LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Cảm nhận của em về nhân vật ông Hai trong tác phẩm “Làng" của Kim Lân

Câu 1: Cảm nhận của em về nhân vật ông Hai trong tác phẩm “Làng" của Kim Lân. 

Đừng dài quá, cx đừng ngắn quá!!

1 trả lời
Hỏi chi tiết
207
1
0
Nguyễn Ngọc Quế Anh
29/12/2020 20:27:38
+5đ tặng
Kim lân là một nhà văn gắn bó, am hiểu sâu sắc về cuộc sống của nông thôn. Các sáng tác của ông hầu như chỉ viết về cảnh ngộ người nông dân và sinh hoạt làng quê. Truyện ngắn “Làng”, một tác phẩn nổi tiếng của ông, được ông viết trong thời kì chống thực dân Pháp. Câu truyện đã phần nào thể hiện một cách chân thực và sâu sắc vẻ đẹp, tâm hồn, của người nông dân qua nhân vật ông Hai. Thông qua câu truyện ta thấy tình yêu làng, yêu quê hương tha thiết của người nông dân Việt Nam dù là trong mọi hoàn cảnh, chiến tranh hay thời bình thì họ vẫn 1 lòng yêu quê hương đất nước. 1 tình cảm cao đẹp và đáng quý.
Thật vậy, ông Hai yêu làng Chợ Dầu của mình bằng một tình cảm đặc biệt. Ở nơi tản cư ông luôn nhớ về làng, nhớ những ngày làm việc với anh em để rồi “trong lòng ông lão lại thấy náo nức hẳn lên” và “Chao ôi! Ông nhớ làng, nhớ cái làng quá.”. Ông cũng không quên theo dõi tin tức kháng chiến và hỏi thăm làng Chợ Dầu. Tình yêu làng thiết tha, sâu nặng ấy càng được thể hiện sâu sắc khi nhà văn đặt nhân vật vào tình huống bất ngờ, độc đáo. Từ phòng thông tin ra, ông lão đang phấn chấn vì nghe ngóng được nhiều tin vui từ kháng chiến thì lại gặp những người tản cư. Ông quay phắt lại lắp bắp hỏi khi nghe nhắc đến tên làng, mong nhận được những tin tốt lành, nào ngờ lại là tin dữ: “Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây..”. Lúc này “cổ ông lão nghẹn ắng cả lại, da mặt tê rân rân” vì sự ngạc nhiên đến nỗi bắt ngờ làm ông đau xót, “ông lão lặng đi tưởng như đến không thở được, một lúc lâu ông mới rặn è è, nuốt một cái gì vướng ở cổ, ông cất tiếng hỏi,giọng lạc hẳn đi ” nhằm hi vọng đó không phải là sự thật. Nhưng trước câu nói khẳng định, ông xấu hổ đứng lảng bỏ về, cúi mặt xuống mà đi. Ông xấu hổ vì trước đây hay đi khoe về làng cho mọi người mà bây giờ làng lại là Việt gian, bị người ta chửi bới, chỉ nghĩ đến đó thôi cũng đủ làm ông xấu hổ không dám nhìn mặt ai nữa.
Về đến nhà ông chán chường “nằm vật ra giường”, nhìn đàn con mà nước mắt ông lão cứ giàn ra “ chúng cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng cũng bị người ta rẻ rúng, hắt hủi đấy ư? ******** bằng ấy tuổi đầu…”. Ông thù những kẻ theo Tây, phản bội làng, ông nắm chặt hai tay mà rít lên nhục nhã: “chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này”. Tuy thế nhưng ông vẫn còn niềm tin vào người làng mình, ông kiểm điểm từng người một, họ đều có tinh thần cả, chẳng ai “ lại cam tâm làm điều nhục nhã ấy”. Ông đau xót khi nghĩ đên việc “người ta ghê tởm, người ta thù hằn cái giống Việt gian bán nước”. Mấy ngày sau, ông chẳng dám đi đâu, ông cứ thấy đám đông túm lại là chột dạ, lo lắng người ta nói xấu làng Chợ Dầu. Nỗi ám ảnh day dứt trong ông biến thành nỗi sợ hãi.
Tình cảnh của ông càng éo le hơn khi bà chủ nhà có ý muốn đuổi gia đình ông đi. Ông chợt nghĩ về làng nhưng lại phản đối ngay “ về làng tức là bỏ kháng chiến, bỏ Cụ Hồ”, ông không cam chịu “ quay lại làm nô lệ cho thằng Tây”. Qua câu nói trên, ta thấy tình yêu làng của ông Hai đã lớn rộng thành tình yêu nước bởi dẫu tình yêu làng có bị lung lay nhưng tình yêu ông dành cho kháng chiến, cho Cụ Hồ không hề thay đổi. Ông lựa chọn một cách dứt khoát và đau đớn: “Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”. Dù xác định thù làng nhưng ông vãn không thẻ dứt bỏ tình cảm của mình với nó. Thê nên ông mới đau đớn, xót xa. Ông đành tìm niềm an ủi trong lời tâm sự với thằng út. Ông hỏi những điều mà ông biết trước câu trả lời: “Thế nhà con ở đâu?”, “Thê con ủng hộ ai?”… Câu trả lời của thằng bé giản dị mà thiêng liêng: “nhà ta ở làng Chợ Dầu”, “Ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh muôn năm!”…ông muốn con cùng khắc cốt ghi tâm. “Ông lão xúc động, nước mắt ông lão giàn ra chảy ròng ròng trên hai má.”, ông mong mình được minh oan. Thê mới thấy, dẫu có thế nào thì ông vẫn trung thành với kháng chiến, với Cụ Hồ.
Tình huống câu chuyện thật trớ trêu làm sao?!. Nhưng may thay, tin làng Chợ Dầu theo giặc được cải chính. Ông Hai sung sướng như người được sống lại. Ông đóng khăn áo chỉnh tề rồi tất tả chạy theo người báo tin mà quên dặn trẻ coi nhà. Khi trở về “cái mặt buồn thỉu mọi ngày bỗng tươi vui, rạng rỡ hẳn lên”, ông chia quà cho từng đứa xong thì vội vã đi khe với mọi người về tin làng không theo giặc. Đến đâu cũng câu nói “Tây nó đốt nhà tôi rồi bác ạ. Đốt nhẵn! Ông chủ tịch làng tôi mới lên trên này cải chính… cải chính cái tin làng Chợ Dầu chúng tôi đi Việt gian ấy mà. Láo! Láo hết! Toàn la sai sự mục đích cả”, vừa nói “ông lão cứ múa tay lên mà khoe”. Ở đây nói chính ra phải dùng từ “mục kích”(nhìn thấy rõ ràng, tận mắt), vì ông Hai cũng được học một khóa bình dân học vụ nhưng ông cứ đọc bập bõm, câu được câu chăng, ngay cả khi đến phòng thông tin vẫn phải nghe lén, nên ông nói sai cũng là chuyện thường. Tác giả đã đặt nhân vật trong ngôn ngữ khá tự nhiên, bộc lộ thêm tính chất người nông dân Việt Nam thời kì kháng chiến chống Pháp. Ông Hai khoe nhà mình bị đốt là minh chứng rằng làng không theo giặc. Mất hết cả cơ nghiệp nhưng ông lão vẫn sung sướng, không hề tiếc nuối. Qua đó ta hiểu thêm, đối với ông vật chất chẳng có giá trị gì cả, nhưng danh dự, tinh thần yêu nước là trên cả. Đó là một niềm vui kì lạ nhưng thể hiện cảm động tình yêu làng, yêu nước, tinh thần hi sinh của người nông dân Việt Nam trong cuộc kháng chống giặc ngoại xâm.
Với cách chọn tình huống độc đáo, bằng lối văn miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật tinh tế, ngôn ngữ nhân vật –lúc đối thoại, khi độc thoại, và độc thoại nội tâm – đa dạng, nhà văn đã thể hiện được chiều sâu tâm trạng của nhân vật, góp một phần không nhỏ tới thành công của tác phẩm.
Qua nhân vật ông Hai, ta hiểu thêm về vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân Việt Nam thời kì chống thực dân Pháp xâm lược. Đó là tình yêu làng hòa quyện với tình yêu nước, yêu kháng chiến. Tác phẩm “Làng” giúp ta hiểu hơn về những con người này, từ đó yêu mến họ, trân trọng, biết ơn họ - thành phần hậu phương vững chắc, cũng như biết tại sao cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta thành công .

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư