Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Bài thơ tiếng gà trưa đã gọi về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu

Bài thơ tiếng gà trưa đã gọi về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu.Tình cảm đẹp đẽ và thiêng liêng ấy đã làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương đất nước.
Hãy làm sáng tỏ nội dung trên bằng một bài văn nghị luận

2 trả lời
Hỏi chi tiết
546
3
1
Thời Phan Diễm Vi
17/12/2020 20:17:27
+5đ tặng

DÀN Ý CHI TIẾT

1. Mở bài:

- Gới thiệu tác giả, tác phẩm

- Dắt dắt vấn đề: Bài thơ TIẾNG GÀ TRƯA đã gọi về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu . Tình cảm thiêng liêng ấy đã là sâu sắc thêm tình yêu quê hương đất nước

2. Thân bài

* Hoàn cảnh sáng tác:  bài thơ được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Mĩ, bài thơ thể hiện vẻ đẹp trong sáng về những kỉ niệm tuổi thơ và tình bà cháu. Tình cảm ấy đã làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương đất nước…

* Những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu: Trên đường hành quân, người chiến sĩ chợt nghe tiếng gà nhảy ổ, tiếng gà gợi về những kỉ niệm tuổi thơ thật êm đềm.

- hình ảnh gà mái mơ:

 "Ổ rơm hồng những trứng

Này con gà mái mơ …"

- Kỉ niệm tuổi thơ:

" Gà đẻ mà mày nhìn

Rồi sau này lang mặt…"

- Hình ảnh bà hiện lên trong tâm trí người cháu:

"Tay bà khum soi trứng

Dành từng quả chắt chiu"

- Những niềm vui thơ ngây thời thơ ấu

* Tình cảm thiêng liêng ấy đã là sâu sắc thêm tình yêu quê hương đất nc

- Tiếng gà trưa như một biểu tượng của nỗi nhớ của người chiến sĩ với người bà thân thương

- Chính những kỉ niệm đẹp đó làm tâm hồn người chiến sĩ phong phú và như tiếp thêm sức mạnh cho người chiến sĩ chiến đấu vì Tổ quốc.

- Tình cảm bà cháu đẹp đẽ và thiêng liêng ấy đã làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương, đất nước của mỗi chúng ta. Tình yêu quê hương đất nước bắt nguồn từ những điều giản dị nhất, thân thuộc nhất như yêu gia đình, các thành viên trong gia đình. 

* Mở rộng:

- Hình ảnh tiếng gà trưa gần giống với hình ảnh bếp lửa, cả hai hình tượng đều là biểu tượng cho tình yêu thương, đều gợi những kỷ niệm và gợi tình yêu quê hương đất nước

-> Tình cảm của người bà và cháu thật là thiêng liêng, đáng ngưỡng mộ

3. Kết bài

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
1
Snwn
17/12/2020 20:18:46
+4đ tặng
Tiếng hà trưa là âm thanh giản dị, quen thuộc của làng quê Việt. nó gợi về cuộc sống yên ả, sự lao động yên vui, ấm áp của người nông dân quanh năm sau lũy tre làng. Ở đây, bằng những cảm xúc mới mẻ, nồng nàn rất riêng Xuân Quỳnh đã thổi vào thứ âm thanh ấy một vẻ đẹp rất thiêng liêng của những cảm xúc ấu thơ của người lính hành quân. Nó làm xao động cái nắng trưa trên đường hành quân. Âm thanh ấy làm cho anh như đang sống lại thời thơ ấu đẹp đẽ của mình, nó như tiếp thêm sức mạnh cho đôi chân anh bớt mỏi, cho lòng anh xúc động dạt dào. Với ý nghĩa như vầy, tiếng gà trưa là âm thanh, tiếng gọi của quê hương, gia đình, xóm làng còn in đậm trong lòng người lính ra trận, trở thành hành trang của người lính trẻ.
 
"Cục...cục tác cục ta
 
Nghe xao động nắng trưa
 
Nghe bàn chân đỡ mỏi
 
Nghe gọi về tuổi thơ".
 
Đến đoạn thơ thứ hai, trong hai mươi sáu câu thơ, câu thơ Tiếng gà trưa được nhắc lại ba lần, âm thanh ấy gọi về bao kỉ niệm thân yêu. Xa xa tiếng gà trưa vọng lại, người chiến sĩ nhớ về người bà thân yêu chắt chiu từng quả trứng hồng. Những quá trứng hồng, đàn gà chi chít đông đúc.
 
"Tiếng gà trưa
 
Ổ rơm hồng những trứng
 
Này con gà mái mơ
 
Khắp mình hoa đốm trắng
 
Này con gà mái vàng
 
Lông óng như màu nắng."
 
Tiếng gà trưa cất lên nơi xóm nhỏ, người chiến sĩ nhớ về người bà thân yêu. Tuổi thơ sống bên bà có biết bao kỉ niệm đáng nhớ, tính hiếu kỳ, tò mò của trẻ thơ quan sát con gà đẻ trứng. Rồi bị bà mắng, sợ mặt bị lang, trong lòng cháu hiện lên lo lắng:
 
"Tiếng gà trưa
 
Có tiếng bà vẫn mắng
 
Gà đẻ mà mày nhìn
 
Rồi sau này lang mặt
 
Cháu về lấy gương soi
 
Lòng dại thơ lo lắng
 
Khi gió mùa đông tới
 
Bà lo đàn gà toi
 
Mong trời đừng sương muối
 
Để cuối năm bán gà
 
Cháu được quần áo mới."
 
Nổi bật qua suốt những câu thơ ấy là hình ảnh người bà chắt chiu, giành giụm yêu thương cháu. Bà đã luôn ân cần, hi sinh và mệt nhọc để mong có được một đàn gà tốt giúp cháu có những bộ quần áo mới, dù nó chỉ nhỏ thôi những mà thấm thía biết bao nhiêu. Đoạn thơ nghe giản dị mà thật gần gũi nhường nào, những chi tiết tác giả miêu tả gắn bó thân thuộc với quê hương làng xóm, hơn thế nó là những kỉ niệm không bao giờ phai nhạt trong tâm trí trẻ thơ. Nỗi lo của bà thật cảm động xiết bao, đàn gà kia sẽ bị chết nếu như sương muối giá lạnh và cháu bà lại chẳng được may áo mới.
 
"Ôi cái quần chéo go,
 
Ống rộng dài quết đất
 
Cái áo cánh trúc bâu
 
Đi qua nghe sột soạt"
 
Cháu nhớ mãi sau mỗi lần gà được bán, bà lại ra chợ chọn mua cho cháu yêu bộ quần áo thật đẹp. Tình cảm yêu thương nồng hậu bà luôn dành trọn cho cháu, cho con. Tuổi thơ sống bên bà đây là quãng đời đầy ắp những kỉ niệm khó quên.
 
Lần thứ tư Tiếng gà trưa lại cất lên. Tiếng gà gọi về những giấc mơ của người lính trẻ.
 
"Tiếng gà trưa
 
Mang bao nhiều hạnh phúc
 
Đêm cháu về nằm mơ
 
Giấc ngủ hồng sắc trứng."
 
Âm thanh xao động của tiếng gà trưa bình dị mà thiêng liêng, nó gợi tình cảm đẹp trong lòng người chiến sĩ hành quân ra trận. Âm thanh ấy như tiếng của quê hương, đất mẹ thân yêu. Tiếng gà trưa, đâu chỉ là âm thanh của một con vật vô tri mà nó là tiếng gọi của tuổi thơ, của yêu thương hồng, là những âm thanh của kí ức tươi đẹp, trong sáng đã theo cháu suốt một đời. nó cứ ám ảnh, âm vang day dứt mãi trong lòng nhà thơ, trong những giấc mơ tuổi nhỏ. Âm thanh ấy đã đi vào tiềm thức đứa cháu nhỏ, đầy dịu dàng mà xúc động thiêng liêng vì nó gắn với tình bà cao cả. Đó cũng là lí do để người cháu sống cống hiến:
 
"Cháu chiến đấu hôm nay
 
Vì lòng yêu tổ quốc
 
Vì xóm làng thân thuộc
 
Bà ơi, cũng vì bà
 
Vì tiếng gà cục tác
 
Ổ trứng hồng tuổi thơ."
 
Điệp từ "vì" được lặp lại 4 lần liên tiếp nhấn mạnh mục đích chiến đấu của người chiến sĩ. Đó là vì tổ quốc thân thương, vì xóm làng que thuộc nơi chôn rau cắt rốn của tuổi thơ, nhưng đất nước quê hương vô cũng vô tận, mênh mông ấy cũng chỉ mãi hữu hình trong dáng bà thầm lặng hi sinh, gắn với âm thanh của tiếng gà trưa quen thuộc. Ha tiếng "bà ơi" vang lên nghe mới tha thiết mà đằm thắm làm sao, nó vừa xúc động thiêng liêng, vừa bỏng sôi mãnh liệt. Giống như nó được chực trào ra từ tận đáy lòng thổn thức không thể kìm lòng. Tiếng gà cũng là tiếng gọi thân yêu của bà, của mẹ, của quê hương. Tiếng gọi thân yêu ấy như là niềm tin cho người chiến sĩ trong cuộc chiến đấu bảo vệ quê hương yêu dấu. Qua đây thấy được tình cảm tiền tuyến hậu phương của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến, gian khổ có thể làm mệt mỏi, bom đạn có thể hủy diệt mọi thứ nhưng những tình cảm về bà, về những kỉ niệm ấu thơ cùng tiếng gà trưa không bao giờ chết mà vẫn còn nguyên lửa, vẫn cứ dâng dâng trong lòng người.
 
Bài thơ "Tiếng gà trưa" là một nốt trầm sâu lắng, da diết của người lính trên bước đường hành quân gian khổ, nhưng tiếng gà ấy còn là tên gọi khác của kỉ niệm, của hồi ức, của tình bà cháu thiêng liêng bất diệt. với cách sử dụng linh hoạt điệp từ, các hình ảnh giản dị mà xúc động, Xuân Quỳnh đã truyền tải được thật chính xác lòng mình tới độc giả.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 7 mới nhất
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư