Người đọc thấy được tình cảm cha con sâu nặng mà ông Sáu dành cho bé Thu sau nhiều năm xa cách mà Nguyễn Quang Sáng muốn truyền tải. Đầu tiên, do chia ly nhiều năm, ông Sáu nhớ thương con vô cùng, khao khát gặp con và bù đắp cho con. Điều này thể hiện ở hành động khi gặp con, ông đã cảm thấy háo hức, nóng vội của muốn gặp con. Thuyền chưa cập bến ông đã nhảy vội lên bờ gọi con. Tuy nhiên, đáp lại sự vồn vã của ông Sáu thì bé Thu lại bỏ chạy, nhất quyết không nhận cha khiến cho ông tỏ rõ vẻ thất vọng sâu sắc. Chính vì muốn bù đắp cho con mình nên trong những ngày phép ở nhà, ông Sáu đã dành toàn bộ thời gian cho con. Khi ông gắp cho con cái trứng cá mà con bé hắt ra, ông đã quá tức giận mà đánh nó một cái vào mông. Khi con đi rồi thì ông lại cảm thấy ân hận. Theo em, đây là cảm xúc ân hận, xen lẫn bất lực của một người cha yêu thương con. Cuối cùng, tình yêu mà ông dành cho con được thể hiện ở việc anh ôm và hôn con khi con gọi mình. Tiếng gọi ba xúc động và hành động ôm của con làm cho ông Sáu chỉ còn biết ôm hôn con và khóc theo. Tiếp theo đó, trong những ngày trở lại chiến trường, ông đã dành thời gian làm cho con cây lược ngà bằng tất cả tình yêu thương con và tâm huyết của mình. Khi anh hy sinh, tất cả nguyện ước của anh cũng chỉ là đưa được chiếc lược ngà đến cho con. Tóm lại, tình cha con sâu sắc trong thời chiến đã được tác giả thể hiện xúc động trong truyện ngắn Chiếc lược ngà.