tính chất hóa học của 4 loại hợp chất vô cơ < viết phương trình >
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
1. OXIT
a. Oxit axit
Tác dụng với nước:
CO2 + H2O → H2CO3
SO2 + H2O → H2SO3
SO3 + H2O→ H2SO4
NO2 + H2O →HNO3 + NO
NO2 + H2O + O2→ HNO3
N2O5 + H2O→ HNO3
P2O5 + H2O→ H3PO4
Tác dụng với dung dịch bazơ (kiềm):
Tác dụng với oxit bazơ: Oxit bazơ phải tương ứng với bazơ tan:
CO2 + CaO →CaCO3
CO2 + Na2O →Na2CO3
SO3 + K2O →K2SO4
SO2 + BaO →BaSO3
b. Oxit bazơ
Tác dụng với nước: Oxit nào mà hidroxit tương ứng tan trong nước thì phản ứng với nước.
Na2O + H2O →2NaOH
CaO + H2O →Ca(OH)2
Tác dụng với axit:
Na2O + HCl →NaCl + H2O
CuO + HCl →CuCl2 + H2O
Fe2O3 + H2SO4 →Fe2(SO4)3 + H2O
Fe3O4 + HCl→ FeCl2 + FeCl3 + H2O
Chú ý: Những oxit của kim loại có nhiềuhoá trị khi phản ứng với axit mạnh sẽ được đưa tới kim loại có hoá trị cao nhất.
FeO + H2SO4 (đặc) →Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O
Cu2O + HNO3 →Cu(NO3)2 + NO2 + H2O
Tác dụng với oxit axit: Xem phần oxit axit
Bị khử bởi các chất khử mạnh: Trừ oxit của kim loại mạnh (từ K Al).
Fe2O3 + CO →Fe3O4 + CO2
Fe3O4 + CO →FeO + CO2
FeO + CO →Fe + CO2
Chú ý: Khi Fe2O3 đang bị khử mà CO bị thiếu thì chất rắn tạo thành có 4 chất sau: Fe2O3, Fe3O4, FeO. Fe (Vì các phản ứng xảy ra đồng thời).
c.Oxit lưỡng tính (Al2O3, ZnO)
Tác dụng với axit:
Al2O3 + HCl →AlCl3 + H2O
ZnO + H2SO4 →ZnSO4 + H2O
Tác dụng với kiềm:
Al2O3 + NaOH →NaAlO2 + H2O
ZnO + NaOH →Na2ZnO2 + H2O
d. Oxit không tạo muối (CO, N2O NO...)
- N2O không tham gia phản ứng.
- CO tham gia:
+ Phản ứng cháy trong oxi
+ Khử oxit kim loại
+ Tác dụng thuận nghịch với hemoglobin có trong máu, gây độc.
2. AXIT
a. Dung dịch axit làm đổi màu chất chỉ thị: Quì tím đỏ.
b. Tác dụng với bazơ:
HCl + Cu(OH)2 →CuCl2 + H2O
H2SO4 + NaOH →Na2SO4 + H2O
H2SO4 + NaOH →NaHSO4 + H2O
c. Tác dụng với oxit bazơ, oxit lưỡng tính:
HCl + CaO →CaCl2 + H2O
HCl + CuO →CuCl2 + H2O
HNO3 + MgO →Mg(NO3)2 + H2O
HCl + Al2O3 →AlCl3 + H2O
d. Tác dụng với muối:
HCl + AgNO3→ AgCl + HNO3
H2SO4 + BaCl2 →BaSO4 + HCl
HCl + Na2CO3 →NaCl + H2O + CO2
HCl + CH3COONa →CH3COOH + NaCl
(axit yếu)
H2SO4(đậm đặc) + NaCl(rắn) NaHSO4 + HCl(khí)
Chú ý: Sản phẩm phải tạo ra chất kết tủa (chất khó tan), hoặc chất bay hơi hay tạo ra axit yếu.
e. Tác dụng với phi kim: Xem phần phi kim.
f. Tác dụng với kim loại: (kim loại đứng trước hidro trong dãy hoạt động hoá học).
HCl + Fe→ FeCl2 + H2
H2SO4(loãng) + Zn →ZnSO4 + H2
Chú ý:
- H2SO4 đặc và HNO3 đặc ở nhiệt độ thường không phản ứng với Al và Fe (tính chất thụ động hoá).
- Axit HNO3 phản ứng với hầu hết kim loại (trừ Au, Pt), không giải phóng hidro.
- Axit H2SO4 đặc, nóng có khả năng phản ứng với nhiều kim loại, không giải phóng hidro.
Cu + 2H2SO4 (đặc,nóng) →CuSO4 + SO2 + H2O
Fe + 4HNO3 →Fe(NO3)3 + NO + 2H2O
3. BAZƠ (HIDROXIT)
a.Bazơ tan (kiềm)
Dung dịch kiềm làm thay đổi màu một số chất chỉ thị:
- Quỳ tím xanh.
- Dung dịch phenolphtalein không màu hồng.
Tác dụng với axit:
2KOH + H2SO4 →K2SO4 + 2H2O (1)
KOH + H2SO4 →KHSO4 + H2O (2)
Chú ý: tuỳ tỉ lệ số mol axit và số mol bazơ sẽ xảy ra phản ứng (1) hoặc (2) hay xảy ra cả phản ứng.
Tác dụng với kim loại: Xem phần kim loại.
Tác dụng với phi kim: Xem phần phi kim.
Tác dụng với oxit axit, oxit lưỡng tính: Xem phần oxit axit, oxit lưỡng tính.
Tác dụng với hidroxit lưỡng tính (Al(OH)3, Zn(OH)2)
NaOH + Al(OH)3 →NaAlO2 + H2O
NaOH + Zn(OH)2 →Na2ZnO2 + H2O
Tác dụng với dung dịch muối
KOH + MgSO4 →Mg(OH)2 + K2SO4
Ba(OH)2 + Na2CO3 →BaCO3 + 2NaOH
Chú ý: Sản phẩm phản ứng ít nhất phải có một chất không tan (kết tủa).
b. Bazơ không tan
Tác dụng với axit:
Mg(OH)2 + HCl →MgCl2 + H2O
Al(OH)3 + HCl →AlCl3 + H2O
Cu(OH)2 + H2SO4 →CuSO4 + H2O
Bị nhiệt phân tich:
Fe(OH)2 →FeO + H2O (không có oxi)
Fe(OH)2 + O2 + H2O →Fe(OH)3
Fe(OH)3 →Fe2O3 + H2O
Al(OH)3→Al2O3 + H2O
Zn(OH)2 →ZnO + H2O
Cu(OH)2 →CuO + H2O
c.Hidroxit lưỡng tính
Tác dụng với axit: Xem phần axit.
Tác dụng với kiềm: Xem phần kiềm.
Bị nhiệt phân tích: Xem phần bazơ không tan.
4. MUỐI
a. Tác dụng với dung dịch axit:
AgNO3 + HCl→ AgCl + HNO3
Na2S + HCl →NaCl + H2S
NaHSO3 + HCl →NaCl + SO2 + H2O
Ba(HCO3)2 + HNO3 →Ba(NO3)2 + CO2 + H2O
Na2HPO4 + HCl →NaCl + H3PO4
b. Dung dịch muối tác dụng với dung dịch bazơ:
Na2CO3 + Ca(OH)2 →CaCO3 + NaOH
FeCl3 + KOH →KCl + Fe(OH)3
Chú ý: Muối axit tác dụng với kiềm tạo thành muối trung hoà và nước.
NaHCO3 + NaOH →Na2CO3 + H2O
NaHCO3 + KOH →Na2CO3 + K2CO3 + H2O
KHCO3 + Ca(OH)2 →CaCO3 + KOH + H2O
NaHSO4 + Ba(OH)2 →BaSO4 + Na2SO4 + H2O
c. Dung dịch muối tác dụng với dung dịch muối:
Na2CO3 + CaCl2 →CaCO3 + NaCl
BaCl2 + Na2SO4 →BaSO4 + NaCl
Ba(HCO3)2 + Na2SO4 →BaSO4 + NaHCO3
Ba(HCO3)2 + ZnCl2 →BaCl2 + Zn(OH)2 + CO2
Ba(HCO3)2 + NaHSO4 →BaSO4 + Na2SO4 + CO2 + H2O
d. Dung dịch muối tác dụng với kim loại:
Ví dụ: AgNO3 + Cu →Cu(NO3)2 + Ag
CuSO4 + Zn →ZnSO4 + Cu
Chú ý: không lựa chọn kim loại có khả năng phản ứng với nước ở điều kiện thường như K, Na, Ca, Ba...
e.Tác dụng với phi kim: Xem phần phi kim.
f. Một số muối bị nhiệt phân:
Nhiệt phân tích các muối CO3, SO3:
2M(HCO3)n →M2(CO3)n + nCO2 + nH2O
M2(CO3)n →M2On + nCO2
Chú ý: Trừ muối của kim loại kiềm.
Nhiệt phân muối nitrat:
K Ca Na Mg Al Zn Fe Ni Sn Pb H Cu Hg Ag Pt Au
M(NO3)n
M(NO2)n + O2 →M(NO3)n
Tham gia Cộng đồng Lazi trên các mạng xã hội | |
Fanpage: | https://www.fb.com/lazi.vn |
Group: | https://www.fb.com/groups/lazi.vn |
Kênh FB: | https://m.me/j/AbY8WMG2VhCvgIcB |
LaziGo: | https://go.lazi.vn/join/lazigo |
Discord: | https://discord.gg/4vkBe6wJuU |
Youtube: | https://www.youtube.com/@lazi-vn |
Tiktok: | https://www.tiktok.com/@lazi.vn |
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |