Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Bàn về bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt có ý kiến cho rằng: "Bài thơ biểu hiện một triết lý thầm kín: những gì là thân thiết nhất của tuổi thơ mỗi người, đều có sức tỏa sáng, nâng đỡ con người trên hành trình dài rộng của cuộc đời"

Bàn về bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt có ý kiến cho rằng: " Bài thơ biểu hiện một triết lý thầm kín: những gì là thân thiết nhất của tuổi thơ mỗi người, đều có sức tỏa sáng, nâng đỡ con người trên hành trình dài rộng của cuộc đời".
Bằng những hiểu biết của em về bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
4 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
23.051
33
26
Nhật Tường
10/12/2017 17:38:41
Trong bài thơ Bếp lửa, những gì thân thiết của tuổi thơ người cháu là bà, là bếp lửa, là những hình ảnh của quê hương… Những hình ảnh đó đã in đậm trong cháu từ thuở ấu thơ. (Dẫn chứng)

+Bà với tình yêu thương, đức hy sinh, niềm tin yêu cuộc sống; Bếp lửa với sự ấm nồng, thân thiết đã là chỗ dựa cho cháu, nhen lên trong cháu những tâm tình, những niềm tin, là nơi chắp cánh ước mơ cho cháu…(Dẫn chứng)

+ Khi cháu lớn lên, học tập và công tác nơi xa, bà và bếp vẫn là điểm tựa, là nguồn động viên là nơi nâng đỡ…(Dẫn chứng)

+ Suy rộng ra, điều tạo ra sức tỏa sáng, sự nâng đỡ người cháu trong bài thơ còn là quê hương, đất nước.

- Đánh giá khái quát:
+Bài thơ kết hợp trữ tình, tự sự, nhiều hình ảnh thơ đẹp…

+Những hình ảnh, kỉ niệm thân thiết nhất của tuổi thơ người cháu đã có sức tỏa sáng, nâng đỡ cháu, là chỗ dựa, là nguồn cổ vũ động viên cháu trên hành trình dài rộng của cuộc đời cháu.
+Bài thơ còn ngợi ca vẻ đẹp của người bà, người phụ nữ Việt Nam, gợi lòng biết ơn, tình cảm gia đình, tình yêu quê hương, đất nước.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
58
24
Huyền Thu
10/12/2017 17:38:58
* giàn ý
- Giải thích lời nhận định:

+ Những gì là thân thiết nhất của tuổi thơ mỗi người: là những người thân trong gia đình, bạn bè, những kỷ niệm, một cây lược, một chiếc bút… gắn bó sâu sắc với ta. Đều có sức tỏa sáng, nâng đỡ con người trên hành trình dài rộng của cuộc đời: trở thành điểm tựa, nguồn động lực, cho ta sức mạnh trong mỗi bước đường đời.

- Chứng minh nhận định:
+ Trong bài thơ Bếp lửa, những gì thân thiết của tuổi thơ người cháu là bà, là bếp lửa, là những hình ảnh của quê hương… Những hình ảnh đó đã in đậm trong cháu từ thuở ấu thơ. (Dẫn chứng)

+Bà với tình yêu thương, đức hy sinh, niềm tin yêu cuộc sống; Bếp lửa với sự ấm nồng, thân thiết đã là chỗ dựa cho cháu, nhen lên trong cháu những tâm tình, những niềm tin, là nơi chắp cánh ước mơ cho cháu…(Dẫn chứng)

+ Khi cháu lớn lên, học tập và công tác nơi xa, bà và bếp vẫn là điểm tựa, là nguồn động viên là nơi nâng đỡ…(Dẫn chứng)

+ Suy rộng ra, điều tạo ra sức tỏa sáng, sự nâng đỡ người cháu trong bài thơ còn là quê hương, đất nước.

- Đánh giá khái quát:
+Bài thơ kết hợp trữ tình, tự sự, nhiều hình ảnh thơ đẹp…

+Những hình ảnh, kỉ niệm thân thiết nhất của tuổi thơ người cháu đã có sức tỏa sáng, nâng đỡ cháu, là chỗ dựa, là nguồn cổ vũ động viên cháu trên hành trình dài rộng của cuộc đời cháu.
+Bài thơ còn ngợi ca vẻ đẹp của người bà, người phụ nữ Việt Nam, gợi lòng biết ơn, tình cảm gia đình, tình yêu quê hương, đất nước.
30
24
Quỳnh Anh Đỗ
10/12/2017 19:17:59
​Giải thích lời nhận định: những gì là thân thiết nhất của tuổi thơ mỗi người: Là những người thân trong gia đình, bạn bè, những kỷ niệm, một cây lược, một chiếc bút... gắn bó sâu sắc với ta. Đều có sức tỏa sáng, nâng đỡ con người trên hành trình dài rộng của cuộc đời": Trở thành điểm tựa, nguồn động lực, cho ta sức mạnh trong mỗi bước đường đời.
Trong bài thơ Bếp lửa, những gì là thân thiết nhất của tuổi thơ là bà, là bếp lửa. Từ thuở khi cháu còn nhỏ (lên 4 tuổi) bà cháu và bếp lửa đã gắn bó với nhau....
Bà với tình yêu thương, đức hy sinh, niềm tin yêu cuộc sống; Bếp lửa với sự ấm nồng, thân thiết đã là chỗ dựa cho cháu, nhen lên trong cháu những tâm tình, những niềm tin.
Khi cháu lớn lên, học tập và công tác nơi xa, bà và bếp lửa vẫn là điểm tựa, là nguồn động viên là nơi nâng đỡ...
Suy rộng ra, điều tạo ra sức tỏa sáng, sự nâng đỡ người cháu trong bài thơ còn là quê hương, đất nước.
Khái quát giá trị nghệ thuật, nội dung:
Bài thơ kết hợp trữ tình, tự sựvà tính triết lý; hình ảnh thơ đẹp...
Bài thơ ngợi ca vẻ đẹp của người bà – người phụ nữ Việt Nam. Gợi lòng biết ơn, tình cảm gia đinh, tình yêu quê hương, đất nước.
2
3
vy nguyễn hồng
08/12/2021 23:11:00

BÀI LÀM

Bằng Việt tên là Nguyễn Việt Bằng, sinh năm 1941, quê ở Thạch Thất, Hà Tây. Ông thuộc thế hệ thi sĩ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ. Phong cách thơ Bằng Việt trẻ trung, vui tươi, hồn nhiên. Một số tác phẩm nổi bật của ông như: "Những khoảng trời", "Đất sau mưa", "Khoảng cách giữa lời". Bài thơ được sáng tác vào năm 1963 khi Bằng Việt đang đi du học ở nước ngoài và là một trong những sáng tác đầu tay của ông. Bài thơ được in trong tập “Hương cây – Bếp lửa” vào năm 1968. Bài thơ là những dòng hồi ức của tác giả về những ngày tháng được sống bên bà của mình và bếp lửa yêu thương. Có ý kiến cho rằng, bài thơ chứa đựng một triết lí thầm kín: những gì là thân thiết nhất của tuổi thơ mỗi người đều có sức tỏa sáng, nâng đỡ con người trong suốt hành trình dài rộng của cuộc đời.

Đầu tiên đó là hình tượng bếp lửa và bà. Hình ảnh bếp lửa tả thực được thể hiện qua câu thơ "Một bếp lửa chờn vờn sương sớm/Một bếp lửa ấp iu nồng đượm" là hình ảnh của bếp lửa trong tâm trí của nhà thơ trong những ngày thơ bé, sống bên bà. Đó là những ngày cùng bà nhóm bếp mỗi sáng sớm. Đồng thời, hình ảnh bếp lửa cũng cho thấy được sự vất vả, khó nhọc của bà khi nhóm lửa vào mỗi sáng sớm. Hình ảnh của bếp lửa không chỉ dừng lại ở những kỷ niệm bên bà mà nó còn là hình ảnh của ngọn lửa trong lòng bà, là ngọn lửa mà bà dành cho tổ quốc, dành cho con cháu. "Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn. Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng". Trong bà, vẫn luôn là sự mạnh mẽ, niềm tin và ý chí của một người phụ nữ VN dành cho con cháu của mình biết bao tình yêu thương và niềm hy vọng. Những tình yêu thương đó chính là hành trang để người cháu lớn lên và trưởng thành sau này. Tiếp theo, hành động "nhóm" mà tác giả gợi ra cũng đem đến nhiều suy ngẫm khác nhau. Từ "nhóm" trong bài được lặp lại nhiều lần và được sử dụng với cả nghĩa gốc và nghĩa chuyển. "Nhóm" nghĩa gốc là hành động làm ngọn lửa cháy to lên để đun nấu, làm chín thức ăn...."Nhóm" nghĩa chuyển là hành động nhen nhóm, nuôi dưỡng những tình cảm, những kỷ niệm đẹp trong người cháu ở những ngày tháng bên bà và bếp lửa ngày xưa. Bếp lửa của bà lúc nào cũng "ấp iu nồng đượm", lúc nào cũng đỏ lửa và ngập tràn tình yêu thương mà bà dành cho cháu. Bếp lửa ấy chính là điểm tựa trong ký ức, là tình yêu thương bà dành cho cháu những năm chiến tranh bố mẹ ko có ở bên. Không những vậy, bếp lửa của bà còn nhóm lên niềm yêu thương của những bữa khoai sắn ngọt bùi hay nồi xôi gạo ấm áp tình thương san sẻ. Và quan trọng nhất, bếp lửa của bà còn nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ. Nhớ về bà và nhớ về bếp lửa, tác giả trào dâng những kỷ niệm ngày xưa, những kỷ niệm khó khăn nhưng ấm áp khi được ở bên bà và bếp lửa. Để rồi, cuối cùng tác giả phải thốt lên "Ôi kỳ lạ và thiêng liêng- bếp lửa". Bếp lửa trong tác giả chứa đựng sự ấm áp và thiêng liêng đến kỳ lạ vì nó là nơi gắn liền với những kỷ niệm bên bà, những tình yêu thương mà bà dành cho cháu. 

 Tiếp theo đó là những hoài niệm về tuổi thơ của tác giả. Dòng ký ức của nhà thơ về bà và những tháng ngày được sống chung với bà đâu chỉ có bếp lửa. Đó là cuộc sống dù cho khó khăn thiếu thốn nhưng đứa trẻ vẫn được sống trong tình yêu thương đủ đầy mà bà mang lại. "Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe/Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học". Những tháng ngày sống bên bà chính là những ký ức tuổi thơ nồng nàn tình cảm và bồi hồi xúc động của tác giả. Hay cũng chính là thứ mà tác giả luôn hướng về dù cho có đi đâu về đâu. Tác giả cũng đã từng thương sự khó nhọc của bà để rồi thốt lên "Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà,
Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa?"

Tóm lại, bài thơ chứa đựng triết lý sâu sắc về vai trò nâng đỡ, bồi dưỡng tâm hồn của những ký ước tuổi thơ đối với sự trưởng thành của mỗi người. Dù cho sau này, người cháu có đi đâu về đâu thì những ký ức về bà, về bếp lửa vẫn luôn còn mãi, sống mãi chẳng thể nào quên của người cháu

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×