Câu 7. Nội dung nào dưới đây không phải là đặc trưng của phủ định siêu hình?
A. Sự phủ định diễn ra do sự can thiệp, tác động từ bên ngoài.
B. Sự phủ định diễn ra do sự phát triển của bản thân sự vật
C. Sự phủ định diễn ra do ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên
D. Sự phủ định diễn ra do ảnh hưởng của hoàn cảnh sống.
Câu 8. Quá trình phủ định mà nguyên nhân nằm ngay trong bản thân của sự vật hiện tượng là đặc điểm nào của phủ định biện chứng?
A. Tính khách quan. B. Tính chủ quan.
C. Tính phát triển. D. Tính kế thừa.
Câu 9. Phủ định biện chứng là sự phủ định diễn ra do
A. Sự tác động của ngoại cảnh B. Sự phát triển của bản thân sự vật, hiện tượng
C. Sự tác động của con người D. Sự tác động thường xuyên của sự vật, hiện tượng
Câu 10. Theo quan điểm duy vật biện chứng, cái mới ra đời
A. Dễ dàng B. Không đơn giản, dễ dàng
C. Không quanh co, phức tạp D. Vô cùng nhanh chóng
Thông hiểu
Câu 1. Cái mới không ra đời từ hư vô mà ra đời từ trong lòng cái cũ. Điều này thể hiện đặc điểm nào dưới đây của phủ định biện chứng?
A. Tính truyền thống B. Tính thời đại
C. Tính khách quan D. Tính kế thừa
Câu 2. Quá trình phát triển từ trứng → tằm → nhộng →bướm → trứng là biểu hiện của
A. Phủ định biện chứng B. Phủ định siêu hình
C. Phủ định của phủ định D. Phủ định hiện tại
Câu 3. Khẳng định nào dưới đây đúng về phủ định siêu hình?
A. Phủ định siêu hình kế thừa những yếu tố tích cực của sự vật cũ.
B. Phủ định siêu hình thúc đẩy sự vật, hiện tượng phát triển.
C. Phủ định siêu hình xóa bỏ sự tồn tại và phát triển tự nhiên của sự vật.
D. Phủ định siêu hình là kết quả của quá trình giải quyết mâu thuẫn.
Câu 4. Quy luật chung của quá trình đấu tranh giữa cái cũ và cái mới là cái mới
A. sẽ chiến thắng cái cũ. B. luôn luôn chiến thắng cái cũ.
C. chiến thắng cái cũ một cách dễ dàng. D. và cái cũ nhường chỗ cho nhau.
Vận dụng thấp
Câu 1. câu nào dưới đây không phải là phủ định biện chứng?
A. Tre già măng mọc. B. Uống nước nhớ nguồn.
C. Ăn cháo đá bát. D. Cây có cội, nước có nguồn.
Câu 2. Khẳng định nào dưới đây là đúng khi nói về phủ định biện chứng?
A. Bão làm đổ cây. B. Chiến trứng gà để ăn.
C. Cây lúa trổ bông. D. Đổ hoá chất xuống hồ làm cá chết.
Câu 3. câu nào dưới đây là phủ định siêu hình?
A. Vắt chanh bỏ vỏ. B. Cây có cội, nước có nguồn.
C. Kiến tha lâu cũng đầy tổ. D. Có thực mới vực được đạo.
Vận dụng cao
Câu 1. Anh A có một người bác trước kia làm kinh doanh vận tải, thấy A có ý định mở công ty kinh doanh vận tải đường bộ, bố của A khuyên nên gặp bác để học hỏi kinh nghiệm. Nếu là A, em sẽ lựa chọn cách nào dưới đây?
A. Đến gặp để học hỏi kinh nghiệm rồi xây dựng kế hoạch kinh doanh cho mình.
B. Không đồng ý với bố vì nghĩ rằng những kinh nghiệm ấy đã cũ không còn phù hợp.
C. Không phản đối nhưng cũng không đến gặp vì nghĩ không học tập được gì.
D. Đến gặp bác B cho bố vui lòng nhưng không hỏi gì.
Câu 2. Để xây dựng nền văn hoá Việt Nam “Tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” đòi hỏi chúng ta phải biết
A. ra sức đón nhận cái mới. B. quên đi quá khứ của cha ông.
C. đầu tư phát triển kinh tế. D. kế thừa tinh hoa văn hoá của dân loại
Câu 3. Sau khi học xong bài 6 môn GDCD lớp 10, Bạn B cho rằng: “Cứ thay cái cũ bằng cái mới là sự phát triển rồi”. Theo em, bạn B nói đúng hay sai, vì sao?
A. Bạn B nói đúng, vì thực chất của sự phát triển là cái mới ra đời.
B. Bạn B nói sai, vì không phải cứ thay thế cái cũ bằng cái mới là sự phát triển.
C. Bạn B nói đúng, vì trong sự phát triển của sự vật bao giờ cũng có cái mới xuất hiện thay cái cũ.
D. Bạn B nói sai, vì cái cũ và cái mới phải song hành với nhau thì sự thay thế đó mới là sự phát triển.
BÀI 7: THỰC TIỄN VÀ VAI TRÒ CỦA THỰC TIỄN ĐỐI VỚI NHẬN THỨC
Nhận biết
Câu 1. Nhận thức được tạo nên do sự tiếp xúc trực tiếp của các cơ quan cảm giác với sự vật, hiện tượng, đem lại cho con người hiểu biết về các đặc điểm bên ngoài của chúng là giai đoạn nhận thức nào dưới đây?
A. Nhận thức lí tính B. Nhận thức cảm tính
C. Nhận thức biện chứng D. Nhận thức siêu hình
Câu 2. Quá trình phản ánh sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan vào bộ óc con người, để tạo nên những hiểu biết về chúng, được gọi là
A. Nhận thức B. Cảm giác C. Tri thức D. Thấu hiểu
Câu 3. Quá trình nhận thức diễn ra phức tạp, gồm mấy giai đoạn
A. Hai B. Ba C. Bốn D. Năm
Câu 4. Nhận thức cảm tính được tạo nên do sự tiếp xúc
A. Trực tiếp với các sự vật, hiện tượng B. Gián tiếp với các sự vật, hiện tượng
C. Gần gũi với các sự vật, hiện tượng D. Trực diện với các sự vật, hiện tượng
Câu 5. Nhận thức gồm hai giai đoạn nào dưới đây?
A. So sánh và tổng hợp B. Cảm tính và lí tính
C. Cảm giác và tri giác D. So sánh và phân tích
Câu 6. Những hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử - xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội được gọi là
A. Lao động B. Thực tiễn C. Cải tạo D. Nhận thức
Câu 7. Ý kiến nào dưới đây đúng khi nói về thực tiễn?
A. Thực tiễn là toàn bộ hoạt động tinh thần B. Thực tiễn là toàn bộ hoạt động vật chất
C. Thực tiễn là toàn bộ hoạt động lao động D. Thực tiễn là toàn bộ hoạt động khách quan
Câu 8. Hoạt động thực tiễn gồm mấy hình thức?
A. Hai B. Ba C. Bốn D. Năm
Câu 9. Mội dung nào dưới đây không thuộc hoạt động thực tiễn?
A. Hoạt động sản xuất của cải vật chất B. Hoạt động chính trị xã hội
C. Hoạt động thực nghiệm khoa học D. Trái Đất quay quanh mặt trời
Câu 10. Nội dung nào dưới đây không phải là vai trò của thực tiễn đối với nhận thức?
A. Thực tiễn là cơ sở của nhận thức. B. Thực tiễn quyết định toàn bộ nhận thức.
C. Thực tiễn là động lực của nhận thức. D. Thực tiễn là tiêu chuẩn của nhận thức.
Thông hiểu
Câu 1. Để hoạt động học tập và lao động đạt hiệu quả cao, đòi hỏi phải luôn
A. Gắn lí thuyết với thực hành B. Đọc nhiều sách
C. Đi thực tế nhiều D. Phát huy kinh nghiệm bản thân
Câu 2. Việc làm nào dưới đây không phải là hoạt động sản xuất vật chất
A. Sáng tạo máy bóc hành tỏi B. Nghiên cứu giống lúa mới
C. Chế tạo rô-bốt làm việc nhà D. Quyên góp ủng hộ người nghèo
Câu 3. Trường hợp nào dưới đây không phải là hoạt động chính trị - xã hội
A. ủng hộ đồng bào vùng lũ lụt B. ủng hộ trẻ em khuyết tật
C. thăm viếng nghĩa trang liệt sĩ D. trồng rau xanh cung ứng ra thị trường
Câu 4. Hình thức hoạt động thực tiễn cơ bản và quan trọng nhất, quy định các hoạt động khác là hoạt động nào dưới đây?
A. Kinh doanh hàng hóa B. Sản xuất vật chất
C. Học tập nghiên cứu D. Vui chơi giải trí
Câu 5. Tri thức của con người có thể đúng đắn hoặc sai lầm, do đó cần phải đem những tri thức đó kiểm nghiệm qua
A. Thực tiễn B. Thói quen C. Hành vi D. Tình cảm
Câu 6. Chỉ có đem những tri thức mà con người thu nhận được kiểm nghiệm qua thực tế mới đánh giá được tính đúng đắn hay sai lầm của chúng. Điều này thể hiện, thực tiễn là
A. Cơ sở của nhận thức B. Mục đích của nhận thức
C. Động lực của nhận thức D. Tiêu chuẩn của chân lí
Câu 7. Các tri thức khoa học chỉ có giá trị khi được vận dụng vào thực tiễn. điều này thể hiện, thực tiễn là
A. Cơ sở của nhận thức B. Mục đích của nhận thức
C. Động lực của nhận thức D. Tiêu chuẩn của chân lí
Câu 8. Luôn vận động và đặt ra những yêu cầu mới cho nhận thức là thể hiện vai trò nào dưới đây của thực tiễn?
A. Cơ sở của nhận thức B. Mục đích của nhận thức
C. Động lực của nhận thức D. Tiêu chuẩn của chân lí
Câu 9. Thực tiễn là động lực của nhận thức vì thực tiễn
A. Luôn đặt ra những yêu cầu mới
B. Luôn cải tạo hiện thực khách quan
C. Thường hoàn thiện những nhận thức chưa đầy đủ
D. Thường kiểm nghiệm tính đúng đắn hay sai lầm
Câu 10. Thực tiễn là mục đích của nhận thức vì
A. nhu cầu nhận thức thế giới khách quan của con người.
B. thực tiễn đề ra nhu cầu, nhiệm vụ và phương hướng phát triển của nhận thức.
C. mục đích cuối cùng của nhận thức là nhằm cải tạo thế giới khách quan.
D. con người cần giải quyết những nhu cầy nảy sinh.
Vận dụng thấp
Câu 1. Câu nào dưới đây là biểu hiện của nhận thức lí tính
A. Muối mặn, chanh chua B. Ăn kĩ no lâu, cày sâu tốt lúa
C. Ăn xổi ở thì D. Lòng vả cũng như lòng sung.
Câu 2. Câu nào dưới đây thể hiện vai trò của thực tiễn là cơ sở của nhận thức?
A. Trăng quầng trời hạn, trăng tán trời mưa B. Con hơn cha, nhà có phúc
C. Gieo gió gặt bão D. Ăn cây nào rào cây ấy
Câu 3. Câu nào dưới đây không thể hiện vai trò của thực tiễn đối với nhận thức?
A. Ếch kêu uôm uôm, ao chuôm đầy nước
B. Sao dày thì mưa, sao thưa thì nắng
C. Tháng bảy heo may chuồn chuồn bay thì bão
D. Cái răng cái tóc là vóc con người
Câu 4. Câu nào dưới đây thể hiện thực tiễn là động lực của nhận thức?
A. Cái khó ló cái khôn B. Con vua thì lại làm vua
C. Con hơn cha là nhà có phúc D. Kiến tha lâu cũng đầy tổ
Câu 5. Câu nào dưới đây không thể hiện vai trò của thực tiễn đối với nhận thức?
A. Cái răng, cái tóc là góc con người. B. Chớp đông nhay nháy gà gáy thì mưa.
C. Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống. D. Trong quầng trời hạn, trăng tán trời mưa.
Vận dụng cao
Câu 1. Con người quan sát mặt trời, từ đó chế tạo các thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời điều này thể hiện vai trò nào dưới đây của thực tiễn đối với nhận thức?
A. Mục đích của nhận thức B. Động lực của nhận thức
C. Cơ sở của nhận thức D. Tiêu chuẩn của chân lí
Câu 2. Nhà Bác học Ga-li-lê đã khẳng định thuyết nhật tâm của Cô-péc-Ních là đúng và còn bổ sung: "Mặt trời còn tự quay quanh trục của nó" là nhấn mạnh vai trò nào của thực tiễn?
A. Tiêu chuẩn của chân lý. B. Cơ sở của nhận thức.
C. Động lực của nhận thức. D. Mục đích của nhận thức.
Câu 3. Em đồng ý với ý kiến nào sau đây?
A. Chỉ cần học thức, nâng cao kiến thức trong sách vở, tài liệu là đủ.
B. Lao động giỏi, có kĩ năng là đủ, không cần suy nghĩ để nâng cao tri thức.
C. Học phải đi đôi với hành. Lí luận phải gắn liền với thực tế.
D. Chẳng cần học thức cũng chẳng cần kĩ năng, chỉ cần có tiền
BÀI 9: CON NGƯỜI LÀ CHỦ THỂ LỊCH SỬ VÀ
LÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘI.
Nhận biết
Câu 1. Chủ thể nào dưới đây sáng tạo ra lịch sử xã hội loài người?
A. Thần linh B. Thượng đế C. Loài vượn cổ D. Con người
Câu 2. Lịch sử xã hội loài người được hình thành khi con người biết
A. Chế tạo và sử dụng công cụ lao động B. Trao đổi thông tin
C. Trồng trọt và chăn nuôi D. Ăn chín, uống sôi.
Câu 4. Chủ thể nào dưới đây sáng tạo nên các giá trị vật chất và tinh thần của xã hội
A. Các nhà khoa học B. Con người C. Thần linh D. Người lao động
Câu 5. Việc chế tạo ra công cụ lao động giúp con người
A. có cuộc sống đầy đủ hơn B. hoàn thiện các giác quan
C. phát triển tư duy D. tự sáng tạo ra lịch sử của mình
Câu 6. Để đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của xã hội, con người phải
A. thông minh B. cần cù C. lao động D. sáng tạo
Câu 7. Điều gì dưới đây xảy ra nếu con người ngừng sản xuất của cải vật chất?
A. Con người không có việc làm
B. Con người không thể tồn tại và phát triển
C. Cuộc sống của con người gặp khó khăn
D. Con người không được phát triển toàn diện
Câu 8. Là chủ thể của lịch sử, con người cần được Nhà nước và xã hội
A. Tạo công ăn việc làm B. Chăm sóc sức khỏe
C. Đảm bảo các quyền lợi chính đáng D. Đáp ứng đầy đủ các nhu cầu
Câu 9. Mục tiêu sự phát triển của xã hội là vì
A. sự bình đẳng. B. con người .C. ấm no, hạnh phúc. D. tự do.
Câu 10. Việt Nam đang trên con đường xây dựng chế độ
A. tư bản chủ nghĩa. B. xã hội chủ nghĩa.
C. phong kiến. D. trung lập.
Thông hiểu
Câu 1. Con người là chủ thể của lịch sử cho nên sự phát triển của xã hội phải vì con người. Điều này khẳng định.
A. Con người là chủ thể của sự phát triển xã hội
B. Con người là mục tiêu của sự phát triển xã hội
C. Con người là động lực của sự phát triển xã hội
D. Con người là cơ sở của sự phát triển xã hội
Câu 2. Xã hội nào dưới đây là xã hội phát triển vì con người?
A. Xã hội xã hội chủ nghĩa B. Xã hội chiếm hữu nô lệ
C. Xã hội nguyên thủy D. Xã hội phong kiến
Câu 3. Con người là chủ thể lịch sử nên con người cần được tôn trọng và đảm bảo các
A. quyền chính đáng B. quyền ưu tiên
C. quyền bình đẳng D. quyền mưu cầu lợi ích
Câu 4. Con người là mục tiêu phát triển của xã hội nên con người cần được
A. bảo vệ B. chăm sóc C. tự do D. tôn trọng
Câu 5. Con người là sản phẩm của giới tự nhiên bởi con người
A. sống theo bản năng. B. thích nghi thụ động với giới tự nhiên.
C. được tạo bởi một sức mạnh thần bí. D. tồn tại và cùng phát triển cùng với tự nhiên.
Câu 6. Yếu tố nào dưới đây là giá trị tinh thần không phải do con người sáng tạo ra?
A. Vịnh Hạ Long. B. Vạn Lý Trường Thành.
C. Kim tự tháp Ai cập. D. Nhã Nhạc Cung đình Huế.
Vận dụng thấp
Câu 1. Nước ta đang xây dựng một xã hội vì con người, xã hội đó có mục tiêu
A. dân chủ, công bằng, văn minh B. công bằng, dân chủ, văn minh
C. dân chủ, bình đẳng, tự do D. dân chủ, giàu đẹp, văn minh.
Câu 2. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn được tự do…” là thể hiện mục tiêu xây dựng
A. Chủ nghĩa xã hội B. Con người mới
C. Tư tưởng mới D. Văn hóa mới
Câu 3. Đặc điểm cơ bản nào sau đây không phải là đặc điểm của xã hội xã hội chủ nghĩa?
A. Xã hội văn minh nhân đạo.
B. Xã hội không còn tình trạng áp bức bóc lột.
C. Xã hội đề cao vai trò của những người sở hữu tư liệu sản xuất.
D. Xã hội quan tâm đến sự phát triển toàn diện con người.
Vận dụng cao
Câu 1. Hành động nào dưới đây không vì con người?
A. Đốt rừng làm nương rẫy B. Tiêu hủy gia cầm mắc bệnh
C. Bỏ rác đúng rơi quy định D. Tham gia giao thông đi đúng phần đường quy định
Câu 2. Hành động nào dưới đây không góp phần vào sự tiến bộ và phát triển của đất nước?
A. Học tập để trở thành người lao động mới B. Tham gia bảo vệ môi trường
C. Chung tay đẩy lùi đại dịch HIV/AIDS D. Tiêu dùng hàng ngoại
Câu 3. Hiện nay, một số hộ nông dân sử dụng hóa chất cấm trong chăn nuôi. Em đồng tình với ý kiến nào dưới đây?
A. Việc làm này giúp người nông dân tăng năng suất lao động
B. Việc làm này giúp người nông dân rút ngắn thời gian chăn nuôi
C. Việc làm này đi ngược lại với mục tiêu phát triển của chủ nghĩa xã hội
D. Việc làm này giúp người nông dân mua được thực phẩm rẻ hơn.
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |