Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nêu đặc điểm chung của vỏ trai? Cơ thể trai?

C1: Nêu đặc điểm chung của vỏ trai? Cơ thể trai?
C2: Đặc điểm chung vai trò của thân mềm?
C3: Đặc điểm chung, vai trò của lớp giáp xác?
C4: Chứng minh sự phong phú đa dạng của động vật giáp xác ở địa phương em(Xã Đinh Lạc,tỉnh Lâm Đồng)?
C5: Đặc điểm cấu tạo về tập tính của nhện?

2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
624
0
0
Quynh My
23/12/2020 18:54:10
+5đ tặng
Cấu tạo..

Áo trai 

 mang. ở giữa 
 
   Ở trong. chân, thân , lỗ miệng, tấm miệng 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Sakurai Mizuki
23/12/2020 18:59:14
+4đ tặng
Câu 1 : Vỏ trai gồm có 2 mảnh vỏ gắn nhau nhờ bản lề gắn nhau cộng với 2 cơ kép vỏ có tác dụng đóng mở vỏ và bảo vệ phần trong.
- Cấu tạo: gồm có 3 lớp.
 + Lớp ngoài cùng là lớp sừng.
+ Lớp giữa là lớp đá vôi.
Câu 2 : Đặc điểm chung :
- Thân mềm, không phân đốt.
- Có vỏ đá vôi, có khoang áo.
- Hệ tiêu hóa phân hóa.
- Cơ quan di chuyển thường đơn giảm.
- Riêng mực và bạch tuộc thích nghi với lối sống săn mồi và di chuyển tích cực nên vỏ tiêu giảm và cơ quan di chuyển phát triển.
Vai trò : 
*  Lợi ích.
Hầu như tất cả các loài thân mềm đều có lợi :
- Làm thức ăn cho người: mực, ngao, sò…
- Làm thức ăn cho động vật khác: ốc, ấu trùng của thân mềm.
- Làm đồ trang trí: ngọc trai.
- Làm sạch môi trường: trai, vẹm, hàu.
- Có giá trị xuất khẩu: bào ngư, sò huyết.
- Có giá trị về mặt địa chất: hóa thạch các loài ốc, vỏ sò.

* Tác hại.
Tuy nhiên cũng có một số thân mềm có hại đáng kể :
- Có hại cho cây trồng: ốc bươu vàng.
- Làm vật chủ trung gian truyền bệnh giun sán: ốc đĩa, ốc tai, ốc mút.
Câu 3 : Đặc điểm chung :
- Cơ thể có vỏ cứng bao bọc.
- Phần lớn sống ở nước, hô hấp bằng mang.
- Đầu có hai đôi râu, chân có nhiều đốt khớp động với nhau.
- Đẻ trứng, trứng nở thành ấu trùng, ấu trùng phải qua nhiều lần lột xác mới trở thành con trưởng thành.
Vai trò : Vai trò thực tiễn của lớp giáp xác :
- Làm thực phẩm cho con người: tôm, cua, ghẹ,...
- Làm thức ăn cho động vật khác: rận nước, chân kiếm,...
- Có giá trị suất khẩu: tôm, cua, cáy, ghẹ,...
Câu 4 : Nói chung, ở các địa phương Việt Nam thường có các loại giáp xác sau: tôm, tép, cua, rận nước, chân kiếm... Tuy nhiên, ở các địa hình khác nhau (vùng biển, đồng bằng và miền núi) thì các loài có khác nhau chút ít. Ví dụ, người ta có thể phân biệt được: cua biển, cua đồng và cua núi.
Câu 5 : Đặc điểm cấu tạo :
- Cơ thể gồm 2 phần:
+ Đầu ngực:
Đôi kìm có tuyến độc → bắt mồi và tự vệ.
Đôi chân xúc giác phủ đầy lông → Cảm giác về.
Khứu giác
4 đôi chân bò → Di chuyển chăng lưới.

+ Bụng:
Đôi khe thở → hô hấp.
Một lỗ sinh dục → sinh sản.
Các núm tuyến tơ → Sinh ra tơ nhện.

Tập tính :
* Chăng lưới.
* Bắt mồi.

Sakurai Mizuki
Mình làm rất mệt và lâu đóa >-< Chẩm điểm 5 + đánh giá 5 sao cho mình nhoa <33

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×