Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Hãy tưởng tượng 20 năm sau quay lại trường nhân ngày 20/11

Giúp mik 4 đề này với
Đề 1: Hãy tưởng tượng 20 năm sau quay lại trường nhân ngày 20/11
Đề 2: Kể 1 giấc mơ về người thân đã đi xa
Đề 3: Kể lại 1 lần mắc lỗi vs bạn khiến bạn buồn
Đề 4: Kể lại kỉ niệm đáng nhớ vs thầy cô giáo

2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
218
1
4
Gonduc
03/01/2021 07:33:46
+5đ tặng
Đề 1 

1. Mở bài:

Cần thơ, ngày...tháng …năm…

Bạn…

2. Thân bài:

a) Những lí do thăm hỏi đầu thư.

- Lí do viết thư (tưởng tượng: VD: Soạn vỡ thấy tấm hình lớp chụp chung….)

b) Nội dung thư:

- Giới thiệu tên trường? (Tưởng tượng đến trường vào thời điểm nào? Lí do đến trường)

- Miêu tả con đường đến trường (so sánh lúc trước và bây giờ? Thay đổi như thế nào? Cảm xúc?)

- Miêu tả các phòng lớp (Phòng vi tính? Phòng TN? Dụng cụ, thiết bị đổi khác ra sao?...). Các dãy phòng: phòng giám hiệu, phòng bộ môn, phòng đoàn đội…(So sánh )

- Miêu tả khoảng sân trường? (so sánh xưa và nay)? Những băng ghế? gốc bàng, hàng phượng (Còn như xưa ? đã già hay đã trồng cây khác?)

- Miêu tả những hình ảnh, sự vật gắn với kỉ niệm thời xưa? Nêu cảm xúc? Thầy cô? Bạn bè?

- Gặp lại thầy cô? Thầy cô cũ còn không? Thầy cô mới như thế nào? (Vui vẻ?). Thầy hiệu trưởng về hưu hay đã mất?

- Gặp lại thầy cô chủ nhiệm lớp 9A…? Cô thay đổi ra sao? Nhưng vẫn còn những nét gì? (Giọng nói? Ánh mắt? Khuôn mặt lộ vẻ xúc động?)

- Cô trò nhắc lại kỉ niệm cách đây 20 năm:

+ Trò hỏi thăm các thầy cô cũ? Báo cho cô biết tình hình một số bạn học? Về công việc của mình?

+ Tâm trạng cô ra sao?

+ Tình cảm em như thế nào?

3. Kết luận:

- Cuối thư: Thăm hỏi sức khoẻ và chúc bạn?

- Lời chào

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
2
Nguyễn Quang Đăng
03/01/2021 07:35:16
+4đ tặng

1  Dòng thời gian cứ thế trôi. Thấm thoắt đã hai mươi năm tôi tốt nghiệp cấp 3. Hôm nay, nhân dịp kỉ niệm 20 năm ngày ra trường, tôi có dịp về thăm ngôi trường cấp 2 xưa. Và đặc biệt vô cùng bởi nó diễn ra sau lễ tổ chức ngày nhà giáo Việt Nam 20/11. Tôi cũng có dịp chứng kiến những đổi thay của ngôi trường và đặc biệt được gặp gỡ thầy cô từng dìu dắt tôi khi xưa.

Ngôi trường ngày 20 tháng 11 thật náo nức và rộn rã với những tiếng nói tiếng cười. Tôi bước vào cổng trường mà cứ ngỡ mình đến một nơi nào xa lạ. Hai mươi năm rồi tôi chưa có dịp về thăm ngôi trường xưa. Ngôi trường đã thay đổi rất nhiều. Những căn nhà cũ nay được sơn lại khang trang rộng rãi. Bên cạnh đó, còn thêm nhiều tòa nhà được xây dựng phục vụ nhu cầu học tập của các bạn học sinh. Nhưng có một thứ vẫn còn mãi, đó là cái hồ nhỏ trước tòa hiệu bộ. Hồ nước trong veo với những hoa sen, hoa súng vô cùng đẹp mắt. Chúng làm tôi nhớ về những ngày tháng bạn bè nô đùa và không ít người chơi dại đẩy nhau xuống hồ  vì hồ khá nông. Không biết có cô cậu học trò nào nghịch ngợm như thế hệ chúng tôi.

Mải chìm trong dòng suy nghĩ, tôi thấy bóng một ai đó quen thật quen. Tôi bước nhanh xuống gọi cô cô ơi. Mái tóc bạc hay những nếp nhăn không khiến tôi quên cô. Cô là cô Dung dạy Sinh, người đã dìu dắt tôi ôn đội tuyển trong những năm cuối cấp và ít nhất cô đã giúp một đứa mờ nhạt như tôi có được chút thành tựu dưới mái trường. Ngỡ ngàng trong cảm xúc nên tôi chỉ mải nhìn cô. Dường như cô cũng đang đắm chìm trong suy nghĩ để xem đây là học trò nào của mình. Thầy cô của chúng ta đã dìu dắt bao thế hệ học trò và đôi khi thật khó để thầy cô phải ôm trọn vẹn kí ức. Còn với tôi, cô của tuổi U50 vẫn mãi trẻ trung như ngày nào. Háo hức vô cùng tôi nói: Em- Hoa đây cô, em khóa 2006 được cô ôn thi rồi bám rễ ở nhà cô suýt thì chuyển tới nhà cô ở đó! Dường như nhắc về điều đó, là nhắc đến kỉ niệm và gương mặt cô nở một nụ cười thật tươi.

Hai cô trò dẫn nhau về ghế đá ngồi. Thật tình cờ là đây cũng là vị trí mà xưa kia cô hay giảng bài cho tôi do sự đột xuất, bất thình lình khi câu hỏi của học sinh ùa đến. Hai mươi năm rồi chẳng còn bài vở gì cả, chỉ có những câu chuyện về thời gian, về công việc là không bao giờ chấm dứt. Cô hỏi tôi về công việc, cuộc sống, nhưng  cũng không thể ngăn được khả năng tán dóc quá độ của tôi dù bao nhiêu năm qua đi. Còn tôi thì được cô tỉ tê kể cho nghe đủ thứ chuyện về gia đình, về trường học, về những thầy cô năm xưa. Tôi làm cô chưa thể trở về nhà nghỉ ngơi mà chỉ bận mở trang kí ức. Hai mươi năm rồi vẫn là cô và tôi ngồi đây, nhưng bài học của bây giờ là bài học của tình cảm mà cô gửi đến tôi.

Tôi chưa bao giờ thấy mình đã vô tâm như vậy, vô tâm vì trong những năm trước đó đã chỉ mải mê với cuộc sống bề bộn ngoài kia mà quên đi những yêu thương được trao bởi thầy cô. Giọng nói, ánh nhìn và cả những câu chuyện của cô, tất cả đều khiến tôi chìm mình trong cảm xúc.

Đến lúc phải chia tay cô, tôi đã ôm cô thật  chặt. Xưa là cô ôm tôi để động viên, còn tôi ôm cô để tạm biệt, để cảm ơn và gửi gắm yêu thương. Cũng thật đáng trách vì tôi đã quên một bó hoa đẹp để dành cho người thầy xinh đẹp của mình trong một ngày đặc biệt. Nhưng tôi hiểu, với thầy cô, bó hoa, món quà đẹp nhất là những thành tựu của học trò.

Ngày nhà giáo có lẽ không chỉ là ngày của riêng giáo viên. Khi tờ lịch chuyển đến 20/11, lòng tôi lại hiểu đây là ngày của yêu thương và của kí ức. Sẽ có bao dịp 20/11 rồi hai mươi năm như vậy để tôi thăm lại trường xưa? Để tôi được tiếp tục làm đứa trẻ bên thầy cô yêu thương?
2

Ngày hôm ấy thật đặc biệt khi tôi nhận được điểm 10 môn Mỹ Thuật. Bài vẽ chủ đề gia đình và tôi chọn vẽ hình ảnh bà ngoại tôi đang ngồi đan. Nhưng cô giáo tôi đâu biết, hình ảnh đó là trong kí ức của tôi. Bà tôi rời xa thế gian, rời xa tôi đã hai năm nay. Tôi rầu rĩ với ý nghĩ không thể khoe bà bài vẽ 10 điểm. Vậy mà tối hôm ấy, trong giấc mơ huyền diệu, bà đã về bên tôi, nhẹ nhàng, hiền hậu…

Hiện ra trước mắt tôi là khung cảnh quen thuộc của nhà bà. Ánh nắng chiều vàng vọt rọi lên khoảng trời đầy lá khô và bức tường rêu làm tôi bồi hồi. Ngôi nhà bà ở thật bình yên. Đẩy cánh cửa gỗ, tôi bước. Tôi gần như không thể tin vào mắt mình, bà đang ngồi trên ghế, bàn tay đang đan thoăn thoắt. Hình ảnh bà lúc ấy giống hệt trong bức vẽ của tôi. Vẫn là mái tóc bạc trắng được búi gọn gàng, vẫn là ánh mắt luôn ánh lên tình yêu thương con cháu, vẫn là nụ cười hiền hậu như bà Tiên trong câu chuyện cổ tích bà thường hay kể cho tôi nghe, vẫn là đôi vai gầy guộc nhưng đã gánh cả cuộc đời con cháu. Tôi chạy vội đến bên bà, ôm chầm lấy bà mà nước mắt không ngừng tuôn rơi.

- Con bé hôm nay lạ nhỉ. Cháu về thăm bà sao không báo bà một tiếng để bà còn chuẩn bị cơm nước – Bà xoa đầu tôi âu yếm

Tôi cứ ôm chặt lấy bà, hết thơm má, thơm trán rồi lại thơm lên bàn tay gầy guộc, đầy những chấm đồi mồi đã từng nuôi tôi khôn lớn.

- Chỉ là…chỉ là… cháu nhớ bà quá

Bà mắng yêu:

- Bố cô!

Rồi như sực nhớ ra, tôi liền vội vàng khoe:

- Bà ơi, hôm nay cháu đã được 10 điểm môn Mỹ Thuật. Bà biết cháu vẽ ai không? Đó chính là bà kính yêu của cháu đấy ạ

- Cháu bà giỏi lắm, cháu muốn bà thưởng gì cho cháu nào?

- Chè kho ạ - Tôi hào hứng nói

Hồi nhỏ, do công việc ba mẹ bận rộn nên tôi về sống với bà ở quê. Cuộc sống nơi đây cũng không dư dả gì nên khác với các bạn thành phố, tôi rất quen thuộc với những món ăn giản dị mà đậm đà hương vị của người Việt. Bà cưng tôi lắm, cái gì cũng chiều. Bà bảo ăn đi, rồi mai sau có đi đến phương trời xa xôi nào cũng nhớ về quê cha đất tổ, dòng dõi tổ tiên. Tôi theo bà xuống bếp, bà bảo tôi lấy từng thanh củi cho vào bếp. Nồi đỗ xanh trên bếp sôi lên rồi dần dần cạn đi. Sau đó bà cẩn thận ước chừng lượng đường sao cho chè đổ ra không quá ngọt cũng không quá nhạt. Bà khuấy đều đường cùng đỗ. Lâu thật lâu, khi nước trong nồi sánh lại, bà mới bảo được rồi. Lúc đầu chè đổ ra còn nóng, tôi phải ăn dè dặt. Đến khi nguội, hai tay hai miếng chè mà như thấy cả cái ngọt thơm tan ra trong miệng. Vị ngọt vừa của đường quyện với vị béo ngậy của đỗ khiến cho tôi ăn năm, sáu miếng liền tù tì mà sao vẫn thấy thòm thèm. Chao ôi, những đĩa chè kho có vị ngọt của đường đỗ lẫn trong niềm háo hức trẻ thơ, khiến cho không có món chè nào ngọt hơn thế, hấp dẫn hơn món ăn của bà.

Ăn xong, hai bà cháu mắc võng ngoài hiên nằm. Được nằm trong vòng tay êm ấm của bà, tôi thấy mình như bé lại. Bà kể cho tôi những câu chuyện cuộc sống khiến cho tôi nghiệm ra nhiều điều ý nghĩa. Bà chậm rãi chỉ vào một chiếc xanh trên cây bàng cuối sân và nói: “Đó là cháu”, rồi chỉ vào một chiếc lá màu ngả vàng đã rụng: “Đó là bà”. Ngưng một lát, bà nói tiếp: “Chiếc lá đã rụng kia hẳn là đã có cuộc đời có ích. Chắc chắn, khi về đầu nguồn, nó sẽ cảm thấy mãn nguyện. Còn chiếc lá non kia? Hãy cùng cầu mong cho nó cũng như vậy. Đời người không quá dài mà cũng chẳng ngắn. Vì vậy hãy làm những việc thật có ích cháu nhé!”. Nói rồi, bà lại vuốt nhẹ mái tóc của tôi. Tôi cất tiếng “Vâng” rồi trầm ngâm suy nghĩ về những điều bà dạy. Nằm trong tay bà, tôi ngủ thiếp đi lúc nào không hay…

Tỉnh dậy, tôi mới biết mình đã mơ. Một giấc mơ thật đẹp và nếu cho tôi được chọn, tôi muốn được ở trong giấc mơ ấy thêm nữa, được đắm chìm trong thế giới cổ tích và bà hiện ra là bà Tiên hiền hậu, nhân từ. Bên tai tôi vẫn còn văng vẳng những lời nói dịu dàng của bà cùng câu hát à ơi mà bà thường ngâm nga ru tôi vào giấc ngủ thuở còn tấm bé. Dù bà đã đi xa nhưng trong lòng tôi tin rằng, dáng hình hiền hậu ấy sẽ mãi luôn bên tôi, dõi theo bước đường mà tôi đi.
3

Năm lớp 6 và lớp 7, tôi thi học sinh giỏi môn Toán toàn huyện, đều giành giải khuyến khích. Nhiều bạn đã lên tiếng chế giễu tôi là được giải “khúc khích”!

Lên lớp 8, bố mẹ tôi chuyển nhà lên thị xã. Hai chị em tôi đều chuyển đến trường mới: trường Trung học cơ sở Phạm Ngũ Lão. So với các bạn trong lớp thì tôi chỉ vào loại học khá các môn Toán, còn môn Ngữ Văn và Tiếng Anh, tôi giồng mình lên mà vẫn chỉ đạt điểm trung bình. Tôi sinh ra đã luôn cảm thấy tự ti, thậm chí có lúc tỏ ra hèn nhát. Tỏng giờ học Ngữ Văn, cô giáo đưa ra câu hỏi nào tôi đều biết đáp án, nhưng tôi không dám giơ tay phát biểu. Trong những giờ sinh hoạt tổ học tập, sinh hoạt lớp, tôi ngồi im như thóc trong bồ. Các bài kiểm tra Toán, tôi chỉ được 7 hoặc 8 điểm; cô giáo dạy Văn vẫn phê là “trình bày rối” hay “chưa khoa học”. Thậm chí, có lần tôi còn làm trò cười cho cả lớp. Tôi gọi cây đàn ghi ta (lục huyền cầm) là cây đàn “chi-nha” khi làm bài văn thuyết minh.

Tôi trở nên vụng về khi bước vào phòng chức năng học vẽ, học đàn, học hát. Buổi học hôm ấy, khi các bạn kéo ra sân chơi, tôi ở lại một mình trong phòng chức năng. Không biết tôi hí hoáy thế nào mà lại làm đứt dây đàn vĩ cầm. Sự cố xảy ra, tôi vô cùng lo sợ. Tôi dặn mình: “Chẳng ai biết mình gây ra. Cứ im lặng và tỉnh bơ…”. Buổi tập hát tiếp tục. Cái Diệu kêu lên: “Đàn đứt dây rồi!”. Cô giáo dạy âm nhạc hỏi: “Ai làm đứt dây đàn?”. Nhưng tất cả đều nhìn nhau im lặng. Cô giáo tỏ ý không vui khi không ai dám nhận lỗi lầm của mình. Sau sự cố ấy, thầy chủ nhiệm lớp 8A hạ một bậc hạnh kiểm của Diệu (nhóm trưởng) và Hoàn (nhóm phó) trong đội ca vũ, từ loại tốt xuống loại khá.

Chuyện ấy làm lòng tôi day dứt mãi. Tôi trằn trọc và tự trách mình sao hèn nhát thế? Tại sao không dũng cảm tự nhận lỗi để Diệu và Hoàn mắc oan? Nhưng có lúc tôi lại nghĩ: “Mọi chuyện rồi sẽ trôi qua. Nhắc lại làm chi cho mệt…”.

Lòng tự trọng đã nâng đỡ tâm hồn tôi. Tôi viết một bức thư dài gửi thầy chủ nhiệm nói rõ sự việc, xin nhận kỷ luật. Tôi hy vọng thầy không hạ mức hạnh kiểm của hai bạn Diệu, Hoàn...

Thầy chủ nhiệm yêu cầu gặp riêng tôi. Thầy nói về lòng tự trọng, sự hèn nhát và lòng dũng cảm. Thầy an ủi, động viên tôi. Lúc đầu, tôi cứ ngỡ các bạn sẽ khinh ghét tôi, xa lánh tôi. Nhưng thật không ngờ, các bạn lại yêu mến, quý trọng tôi hơn trước. Tôi thấy tâm hồn mình thanh thản. Cuối năm học lớp 8, thi kiểm tra, tôi được năm điểm 10, xếp loại giỏi văn hóa, xếp loại tốt hạnh kiểm.

Nhớ lại kỉ niệm thời non dại ấy, bài học ngụ ngôn về chuyện “đóng đinh lên cột’ mỗi lần mắc một khuyết điểm và “nhổ đinh” mỗi lần sửa chữa được một lỗi lầm ... làm tôi cứ nao lòng.
4

Tuổi học sinh, là tuổi đẹp đẽ, hồn nhiên nhất. Chúng ta được vui chơi, được học tập và trong quãng thời gian ấy cũng có biết bao kỉ niệm đẹp đẽ với thầy cô và bè bạn. Và trong chuỗi những kỉ niệm ấy, kỉ niệm khiến tôi không thể nào quên chính là kỉ niệm với cô Trang, tấm lòng, sự tận tâm cô dành cho tôi khiến tôi mãi khắc ghi trong tim.

Tôi còn nhớ đó là giữa học kì I năm lớp tám, thầy giáo chủ nhiệm của chúng tôi nghỉ việc tại trường để cùng gia đình chuyển vào Sài Gòn sinh sống. Thầy không còn chủ nhiệm lớp là niềm thất vọng lớn nhất với chúng tôi. Thầy là người hóm hỉnh, dạy rất giỏi lại luôn ân cần, quan tâm đến học sinh. Lúc chia tay thầy ai cũng tiếc nuối, mấy bạn gái mau nước mắt còn túm tụm một chỗ khóc thút thít với nhau.

Sau ngày thầy chuyển công tác, điều băn khoăn lớn nhất với chúng tôi chính là ai sẽ làm chủ nhiệm lớp. Chúng tôi đoán già, đoán non người thì cho rằng thầy Cường phát-xit, người lại cho rằng cô Loan hiền thục,… Nhưng tất cả mọi dự đoán của chúng tôi đều chệch hướng, giáo viên chủ nhiệm mới của chúng tôi là một cô giáo hoàn toàn mới, cô vừa vào trường năm nay, nên vẫn chưa ai quen mặt.

Sáng thứ hai, sau tiết chào cờ, cô vào chào và làm quen với cả lớp. Cô người dong dỏng cao, khuôn mặt thanh tú, ưa nhìn, mái tóc được nhuộm màu nâu hạt dẻ, bồng bềnh, lượn sóng trông rất đẹp mắt. Giọng cô ấm nhưng rất âm vang và có uy lực. Cô tự giới thiệu cô tên Trang và sẽ là chủ nhiệm lớp tôi hai năm học còn lại, cô là giáo viên dạy bộ môn Toán.

Tiết học đầu tiên của cô chúng tôi đã bày đủ trò để cô không thể dạy học, đứa nói chuyện, đứa ngủ gục,… chúng tôi làm như vậy như là một cách phản ứng lại khi cô làm chủ nhiệm lớp. Vì cái bóng của thầy giáo cũ quá lớn, sự xuất hiện của cô dù biết đó là cô được phân công công tác nhưng tôi vẫn cảm tưởng như cô là người đã đẩy người thầy yêu quý của chúng tôi đi. Đó quả là một suy nghĩ ích kỉ và nhỏ nhen. Bao nhiêu cố gắng, nỗ lực và nhiệt huyết cô dành cho chúng tôi đều đổ xuống sông xuống biển, tôi thấy hiện lên trong sâu thẳm mắt cô là nỗi buồn và sự thất vọng. Là một giáo viên mới vào nghề lại gặp phải ngay những học trò nghịch ngợm như chúng tôi có lẽ cô cảm thấy chán nản nhiều lắm. Nhưng cô vẫn hết sức cương quyết, với những bạn không chú ý, mất trật tự cô lập tức yêu cầu lên bảng trả lời câu hỏi, hoặc có những hình phạt công ích như dọn vệ sinh cho cả lớp,… còn với những bạn chăm chỉ học hành cô luôn có phần thưởng để động viên, khuyến khích. Nhưng có lẽ như vậy vẫn là chưa đủ, chỉ đến khi có một biến cố xảy ra thì mọi suy nghĩ của chúng tôi mới thay đổi.

Sáng hôm ấy, sau tiết thể dục, chúng tôi vào học tiết cuối cô dạy, ai nấy đều mệt bải hoải và không còn tinh thần học tập. Vừa bắt đầu tiết học chưa lâu thì tôi - cô gái khỏe mạnh nhất lớp bỗng thấy đầu óc choáng váng, mọi thứ xung quanh tôi nhòe dần đi, đầu tôi nặng trĩu, tôi gục xuống bàn ngất đi. Khuôn mặt tôi như được các bạn kể lại thì tái mẹt không còn giọt máu, mồ hôi rịn ra trên khắp mặt và tay. Ai cũng vô cùng sợ hãi, cô đang giảng bài vội vã chạy xuống với tôi. Cô để tôi nằm thẳng và lấy ngón trỏ day vào nhân trung, một lúc sau thì tôi tỉnh. Người đầu tiên tôi thấy là cô, khuôn mặt cô lo lắng, mắt đã ngân ngấn nước, cô liên tục hỏi tôi có sao không. Và dường như vẫn chưa yên tâm, cô vội vàng bế thốc tôi xuống phòng y tế. Tôi không thể ngờ rằng người có vóc dáng nhỏ bé, gầy gò như vậy lại có thể bế được tôi lên, bởi tôi không hề nhỏ bé. Có lẽ là sức mạnh của tình yêu thương và trách nhiệm đã giúp cô có sức khỏe phi thường như vậy. Thì ra tôi ngất đi là do không ăn sáng, trong tiết thể dục lại chạy nhiều thành ra quá sức mà hạ đường huyết nên ngất đi. Cô ở bên cạnh tôi đến tận lúc cha mẹ tôi đến thì cô mới trở về. Sáng hôm sau đến lớp tôi đã thấy hộp sữa và cái bánh để trên bàn với lời dặn: “Nhớ ăn sáng đầy đủ và hăng say học tập em nhé”. Nét chữ ấy chỉ có cô Trang chứ không còn của ai khác nữa. Sau ngày hôm ấy, chúng tôi đã có cái nhìn về cô, chúng tôi học tập chăm chỉ và ngoan ngoãn. Từ đó cho đến giờ, tình cảm của chúng tôi dành cho cô ngày càng lớn hơn, đó là sự kính trọng, lòng biết ơn với một cô giáo trẻ nhiệt huyết, tận tâm.

Năm nay đã học lớp 9 thời gian tôi còn được học cô không còn nhiều. Tôi tự hứa sẽ học tập thật tốt để không phụ lòng mong mỏi của cô. Cô sẽ là một kỉ niệm đẹp đẽ, một tấm gương về sự kiên trì, bền bỉ để tôi học tập và noi theo.
               

Na Mn
hay thế

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×