Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Lập dàn ý phất biểu cảm nghĩ về bài "Sông núi nước nam"

lập dàn ý phất biểu cảm nghĩ về bài "sông núi nước nam"
 

4 trả lời
Hỏi chi tiết
453
2
1
Phonggg
03/01/2021 21:16:20
+5đ tặng

. Mở Bài: Giới thiệu về bài thơ: " Sông núi nước Nam" và nội dung chính

II. Thân Bài

- Hoàn cảnh sáng tác: Thời nhà Lí trong trận chiến đánh quân Tống trên sông Như Nguyệt.

- Hai câu đầu: Khẳng định chủ quyền

+ Hình ảnh hoán dụ: "Vua nam ở" đại diện cho toàn dân tộc

+ "Tiệt nhiên": Đương nhiên, dĩ nhiên => Khẳng định chắc chắn chủ quyền không thể chối cãi

+ " Thiên thư": Sách trời

- Hai câu sau: Quyết tâm đánh đuổi giặc

- Là bài thơ thần, vừa có tác dụng răn đe kẻ thù vừa khơi gợi lên lòng nồng nàn yêu nước của nhân dân ta, lòng tự tôn dân tộc.

III. Kết Bài: Khẳng định lại giá trị của tác phẩm

 

Dàn ý số 2

I. Mở bài: Giới thiệu khái quát về bài thơ “Sông núi nước Nam” (hoàn cảnh ra đời, khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật,…)

II. Thân bài

1. Hai câu thơ đầu: Lời khẳng định chủ quyền của đất nước

- Nam đế: hoàng đế nước Nam – ngang hàng với hoàng đế các nước phương Bắc, qua đó thể hiện lòng tự hào dân tộc

- Thiên thư: sách trời - Giới phận lãnh thổ của người Nam được quy định ở sách trời, điều này trở thành chân lý không thể chối cãi và không bất cứ ai có thể thay đổi được điều đó (với người Việt và người Trung tôn thờ thế giới tâm linh, thì trời chính là chân lý)

⇒ Khẳng định niềm tin, ý chí về chủ quyền dân tộc, tinh thần tự lập, tự chủ, tự cường của dân tộc

2. Hai câu còn lại: Quyết tâm bảo vệ nền độc lập, chủ quyền của dân tộc

- Kết cấu câu hỏi nhằm mục đích khẳng định nền độc lập dân tộc, khẳng định niềm tin chiến thắng của dân tộc ta

- Tác giả chỉ rõ, những kẻ xâm lược là trái đạo trời, đạo làm người- “nghịch lỗ”

- Cảnh cáo bọn giặc dã tất sẽ thất bại không chỉ vì trái đạo trời mà còn vì dân tộc ta sẽ quyết tâm đánh đuổi, bảo vệ chủ quyền đất nước đến cùng.

III. Kết bài

- Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ:

   + Nội dung: khẳng định chủ quyền của dân tộc và ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền ấy trước mọi kẻ thù xâm lược

   + Nghệ thuật: thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, giọng thơ hùng hồn, đanh thép,..

- Cảm nhận về bài thơ: Bài thơ khẳng định đanh thép, cảm xúc mãnh liệt, tinh thần sắt đá, ý chí quyết tâm không gì lay chuyển, khuất phục nổi. Cảm xúc và ý chí ấy không được bộc lộ trực tiếp mà kín đáo qua hình tượng và ngôn ngữ.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Esther
03/01/2021 21:16:36
+4đ tặng

I. Mở bài

- Tương truyền bài Sông núi nước Nam(thường gọi là Thơ thần) được Lí Thường Kiệt sáng tác vào khoảng cuối năm 1076, trong một trận chiến đấu ác liệt chống quân Tống xâm lược.

- Nội dung bài thơ vừa động viên tướng sĩ hăng hái giết giặc, vừa đanh thép cảnh cáo, làm lung lay ý chí kẻ thù.

II. Thân bài

* Chủ quyền độc lập, tự do của nước Nam là chân lí không gì thay đổi được.

+ Câu thứ nhất: Nam quốc sơn hà Nam đế cư(Sông núi nước Nam vua Nam ở).

- Khái niệm vua Nam vào thời bấy giờ đồng nhất với khái niệm dân tộc. Vua đại diện cho quốc gia, dân tộc.

- Xưng danh Nam quốc(nước Nam) là tác giả có chủ ý gạt bỏ thái độ miệt thị từ trước tđi nay của các triều đình phong kiến phương Bắc (Bắc quốc) đối với nước ta, coi nước Nam chỉ là chư hầu.

- Khẳng định tư thê bình đẳng, độc lập về chính trị của nước ta bâng thái độ kiêu hãnh, tự hào (Nam quốc, Nam đế).

+ Câu thứ hai: Tiệt nhiên định phận tại thiên thư(Vằng vặc sách trời chia xứ sở).

- Nhấn mạnh chủ quyền của nước Nam đã được ghi rõ trong sách trời (Thiên thư). Trời đã phân định cho nước Nam bờ cõi riêng. Câu thơ nhuốm màu sắc thần linh thiêng liêng khiến cho chân lí về chủ quyền độc lập của nước Nam càng tăng thêm giá trị.

+ Câu thứ ba: Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm(Giặc dữ cớ sao phạm đến dây?)

- Thái độ của tác giả là câm giận và khinh bỉ: gọi quân xâm lược là nghịch lỗ,tức lũ giặc ngạo ngược, làm trái đạo trời, đạo người.

- Ngạc nhiên trước việc một nước lớn tự xưng là thiên triều mà lại dám phạm tới lệnh trời.

+ Câu thứ tư: Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư(Chúng mày nhất định phải tan vỡ)

- Cảnh cáo quân xâm lược rằng làm trái dạo trời thì tất yếu sẽ chuốc lấy thất bại thảm hại. Đó là quy luật không thể tránh khỏi.

- Thể hiện niềm tin mãnh liệt vào sức mạnh chính nghĩa của quân và dân nước Nam sẽ đánh tan quân thù, bảo vệ chủ quyền độc lập, tự do của TỔ quốc.

III. Kết bài

- Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh chiến đấu ác liệt đã trở thành nguồn sức mạnh tinh thần to lớn, động viên quân ta anh dũng chiến đấu và chiến thắng.

- Bài thơ ra đời đã gần ngàn năm nhưng ý nghĩa to lớn, sâu sắc của nó vẫn còn nguyên vẹn, xứng đáng là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta.




 
1
1
Như
03/01/2021 21:16:58
+3đ tặng
 

Em đã được học nhiều bài thơ,văn hay của các tác giả Việt Nam trong chương trình Ngữ Văn lớp 7 nhưng ấn tượng nhất đối với em chính là bài "Sông Núi Nước Nam " 

 

Có thể nói ,bài thơ "Sông Núi Nước Nam " chính là một viên ngọc quý trong chuỗi ngọc của nền văn học Việt Nam.Bài thơ được dịch như sau: 

 

"Sông núi nước Nam vua Nam ở

 

Vằng vặc sách trời chia xứ sở

 

Cứ sao giặc dữ dám xâm phạm 

 

Chúng bay nhất định sẽ tơi bời"

 

Ngay từ câu thoe đầu tiên,tác giả đã nêu lên một chân lý,một sự thật và là mootj lời khẳng định Sông núi nước Nam là của nước Nam và phải do vua Nam ở.Lúc bấy giờ,vua chính là đại diện cho cả dân tộc,cả quốc Gia Việt Nam.Chân lý ấy,rõ ràng thật bình dị và đơn sơ,roz ràng là một điều hiển nhien thế những nhan dân ta đã lải trải qua bao nhiêu gian khổ và đáu tranh biết bao nhiêu lần giặc ngoại xâm để khẳng định.Thế nhưng lũ giặc đã quen thói ngan ngược ,hống hách và mang trong người tham vọng dô hộ nước ta .Tác giả đã xưng danh nước Nam (Nam Quốc) ngang hàng với những quốc gia to lớn khác và cũng là bác bot đi cáu thái độ khinh miệt khi mà bọn chúng vẫn hay gọi là nước ta là vương.Từng chữ trong bài thơ vang lên mang đấy niềm kiêu hãnh,sự tự hào cùng tự tôn về dân Tộc Việt Na! .Đó không phải là lời nói suông,cũng chẳng phải là lời nói nhất thời để cổ vũ mà đó chính lat sự thật đầy kiêu hãnh, thể hiện thái độ tự hào, tự tôn cùng tư thế hiên ngang làm chủ đất nước của dân tộc Việt. Đó không phải là lời nói suông. bởi vì sau đó hân dân ta toàn thắng ,tiêu diện hết những căn cứ vàg quân đội của bịn chúng và cũng vạch trần bộ mặt phi nghĩa của quân thù và đánh mạnh vào tinh thần chúng.

 

Chủ quyền độc lập của nước Nam rõ ràng không chỉ là chuyện của con người mà còn là chuyện hiển nhiên,rõ ràng và đuoẹc in trên sách trời, không thể chối cãi, ai cũng phải biết, phải tôn trọng. thế hiện thái đọi khinh bỉ quân giặc vag đồng thời là chỉ ra rõ ràng.Đó là luật trời đã phân chia và chúng đang làm trái ý trời .Thể hiện tinh thần bảo vệ chính nghĩa ,bảo vệ chủ quyền độc lập của tồ cuốc và niềm tin sắt đá vào chiến thắng của quân ta.Rằng nhân dân tasex chiến thắng 

 

 câu khẳng định đuối cùng của bàu thơ " chúng bay nhất định phải tơi bời " Khẳng định sự chiến thắng của quân ta một cách khẳng định.Và rằng là quân gia2jc sẽ thua,thua một cách thảm hại .Không chỉ mang ý cảnh cáo giặc xâm lăng mà còn thể hiện niềm tin mãnh liệt vào sức mạnh quân dân ta trên dưới đồng lòng và một niềm tự hào cao ngất trời 

 

Chỉ qua bốn câu thơ ngắn gọn, Lí Thường Kiệt đã khẳng định và cảnh cáo một cách rất đanh thép về chủ quyền lãnh thỏi của dân tộc,quyền tự do của nhân dân đồng thời lên án những hành động xâm lược phi nghĩa khiến chi nhân dân lầm than của bọn giặc ngang ngược.

 

Có lẽ cũng vì những ý nghĩa đích thực và cách viết dứt khoát thể hiện chủ quyền của dân tộc nên nhiều người đã nói rằng đây kà bản tuyên ngôn tuyên bố chủ quyền độc lập dầu tiên của nhân dân Việt Nam 

Dương Xoài
càm ơn pạn
1
0
Lalaya La
03/01/2021 21:18:59
+2đ tặng

. Mở bài

- Giới thiệu đôi nét về tác giả Lí Thường Kiệt (những nét chính)

- Tương truyền bài Sông núi nước Nam(thường gọi là Thơ thần) được Lí Thường Kiệt sáng tác vào khoảng cuối năm 1076, trong một trận chiến đấu ác liệt chống quân Tống xâm lược.

- Bài thơ là lời động viên tướng sĩ hăng hái giết giặc, vừa là tuyên ngôn đanh thép cảnh cáo, làm lung lay ý chí kẻ thù.

II. Thân bài

*Chủ quyền độc lập, tự do của nước Nam là chân lí không gì thay đổi được.

+ Câu thứ nhất: Nam quốc sơn hà Nam đế cư (Sông núi nước Nam vua Nam ở).

- Khái niệm vua Nam vào thời bấy giờ đồng nhất với khái niệm dân tộc. Vua đại diện cho quốc gia, dân tộc.
 

- Xưng danh Nam quốc (nước Nam) là tác giả có chủ ý gạt bỏ thái độ miệt thị từ trước tới nay của các triều đình phong kiến phương Bắc (Bắc quốc) đối với nước ta, coi nước Nam chỉ là chư hầu.

- Khẳng định tư thế bình đẳng, độc lập về chính trị của nước ta bằng thái độ kiêu hãnh, tự hào (Nam quốc, Nam đế).

+ Câu thứ hai: Tiệt nhiên định phận tại thiên thư (Vằng vặc sách trời chia xứ sở).

- Nhấn mạnh vào chủ quyền của nước Nam đã được ghi rõ trong sách trời (Thiên thư). Trời đã phân định cho nước Nam bờ cõi riêng. Câu thơ nhuốm màu sắc thần linh thiêng liêng khiến cho chân lí về chủ quyền độc lập của nước Nam càng tăng thêm giá trị.+ Câu thứ ba: Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm (Giặc dữ cớ sao phạm đến đây?)

- Thái độ của tác giả là căm giận và khinh bỉ: gọi quân xâm lược là nghịch lỗ, tức lũ giặc ngạo ngược, làm trái đạo trời, đạo người.

- Ngạc nhiên trước việc một nước lớn tự xưng là thiên triều mà lại dám phạm tới lệnh trời.

+ Câu thứ tư: Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư (Chúng mày nhất định phải tan vỡ)

- Cảnh cáo quân xâm lược rằng làm trái đạo trời thì tất yếu sẽ chuốc lấy thất bại thảm hại. Đó là quy luật không thể tránh khỏi.

- Thể hiện niềm tin mãnh liệt vào sức mạnh chính nghĩa của quân và dân nước Nam sẽ đánh tan quân thù, bảo vệ chủ quyền độc lập, tự do của Tổ quốc.

III. Kết bài

- Trong hoàn cảnh chiến đấu ác liệt đã trở thành nguồn sức mạnh tinh thần to lớn, động viên quân ta anh dũng chiến đấu và chiến thắng.

- Bài thơ ra đời đã gần ngàn năm nhưng ý nghĩa to lớn, sâu sắc của nó vẫn còn nguyên vẹn, xứng đáng là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta.

 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 7 mới nhất
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư