Giới thiệu về tác giả Ngô Tất Tố và đoạn trích "tức nước vỡ bờ "
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Trước cách mạng tháng Tám, nhà văn Ngô Tất Tố chính là nhà văn hiện thực lỗi lạc chuyên viết về nông thôn trước cách mạng. Đối tượng sáng tác của nhà văn thường là những người nông dân trước cách mạng. Ông không chỉ hiểu được nỗi thống khổ của những người nông dân mà còn khám phá được vẻ đẹp phẩm chất của họ. Sau cách mạng, nhà văn hoạt động trong công tác tuyên truyền văn nghệ phục vụ kháng chiến chống Pháp. Sự nghiệp sáng tác của nhà văn: chủ yếu là tiểu thuyết: Tắt đèn (1939), Lều chõng (1940)... và các phóng sự: Tập án cái đình (1939); Việc làng (1940)... "Tắt đèn" là tác phẩm tiêu biểu của ông viết về người nông dân và hiện thực xã hội Việt Nam những năm 30-45. Đoạn trích "Tức nước vỡ bờ" là chương XVIII của tác phẩm đã để lại cho bạn đọc nhiều ấn tướng sâu sắc.
Đoạn trích Tức nước vỡ bờ đã thể hiện được nỗi khổ của người nông dân trước cách mạng. Hoàn cảnh của nhà chị Dậu vô cùng đáng thương. Chị không chỉ phải dứt ruột bán con, bán chó để có thể đủ tiền đóng sưu thuế cho chồng mà giờ đây chồng chị vẫn bị lôi ra đánh đập do khoản sưu của người em chồng đã chết chưa được đóng. Anh Dậu vừa được trả từ đình về, người đau ốm còn bị đánh đập. Chị Dậu được cho bát gạo nên tranh thủ nấu cháo cho chồng ăn. Đây là hoàn cảnh đặc trưng của người nông dân xưa. Đó là sự nghèo đói và thấp cổ bé họng, chịu sự áp bức của bọn quan lại phong kiến bằng đủ thứ sưu thuế. Thứ hai, đoạn trích Tức nước vỡ bờ đã thể hiện được những vẻ đẹp trong tâm hồn của người nông dân, mà ở đây là chị Dậu. Chị là người có tình yêu thương chồng. Điều này được thể hiện qua hàng loạt cử chỉ chăm sóc chồng ân cần dịu dàng của chị. Thứ hai, ở chị Dậu ta còn thấy được tinh thần phản kháng mãnh liệt. Vì để bảo vệ chồng, chị đã vùng lên đánh lại cai lệ và người nhà lý trưởng. Từ sự nhún nhường, cam chịu, chị Dậu đã đi đến tận cùng của sự chịu đựng và đau đớn, chị đã vùng lên làm điều mà người bình thường không bao giờ dám làm đó là đánh lại bọn có quyền chức. Chị chịu đựng, nhún nhường trước chúng cũng là vì chúng và giờ đây chị khẳng định "Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem" cũng như đánh lại chúng cũng là vì chồng. Cuối cùng, đoạn trích đã khắc họa được sự tàn ác của bọn tay sai phong kiến, ở đây là cai lệ. Hắn là kẻ thay chính quyền phong kiến địa phương làm việc với người dân. Từng cử chỉ và lời nói đều cho thấy sự hống hách đến tột cùng. Tóm lại, đoạn trích cho thấy giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của ngòi bút nhà văn Ngô Tất Tố với ngòi bút hướng về người nông dân trước cách mạng
Về nghệ thuật, người đọc có thể thấy được nghệ thuật xây dựng tình huống và nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật tài tình của tác giả. Tác giả đã xây dựng được tình huống mà mỗi nhân vật thể hiện được tính cách đặc trưng của mình.
Tóm lại, truyện ngắn Tắt đèn nói chung và Tức nước vỡ bờ nói riêng đã thể hiện được giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của nhà văn. Truyện không chỉ vạch trần bộ mặt thật của xã hội phong kiến mà còn thể hiện được sự thương cảm của mình với những người nông dân thấp cổ bé họng
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |