Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Câu hỏi về các làng nghề và làng gốm sứ bát tràng

Giúp mình mấy câu hỏi về các làng nghề và làng gốm sứ bát tràng với ạ

1 trả lời
Hỏi chi tiết
2.156
0
0
Thiên sơn tuyết liên
11/01/2021 23:46:54
+5đ tặng

Thủ đô Hà Nội là cái nôi của những nghề thủ công, làng nghề, phố nghề truyền thống với những sản phẩm nổi tiếng đã ăn sâu vào tiềm thức của nhiều thế hệ người Hà Nội nói riêng và của nhân dân cả nước nói chung. Sự phát triển của các nghề và làng nghề đã có vai trò, ý nghĩa quan trọng và đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của Thủ đô.


 
Nhờ chủ trương khuyến khích, khôi phục và phát triển làng nghề, ngành nghề truyền thống của Thành phố mà sản xuất trong các làng nghề được phục hồi và ngày càng phát triển mạnh. Nhiều nghề truyền thống được khôi phục và phát triển như nghề thêu, dệt, gốm sứ, mây tre đan… Một số nghề mới được hình thành như chế biến lương thực thực phẩm, dịch vụ, nuôi trồng sinh vật cảnh… đã được mở mang. Những ngành nghề truyền thống tiếp tục mở rộng quy mô là gốm sứ Bát Tràng, may da Kiêu Kỵ, chạm khắc gỗ Vân Hà… Một số ngành nghề tưởng chừng bị lãng quên như thêu trướng, thêu cờ phố Hàng Quạt, vàng mã ở Yên Hòa (Cầu Giấy) lại phục hồi. Một số ngành nghề mới xuất hiện như đồ gỗ phun sơn Châu Phong ở Liên Hà (Đông Anh), có làng nghề mới như làng may công nghiệp ở Sài Đồng (Gia Lâm)… Hà Nội đã vinh danh, ghi nhận công lao đóng góp của các làng nghề truyền thống và các nghệ nhân ngành thủ công mỹ nghệ trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị phi vật thể; góp phần xây dựng, khôi phục và phát triển ngành nghề truyền thống. Hiện nay, trên địa bàn Thành phố Hà Nội có 1.350 làng nghề và làng có nghề, chiếm 58,8% tổng số làng toàn Thành phố trong đó có 286 làng nghề đã được công nhận. Trong số đó chủ yếu là quy tụ một số ngành nghề như sơn mài, khảm trai; nón lá mũ; mây tre đan, tăm hương; chế biến lâm sản; mộc dân dụng, gỗ cao cấp; thêu ren, dệt may…


Cùng với sự khôi phục và phát triển của các nghề thủ công truyền thống, các khu, cụm công nghiệp tiểu thủ công nghiệp phát triển khá nhanh. Các làng có nghề phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở những vùng có điều kiện thuận lợi hoặc vốn đã có truyền thống từ lâu đời. Nhiều làng nghề bị mai một hoặc biến mất theo thời gian do nhiều nguyên nhân khác nhau như làng hoa Ngọc Hà, làng trồng húng Láng, làng đào Nhật Tân, nghề thêu ở Đại Đồng, nghề cào bông ở Văn Hội (Phú Xuyên), làng Định Công làm vàng bạc, làng Ngũ Xá đúc đồng, cốm làng Vòng, đậu làng Mơ… Những làng nghề tồn tại và phát triển được là do biết kết hợp yếu tố truyền thống với công nghệ hiện đại làm cho sản phẩm thích ứng với sự thay đổi của thị trường. Nổi lên như phố hàng lụa ở Vạn Phúc, phố đồ gốm sứ Bát Tràng, phố may ở Cổ Nhuế, Sài Đồng… đã biết kết hợp gắn sản xuất với các hoạt động du lịch. Trang thiết bị máy móc của các làng nghề phục vụ sản xuất cũng ngày một đầu tư, theo hướng chuyên môn hóa, công nghiệp hóa, đưa năng suất lao động và chất lượng sản phẩm của các làng nghề tăng cao.


Có thể nói, sự phát triển của làng nghề đã góp phần tăng nhanh sản xuất công nghiệp, đóng góp quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong những năm qua, làng nghề ở Hà Nội có sự chuyển biến mạnh mẽ, gia tăng không ngừng về số lượng và giá trị sản xuất. Những thành tựu đạt được trong phát triển làng nghề ở Hà Nội là do nhiều nguyên nhân: Chủ trương, chính sách phát triển các nghề thủ công truyền thống của Đảng, Nhà nước đã tạo điều kiện thuận lợi cho các làng nghề đẩy mạnh sản xuất; Hà Nội có nhiều nguồn lực, đồng thời có nhiều hình thức tạo điều kiện, khuyến khích sự phát triển làng nghề; Thị trường được mở rộng, nguồn lực lao động dồi dào và ngày càng được nâng cao về trình độ, cũng như sự đổi mới trong ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất, cải tiến mẫu mã sản phẩm đa dạng hóa các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh… đã góp phần quan trọng vào sự phát triển các nghề thủ công truyền thống. Trong quá trình chuyển đổi và phát triển, làng nghề ở Hà Nội vừa có đặc điểm chung của cả nước và đồng bằng sông Hồng, vừa có đặc điểm riêng của Thủ đô như vừa có làng nghề vừa có phố nghề, nhiều làng nghề chuyển thành phố nghề, số lượng các làng nghề tập trung đông nhất (trong đó chiếm tỷ lệ nhiều nhất là các làng nghề mây tre đan và chế biến lương thực thực phẩm và không có làng cói và đá mỹ nghệ, một số làng có sản phẩm nổi tiếng trong nước và nước ngoài lại chiếm số lượng ít trong các làng nghề được công nhận) song phân bố không đồng đều ở các địa phương, sản phẩm chiếm tỷ lệ đáng kể trên thị trường…


Tuy nhiên, quá trình phát triển các làng nghề ở Hà Nội vẫn còn một số khó khăn, tồn tại trong công tác quản lý, quy hoạch, vệ sinh môi trường…; nguồn cung ứng cho sản xuất như vốn, nguyên vật liệu hạn chế; nguồn lao động có trình độ, tay nghề cao còn hạn chế; hệ thống cơ sở hạ tầng còn thấp kém; thị trường tiêu thụ sản phẩm chưa mở rộng, kém sức cạnh tranh… Vì vậy, trong thời gian tới, Thành phố Hà Nội cần có những giải pháp hữu hiệu hơn nữa để tiếp tục phát huy giá trị, ý nghĩa kinh tế - xã hội và văn hóa của các làng nghề thủ công truyền thống.
 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Địa lý Lớp 10 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo