Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Em hãy đóng vai bé Thu trong khi chuyện Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng

em hãy đóng vai bé thu trong khi chuyện chiếc luoc ngà của nguyễn quang sáng ker lại cuộc gặp gỡ cảm động của 2 cha con sau 8 năm xa cách từ đó hãy nêu ngắn gọn một vài cảm nghĩ của e về tình cha con trong cuộc sống mỗi người 
GIÚP EM VỚI Ạ❤

3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
291
1
2
Sakurai Mizuki
26/12/2020 19:05:05
+5đ tặng

Với tôi một đứa trẻ sinh ra trong thời chiến việc cảm nhận tình cảm gia đình khi đầy đủ các thành viên là điều không dễ dàng, tôi chỉ hình dung ra ba của mình qua những tấm hình chụp lúc xưa.

Má tôi kể khi tôi tròn 1 tuổi ba phải ra chiến trận, vì còn quá nhỏ nên không thể nhớ rõ ba. Suốt những năm tháng còn nhỏ tôi được sự chở che, nuôi dưỡng của má. Ngắm bức hình ba má rồi nghe những câu chuyện kể càng khiến tôi tự hào về ba của mình, một người chiến sĩ anh hùng.

Năm lên 8 ba tôi được đơn vị cho phép về thăm gia đình, khi nghe tin vui lòng tôi nôn nao, ngày nào cũng trông ngóng trông ba. Từ xa tôi thấy người đàn ông mặc áo lính đang đi về hướng tôi nhưng trên mặt ông ta lại có vết sẹo dài. Ông ta ôm chầm tôi mà nói “ba đây con”, quá bất ngờ tôi vội chạy về phía má nhưng má tôi lại vui sướng ôm người đàn ông đó và đối xử rất thân thiết. Người đàn ông đó ở trong nhà và luôn đối xử rất tốt với tôi nhưng ông ta đâu phải ba tôi, ba tôi không có vết sẹo dài trên mặt.

Có 1 hôm, tôi hất văng cái trứng cá vào mặt ông ta, lại đánh tôi một cái rồi quát: “Sao mày cứng đầu quá vậy hả?”. Bị đánh đau và uất ức tôi chạy khỏi bàn cơm, tôi chạy vội qua ngoại rồi kể lại chuyện ông ta đánh tôi, bà cười và kể lại cho tôi nghe về thời gian khốc liệt, tàn nhẫn của chiến tranh đã làm chia ly hạnh phúc nhiều gia đình, trong đó có nhà tôi. Tại chúng mà khuôn mặt của ba tôi có vết sẹo như vậy. Giờ đây tôi hiểu vì sao ba lại không giống như trong hình, trong lòng dâng lên sự hối hận vì đã đối xử không phải với ông.

Hôm sau tôi theo ngoại về nhà, nhưng nhìn ba chuẩn bị xong đồ đạc chuẩn bị rời đi, tôi như bị bỏ rơi, lạc lõng, bơ vơ, cảm giác như bị ba giận, nhưng không, ông nhìn tôi bằng 1 đôi mắt trĩu nặng cất lên: “Thôi, ba đi nghe con!” Trong khoảnh khắc ấy, tôi thốt lên 1 tiếng: “Ba!” Tiếng gọi thiêng liêng bấy lâu nay tôi giấu nơi tim mình, cảm giác như thời gian ngừng lại, ai nấy dễ ngỡ ngàng, tôi chạy đến ôm ấp ba tôi không muốn rời, nhưng vì nhiệm vụ ba lại phải lên đường ra chiến trường.

Trước khi đi, ba hứa sau khi về sẽ làm cho tôi chiếc lược, tôi quệt nước mắt đồng ý và chào tạm biệt. Chiến tranh sinh ly tử biệt đâu ai biết rằng đó cũng là lần cuối tôi gặp ba. Trong một lần chiến đấu, ba bị bắn trọng thương và hi sinh. Bác Ba đồng đội của ba đã trao cho tôi kỉ vật chiếc lược ngà trên có khắc dòng chữ: “ Yêu nhớ tặng Thu con của ba”. Những dòng chữ yêu thương mà ba đã khắc lại gửi đến người con gái yêu quý, lòng tôi đau đớn và bật khóc thành tiếng.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
ulatr
26/12/2020 19:06:20
+4đ tặng

Theo lời kể của má, khi tôi vừa tròn 1 tuổi ba đã phải ra chiến trận vì tiếng gọi thiêng liêng của Đảng, của Bác Hồ, lúc ấy tôi còn quá bé nhỏ để khắc ghi hình bóng ba.

Suốt tám năm ròng tôi sống trong sự chở che, dưỡng dục của má. Song, như thế đối với tôi vẫn chưa đủ, tôi vẫn cần lắm tình thương bao la của ba như bao đứa trẻ cùng trang lứa khác. Tôi vẫn thường nghe má kể về chuyện của ba nơi chiến trường, tôi tự hào về ba nhiều lắm – người hùng của con. Năm tôi lên tám, 1 phép màu đã xảy ra: Ba trở về. Khi nghe mẹ báo tin động trời ấy, lòng tôi nôn nao như lửa đốt, tôi chạy vội ra trước cửa nhà ngóng trông ba.

Thấp thoáng đằng xa, tôi thấy 1 người đàn ông mặc áo lính cao to nhưng trên mặt ông ta lại có 1 vết thẹo to trông rất dễ sợ. Ông ta chạy đến, nói to: "Ba đây con!". Quá đỗi ngỡ ngàng, tôi vụt chạy vào nhà kêu má. Lạ lùng thay, má tôi lại vui sướng ôm người đàn ông đó. Ba đi chưa được bao lâu mà lại vui cười với người khác, người lớn là thế sao? Trong tâm tưởng tôi gợi lên những suy nghĩ kì lạ, mang chút vẻ trưởng thành của người lớn. Ông kia cùng với 1 người nữa ở lại nhà tôi. Thời gian ấy, má tôi lúc nào dọa đánh bảo tôi gọi ba, nhưng người dữ tợn kia sao là ba tôi được chớ, muốn tôi nhận người dưng là ba à, đừng hòng!.

Tôi chạnh lòng nhìn bức ảnh ba má chụp chung, tôi chỉ có duy nhất 1 người ba thôi, bây giờ là vậy, mãi mãi cũng là vậy. Suốt ba ngày, ông ba "giả" kia cứ quanh quẩn làm phiền tôi mãi, tôi bực mình lắm nhưng chẳng dám thốt ra. Tôi không coi trọng ông ta nên luôn cư xử xấc xược bằng cách nói trổng, chối từ mọi sự quan tâm của ông ta, muốn dụ dỗ tôi à, không dễ đâu! Có 1 hôm, tôi hất văng cái trứng cá ông ta gắp thế là bị ông ta đánh 1 cái rõ đau vào mông còn lớn tiếng mắng chửi: "Sao mày cứng đầu quá vậy hả?". Tôi uất lắm nhưng tôi không phải là 1 con bé nhõng nhẽo chỉ biết khóc nhè, tôi cúi gầm mặt, gắp cái trứng bỏ vào chén rồi bỏ sang nhà ngoại. Nghe má kể khi đó ba tôi hoảng lắm, mặt tái nhợt đi lại thêm vết thẹo đỏ ửng trong tội lắm. Giờ nghĩ lại tôi thấy hận mình, thấy thương ba nhiều quá. Ba chỉ muốn đứa con gái nhỏ gọi 1 tiếng "Ba" thôi mà lại khó khăn thế …

Ôi, sao mà tôi ngu ngốc quá, ngốc nên mới không nhận ra những điệu cười ẩn ý, những cái lắc đầu đầy suy tư và cả đôi mắt ngấn lệ của ba tôi. Ba buồn vì đứa con quá ương ngạnh, bướng bỉnh. Đến đây, tôi đã thấy nhói đau nơi con tim lắm rồi nhưng tất cả giờ đây đâu còn nghĩa lý gì?


-Cha, người tuyệt vời nhất, người quan tâm tới chúng ta nhất trên đời, người có thể hi sinh tất cả một cách thầm lặng. Là người con, chúng ta hãy trân trọng những giây phút được ở bên cha của mình. Bởi ai rồi cũng già, và cha cũng vậy. Cha cũng sẽ chẳng theo chúng ta tới suốt cuộc đời được, chẳng thể ở bên ta, chăm sóc ta như lúc ta còn thơ ấu nữa.Nhưng tình yêu mà cha giành cho chúng ta vô cùng to lớn. Hãy yêu thương gia đình, trân trọng những giá trị tốt đẹp mà ta đang có. 

0
0
Thiên sơn tuyết liên
26/12/2020 19:14:57
+3đ tặng

Tình mẫu tử thiêng liêng được biểu hiện sâu sắc nhất không khi nào khác đó là thời chiến. Hình ảnh cậu lính xa quê về thăm bầm, hình ảnh Lão Hạc mong ngóng con trai, hình ảnh chị Dậu thắt ruột gan đem con đi bán… lấy đi nước mắt của bao người Việt nhiều thế hệ. Đến “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng một lần nữa nhân vật bé Thu lại làm chúng ta cảm động vì tình yêu thương cha cũng như nét trong sáng, hồn nhiên, giàu tình thương.
Nguyễn Quang Sáng (1932-2014), người An Giang, là nhà văn trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ. Sự nghiệp sáng tác nghệ thuật của Nguyễn Quang Sáng có nhiều dấu ấn với các tác phẩm truyện ngắn đạt giải thưởng cao và một số kịch bản phim đặc sắc.

 

Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” (1966) là một trong những tác phẩm tiêu biểu làm nên tên tuổi của Nguyễn Quang Sáng. Truyện ngắn tập trung khắc họa diễn biến giữa hai cha con ông Sáu – bé Thu, cao trào tác phẩm ở chỗ bé Thu (8 tuổi) không thể nhận ra ông Sáu vừa từ chiến trường trở về bởi vết sẹo trên mặt ông Sáu. Nút thắt mở ra khi Thu òa khóc nhận ra ông Sáu trước lúc ông Sáu lên đường ra chiến trường. Trong một trận càn, ông Sáu hi sinh, chiếc lược ngà ông làm tặng con gái được gửi cho một người bạn để mang về cho Thu. Câu chuyện cảm động của hai cha con đã dần dần khắc họa hoàn chỉnh vẻ đẹp và tính cách, tâm hồn bé Thu cũng như cho thấy tài năng, phong cách của Nguyễn Quang Sáng.


Nhân vật bé Thu trước hết hiện lên là một cô bé có nhiều đau thương khi từ nhỏ đã bị chia cắt với người cha. Chiến tranh khiến Thu không có một tuổi thơ yên ấm, bảo bọc. Thu chỉ biết mặt cha qua các bức ảnh treo trên tường trong nhà. Thu gửi gắm toàn bộ tình cảm yêu thương, mong chờ vào những bức ảnh đó. Điều đó chứng tỏ bé Thu là con người giàu tình cảm, nội tâm sâu sắc.

 

 

Mặt khác, bé thu cũng là một cô bé cá tính, cương liệt. Tình huống truyện bé Thu không nhận ra ông Sáu khi ông Sáu từ chiến trường trở về đã góp phần tạo tiền đề để nhân vật bộc lộ tính cách. Bé Thu khước từ ông Sáu. Đó không phải là hành động một đứa con khước từ cha mình mà là vì quá yêu cha nên Thu không chấp nhận coi một người không hề giống cha trở thành cha của mình. Sự hiểu lầm trẻ con ấy cho thấy Thu là cô bé trong sáng, hồn nhiên và hành động rất cảm xúc.

Hàng loạt các hành động bướng bỉnh của Thu càng tỏ rõ phẩm chất cứng cỏi của Thu. Lần đầu tiên hai ba con gặp mặt, đáng lí ra ông Sáu và bé Thu được thỏa nỗi mong nhớ phải ôm lấy nhau thắm thiết thì trái lại bé Thu vụt chạy đi, sợ hãi gọi “má, má”. Ông Sáu “nhìn theo con, nỗi đau đớn khiến mặt anh sầm lại trông thật đáng thương và hai cánh tay buông xuống như bị gãy”. Trong đoạn gia đình ngồi ăn cơm, bé Thu đã có nhiều hành động phản kháng rõ rêt. Thu chỉ nói trống không “vô ăn cơm! Cơm chín rồi” và không chịu gọi ba “con kêu rồi mà người ta không nghe”. Khi ông Sáu gắp thức ăn cho Thu, Thu gạt phăng khiến cơm rơi tung tóe khắp nhà. Giận quá, ông Sáu đánh Thu một cái. Một đứa trẻ thông thường sẽ òa khóc để mọi người chạy đến mà thương, mà vỗ về an ủi thì Thu ngược lại gắp lại miếng thức ăn vào bát và im lặng đi ra ngoài. Phản ứng lạnh lùng ấy là một cách ứng xử rất người lớn, rất cá tính, chứng tỏ Thu vừa tức giận lại vừa thất vọng. Thu quyết giữ trọn tình thương cho người cha nó vẫn nhìn thấy trên ảnh.

 

Thu là một cô bé biết phân biệt đúng sai, biết sống chân chính. Sự hiểu lầm, giận dỗi chỉ là nhất thời quá thương cha mà thành. Khi về nhà ngoại, nghe ngoại giải thích, Thu mới hiểu rõ sự việc và cảm thấy xấu hổ, ân hận, day dứt vô cùng. Lúc ông Sáu lên đường trở lại chiến trường. Thu bộc lộ tình cảm một cách bất ngờ và dào dạt, đầy cảm động. Thu thốt lên tiếng gọi thiêng liêng mà 8 năm nay Thu đã mong muốn được nói: “Ba a a ba!”. Thu nhào tới bên ông Sáu mà vồ vập: chạy tới, dang chặt hai tay, ôm cổ, hôn tóc, hôn cổ, hôn vai, hôn cả vết thẹo dài trên má… Nụ hôn cuống quýt bù đắp lại 3 ngày qua cũng là bù đắp cho bao năm tháng xa cách. Một cô bé dám yêu dám ghét!

Cuối cùng sự kiên quyết không nhận cha chuyển thành sự cương quyết không cho ông Sáu đi. Một mong muốn thật trẻ con nhưng cũng thật trong sáng. Rốt cục Thu vẫn chỉ là một đứa bé chỉ sống giữa tình yêu và khát vọng được yêu thương. Chiến tranh không hề khiến tâm hồn bé Thu bị vấy bẩn.

Nhân vật bé Thu trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng đã được thể hiện thành công nhờ cách thể hiện diễn biến nội tâm của tác giả. Bé Thu sẽ mãi là đứa trẻ đẹp nhất tựa chú chim non bé bỏng của vùng nước mặn đầm phá miền Nam.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×