viên Chính phủ dân chủ công nông xô viết trung ương.

Năm 1934-1936 ông tham gia Vạn lý trường chinh; Tổng biên tập báo "Kháng địch" của Biên khu Tân - Sát - Ký.

Năm 1945, ông về nước, làm Chủ tịch Ủy ban kháng chiến hành chính Nam Bộ. Năm 1946-1947 Hiệu trưởng Trường lục quân trung học Quảng Ngãi; Cục trưởng Cục Quân huấn Bộ Tổng tham mưu; Khu trưởng Khu 4.

Năm 1948 được phong quân hàm Thiếu tướng. Năm 1948-1949, Tư lệnh kiêm chính ủy Liên khu 4. Năm 1950 được cử trở lại Trung Quốc.

Năm 1954 là Cục phó Cục điều lệnh Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc; Giám đốc tòa soạn tạp chí "Huấn luyện chiến đấu"; ngày 27/9/1955 ông được nhà nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa phong quân hàm Thiếu tướng Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc.

 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng ký tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Câu hỏi Địa lý Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo