Việt Nam là nước có trình độ phát triển như thế nào, ngành nào phát triển nhất
Giúp mình với :))
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
- Công nghiệp của Việt Nam có sự tăng trưởng mạnh mẽ với tỷ lệ tăng trưởng cao nhất trong nhiều năm gần đây. Các ngành có triển vọng lớn được xác định là các ngành phục vụ công nghiệp hóa và hiện đại hóa, các ngành đi thẳng vào công nghệ tiên tiến, góp phần thúc đẩy tăng trưởng và đóng góp nhiều vào GDP. Hiện tại, công nghiệp hỗ trợ được xác định là ngành có nhiều triển vọng. Có nhiều lợi thế cạnh tranh, kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng liên tục và phát triển theo hướng tham gia vào chuỗi cung ứng quốc tế, thị trường nội địa lớn, làn sóng đầu tư ra nước ngoài mạnh mẽ của các doanh nghiệp nước ngoài, đặc biệt là từ Nhật Bản và Hàn Quốc, có lợi ích lớn từ các Hiệp định thương mại tự do như TPP, AFTA, Việt Nam- ASEAN-EU sắp được ký kết và được hưởng các chính sách ưu đãi của Chính phủ tạo cơ hội lớn cho CNHT Việt Nam, cụ thể gồm 3 nhóm ngành chính:
+ Ngành công nghiệp Dệt May có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế quốc dân nhằm đảm bảo nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, có điều kiện mở rộng thương mại quốc tế và mang lại nhiều nguồn thu cho đất nước. Mặc dù được coi là ngành chủ lực của Việt Nam với tốc độ tăng trưởng trung bình 14.5% hàng năm, thuộc hàng cao nhất thế giới nhưng ngành này chưa mang lại giá trị gia tăng cao trong chuỗi giá trị dệt may toàn cầu, và vẫn phải nhập khoảng 60 % nguyên liệu từ bên ngoài. Do đó, nếu đầu tư vào lĩnh vực này sẽ có nhiều triển vọng thu lợi nhuận cao.
+ Công nghiệp điện tử linh kiện, công nghiệp chế biến, chế tạo tăng trưởng trung bình gần 12 %/năm nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ lớn của thị trường nội địa (chỉ đáp ứng khoảng 40%). Ngoài ra, để có một nền kinh tế phát triển công nghiệp thật sự thì Việt Nam cần nâng tỷ trọng của nhóm ngành công nghiệp chế biến và chế tạo hơn nữa. Có thể nói, đầu tư vào lĩnh vực này có nhiều cơ hội thu lợi nhuận tốt vì thị trường tiềm năng còn rất lớn và sẽ được hưởng ưu đãi lớn từ chính sách của Chính phủ.+ Một số ngành nền tảng, tạo ra nguyên vật liệu cơ bản như ngành hóa dầu cũng có triển vọng rất lớn, tương lai sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xã hội.- Về Nông nghiệp: với những ưu thế và điều kiện tự nhiên, sản xuất nông nghiệp là ngành có lợi thế ở Việt Nam. Trong những năm gần đây Việt Nam luôn quan tâm phát triển nền nông nghiệp hiện đại, cố gắng bắt kịp và thậm chí phát triển ngang tầm các nước có nền nông nghiệp hiện đại, tiên tiến trên thế giới.
+ Các ngành liên quan tới nông nghiệp nhiệt đới của chúng tôi luôn được coi trọng và có nhiều triển vọng, đặc biệt là ngành sản xuất lúa gạo. Nhiều năm liền, Việt Nam đứng thứ hai trong số các quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới với kim ngạch lên đến hàng tỷ đô la mỗi năm. Song, ngành lúa gạo Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế về chất lượng, xuất khẩu gạo có sức cạnh tranh chưa cao, tổ chức sản xuất còn manh mún, liên kết sản xuất qui mô lớn, liên kết vùng chưa phổ biến; hệ thống sấy, bảo quản sau thu hoạch, công nghiệp chế biến lúa gạo chưa phát triển, còn yếu kém, hiệu quả chưa rõ rệt. Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt đề án phát triển thương hiệu gạo Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, với mục tiêu đưa gạo Việt Nam trở thành thương hiệu hàng đầu thế giới về chất lượng và an toàn thực phẩm. Theo đó, đến năm 2030, Đề án nêu rõ, phấn đấu đạt 50% sản lượng gạo xuất khẩu mang thương hiệu gạo Việt Nam, trong đó 30% tổng sản lượng gạo xuất khẩu là nhóm gạo thơm và gạo đặc sản.+ Ngoài ra, với đường bờ biển kéo dài 3,200 km, có vùng đặc quyền trên biển rộng trên 1 triệu km2 và vùng mặt nước nội địa rộng 1.4 triệu ha tạo điều kiện cho Việt Nam việc nuôi trồng và đánh bắt thủy sản cung cấp nguyên liệu dồi dào cho ngành chế biến thủy sản xuất khẩu, đặc biệt là tôm, cá. Trong những năm qua, ngành thuỷ sản của Việt Nam đã khẳng định được lợi thế và vị trí của mình trong nền kinh tế quốc dân, hằng năm đem về cho đất nước một nguồn ngoại tệ lớn phục vụ tái đầu tư thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Giai đoạn 2000- 2015, dự kiến đóng góp của thủy sản vào GDP chung toàn quốc khoảng 18%, có tốc độ tăng trưởng trung bình 15%/năm. + Trong lĩnh vực nông nghiệp, các sản phẩm cây công nghiệp như cao su, cà phê, chè, hạt điều cũng đang là thế mạnh của Việt Nam, có khả năng xuất khẩu cao. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, trong tương lai cà phê sẽ là ngành có triển vọng hơn cả trong nhóm sản phẩm cây công nghiệp. Có thể đánh giá như vậy vì sản lượng và xuất khẩu cà phê Việt Nam luôn tăng trưởng trong nhiều năm qua. Việt Nam là quốc gia đứng hàng đầu thế giới về sản xuất và xuất khẩu cà phê robusta, đứng thứ hai thế giới về sản xuất và xuất khẩu cà phê nhân, với diện tích trên 641.700 ha, sản lượng mỗi năm đạt từ 1,3 triệu tấn cà phê nhân trở lên. Tuy nhiên giá trị sản phẩm chưa cao, có thể tiếp tục được chế biến sâu, tạo sản phẩm có giá trị cao hơn, đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn cho Việt Nam (chế biến sâu ra các sản phẩm cà phê chỉ mới chiếm tỷ lệ từ 4,1-6% trong tổng sản lượng cà phê). - Nhóm ngành dịch vụ của Việt Nam hiện tại còn non yếu. Tuy nhiên lại được xác định là ngành có triển vọng, đã và đang được quan tâm phát triển theo hướng có tính truyền thống vừa có tính hiện đại. Ví dụ như: ngành thương mại điện tử, giao thông vận tải. Đối với ngành giao thông vận tải có thể nói rõ là hiện nay chúng tôi phát triển các loại hình vận tải đường bộ, đường biển, đường hàng không và đường sắt. Trong đó Việt Nam đặc biệt quan tâm đường bộ và đường biển do nhu cầu đầu tư lớn và lợi thế về bờ biển. Trong giai đoạn 2016 - 2020, nhu cầu về đầu tư riêng cho giao thông đường bộ khoảng 202,000 tỷ/năm. Do đó, áp lực về vốn đầu tư là rất lớn trong thời gian sắp tới nhưng cũng mở ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp.+ Phát triển ngành dịch vụ, Việt Nam luôn chú trọng gắn với hội nhập kinh tế quốc tế, thu hút bên ngoài vì chúng tôi coi đây là ngành công nghiệp không khói. Việt Nam có rất nhiều tiềm năng phát triển du lịch biển, du lịch sinh thái do sở hữu một bờ biển dài, đẹp và giàu tài nguyên.
- Những ngành chứa đựng hàm lượng tri thức cao, có ảnh hưởng quan trọng tới kinh tế - xã hội cũng được đánh giá có tiềm năng cao. Đó là ngành tài chính- ngân hàng, dịch vụ tư vấn, giáo dục đào tạo (đương nhiên ngành giáo dục-đào tạo không phải là ngành dịch vụ đơn thuần).
- Ngành kết cấu hạ tầng, thực tế cho thấy quốc gia nào có hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, năng suất, hiệu quả của nền kinh tế và góp phần giải quyết các vấn đề xã hội. Do đó, Việt Nam coi trọng phát triển kết cấu hạ tầng, đặc biệt kết cấu hạ tầng kinh tế như cảng biển, cầu đường, cầu cống, năng lượng, bệnh viện, trường học, nhà ở… Dự báo, để đáp ứng nhu cầu phát triển, trong những năm tới mức vốn đầu tư vào kết cấu hạ tầng đòi hỏi tăng lên 11-12 % GDP. Để đảm bảo có đủ nguồn vốn này, Chính phủ Việt Nam luôn khuyến khích và tạo điều kiện huy động mọi nguồn vốn, bao gồm cả nguồn vốn nước ngoài tham gia phát triển kết cấu hạ tầng.
Đây là mối quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư và doanh nghiệp trước khi ra quyết định đầu tư. Một quốc gia có đầy đủ hệ thống thông tin liên lạc, mạng lưới giao thông, năng lượng, hệ thống cấp thoát nước, và các cơ sở dịch vụ tài chính ngân hàng sẽ tạo điều kiện cho các dự án FDI phát triển thuận lợi. Bên cạnh đó, việc giảm chi phí cho các khâu vận chuyển, thông tin sẽ làm tăng hiệu quả đầu tư. Do vậy, để đẩy mạnh nguồn vốn FDI và tăng trưởng kinh tế, phát triển CSHT là một những nhiệm vụ trọng điểm hiện nay.
Tóm lại: kinh tế Việt Nam sắp hoàn thành quý 3 cho thấy một mức tăng trưởng đầy lạc quan với GDP tăng trên 6% cao nhất trong vài năm gần đây và nằm ngoài dự đoán nhiều người. Một số yếu tố thuận lợi đến từ đầu năm như tỷ lệ lạm phát tiếp tục được kiểm soát ở mức thấp, hoạt động tín dụng ngân hàng đang từng bước đi vào ổn định và kim ngạch xuất khẩu có chiều hướng tăng khả quan hơn. Nhiều ngành kinh tế của Việt Nam có lợi thế, tiềm năng lớn, triển vọng tăng trưởng cao đã và đang định hướng phát triển theo hướng tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Chính phủ Việt Nam luôn quan tâm phát triển kinh tế thân thiện với môi trường, phát triển kinh tế gắn với công bằng xã hội, tăng cường hội nhập, giao lưu hàng hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư yên tâm đầu tư, sản xuất theo nhu cầu thị trường trong và ngoài nước (Nguyễn Lan).Tham gia Cộng đồng Lazi trên các mạng xã hội | |
Fanpage: | https://www.fb.com/lazi.vn |
Group: | https://www.fb.com/groups/lazi.vn |
Kênh FB: | https://m.me/j/AbY8WMG2VhCvgIcB |
LaziGo: | https://go.lazi.vn/join/lazigo |
Discord: | https://discord.gg/4vkBe6wJuU |
Youtube: | https://www.youtube.com/@lazi-vn |
Tiktok: | https://www.tiktok.com/@lazi.vn |
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |