1. Mở bài
- Giới thiệu về truyện ngắn Lão Hạc và nhà văn Nam Cao
- Dẫn dắt vào vấn đề cần thuyết minh
2. Thân bài
- Giới thiệu tác phẩm:
+ Lão Hạc vì quá túng thiếu nên đã bán con chó của mình
+ Dù túng thiếu đến bao nhiêu Lão Hạc cũng không chịu bán mảnh vườn mà ăn khoai ăn sắn để sống qua ngày.
+ Sau đó, lão đã nhờ Ông Giao giữ và ăn bả chó để tự tử
- Bố cục của truyện:
+ Phần 1: Từ đầu đến “ông giáo ạ!”: Giới thiệu sự việc và cuộc sống Lão hạc
+ Phần 2: Tiếp đến “Binh Tư hiểu”: Sự việc bán chó và tình cảm của ông dành cho con chó của Lão Hạc.
+ Phần 3: Còn lại: Kết thúc sự việc, Lão Hạc chết đi nhưng vẫn cố gắng giữ mảnh vườn cho con.
- Ý nghĩa truyện ngắn “Lão hạc”:
+ Tố cáo sự tàn ác, sự đối xử với người dân của chế độ thực dân và phong kiến
+ Ca ngợi sự vượt lên, chịu khó, và chịu thương cần cù của người dân thời xưa
- Nghệ thuật
+ Người kể chuyện là nhân vật "tôi" (ông giáo). Qua nhân vật "tôi" người kể chuyện (tác giả) bộc lộ cảm xúc, ý nghĩa mà mình muốn gửi gắm. Câu văn vì vậy mà thấm đẫm chất trữ tình, giàu sức truyền cảm. Chất trữ tình còn được thể hiện qua lời tâm sự của nhân vật "tôi", ở những suy nghĩ có tính triết lí của tác giả: "Chao ôi! Đối với những người quanh ta...". Những câu văn trữ tình triết lí đó làm cho tác phẩm có chiều sâu cảm xúc và chiều sâu tư tưởng đặc biệt.
+ Cách dẫn dắt câu chuyện linh hoạt, thoải mái mà vẫn chặt chẽ, liền mạch. Chẳng hạn, mở đầu đi thẳng vào giữa truyện rồi mới ngược thời gian kể về cảnh ngộ nhân vật: từ chuyện bán chó sang chuyện anh con trai bỏ đi phu.... Cách dẫn dắt câu chuyện tưởng như lỏng lẻo mà thật ra rất chặt chẽ, tập trung.
+ Đặc sắc trong xây dựng nhân vật: Việc thể hiện tính cách nhân vật lão Hạc không hề đơn giản, phiến diện. Bề ngoài, lão Hạc có chút gì như lẩm cẩm, gàn dở, thậm chí như trái tính, mà kì thực đó là một con người thánh thiện, hết sức cao quý, phải nhìn thấu mới thấy được...
3. Kết bài
- Khẳng định, nhìn nhận về giá trị của truyện ngắn
- Liên tưởng và mở rộng vấn đề