Bài 22 - Quy trình tổ chức bữa ănMuốn tổ chức bữa ăn chu đáo cần phải:
- Xây dựng thực đơn
- Chọn lựa thực phẩm cho thực đơn
- Chế biến món ăn
- Trình bày bàn ăn và thu dọn sau khi ăn.
Tại sao những việc làm này phải được thực hiện theo quy trình? I. XÂY DỰNG THỰC ĐƠN 1. Thực đơn là gì?Thực đơn là bảng ghi lại tất cả những món ăn dự định sẽ phục vụ trong bữa tiệc, cỗ, liên hoan hay bữa ăn thường ngày…
Trình tự sắp xếp các món ăn trong thực đơn phản ánh phần nào phong tục tập quán về ăn uống của từng vùng, miền và thể hiện sự dồi dào, phong phú về thực phẩm.
Có thực đơn, công việc tổ chức thực hiện bữa ăn sẽ được tiến hành trôi chảy, khoa học.
2. Nguyên tắc xây dựng thực đơna. Thực đơn có số lượng và chất lượng món ăn phù hợp với tính chất bữa ăn - Bữa ăn thường có 3 đến 4 mong ăn: thường sử dụng các loại thực phẩm thông dụng, chế biến đơn giản.
- Bữa cỗ hoặc liên hoan, chiêu đãi có 5 món ăn trở lên, thường sử dụng thực phẩm cao cấp; được chế biến công phu trình bày đẹp.
- Các món ăn được chia thành các loại sau:
+ Các món canh (hoặc súp)
+ Các món rau, củ, quả (tươi hoặc trộn hay muối chua)
+ Các món nguội
+ Các món xào, rán
+ Các món mặn
+ Các món tráng miệng
Hãy kể tên một số món ăn của bữa ăn thường ngày ở gia đình và bữa cỗ em đã dự?b. Thực đơn phải đủ các loại món ăn chính theo cơ cấu của bữa ănBữa ăn thường ngày gồm các món chính: canh, mặn, xào (hoặc luộc) và dùng với nước chấm.
Bữa ăn liên hoan, chiêu đãi thường gồm đủ các loại món ăn nêu ở mục trên
- Nếu bữa ăn có người phục vụ và dọn từng món lên bàn, các loại món ăn được cơ cấu như sau:
+ Món khai vị(súp, nộm);
+ Món ăn sau khai vji (món nguội, xào, rán…);
+ Món ăn chính (món mặn, thường là món nấu hoặc hấp, nướng…giàu chất đạm).
+ Món ăn thêm (rau, canh…);
+ Món tráng miệng;
+ Đồ uống.