Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Em hãy tả một bác lao công ở trường em đang làm việc

em hãy tả một bác lao công ở trường em đang làm việc.
 

2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
491
1
1
Nguyễn Nguyễn
12/01/2021 21:44:40
+5đ tặng

Trường tôi rộng lắm với rất nhiều phòng học nhưng lúc nào chúng cũng sạch sẽ, mát mẻ. Đó là nhờ bàn tay chăm chỉ của bác lao công trường tôi.

"Những đêm hè

khi ve ve đã nghỉ

tôi lắng nghe

trên đường trần phú

tiếng chổi tre

xao xác hàng me…"

Khi đọc bài thơ "tiếng chổi tre" của nhà thơ Tố Hữu, tôi nhắm mắt lại tưởng tượng bác lao công cần mẫn, vất vả nhưng khi nhìn thấy bác lao công trường tôi làm việc, hình ảnh ấy rõ nét hơn,cụ thể và sinh động hơn.

Bác lao công năm nay đã ngoài 45 tuổi tuy vậy bác vẫn là người phụ nữ khỏe mạnh và chăm chỉ làm việc. Lúc nào tôi cũng thấy bóng bác đi qua đi lại.có khi bác ở khu sân trường nhưng có khi lại thấy bác ở vườn cây… nhanh nhẹn lạ lùng. Một hôm về học muộn, tôi thấy bác đang đang dọn dẹp các phòng học. Nhìn từ xa trông bác như một "vệ sĩ "của môi trường. Bác bịt kín mặt chỉ nhìn thấy đôi mắt. Tay cầm cây chổi, tay đẩy thùng rác bác đến từng lớp một sau giờ học. Lớp nào cũng như 1 chiến trường. Bác cúi xuống nhặt từng mẩu giấy vụn và những giấy rác trong ngăn bàn bỏ vào thùng rác… rồi bác lại cặm cụi quét hết lớp này đến lớp khác. Chổi bác đưa đến đâu dường như bao nhiêu bụi bẩn bị quét sạch đến đấy. chúng sợ chạy loạn như một đàn kiến vỡ tổ. Sàn nhà đã sạch bóng bác lại vội vàng kê lại những dãy bàn cho chúng tôi. cối buổi thấy anh bảng đen mặt lem luốc bác liền lau cho anh, nhìn anh thật kiêu hãnh. khắp cả gian phòng đã được dọn dẹp sạch sẽ. Bác đưa cặp mắt liếc qua liếc lại như đang ngắm nhìn lại những thành quả của mình.bàn ghế, bảng đen,… cũng nhìn bác lao công như thầm cảm ơn. Cứ thế, hết phòng này đến phòng khác. Bóng bác cứ âm thầm lặng lẽ một mình trên những phòng học dài. Bác như một anh hùng lăn xả vào các chiến trường mà mỗi lúc bước vào là chiến trận hỗn độn mà khi bước ra là cả một thế giới bình yên.

Không có công việc nào là thấp kém, mọi việc dù nhỏ đến đâu thì những đóng góp của nó cũng mang lại lợi ích cho con người và xã hội. Như bác lao công trường tôi, chăm chỉ cần mẫn với công việc của mình dù không ai biết đến nhưng nó đã mang đến cho chúng tôi cả một không gian thoáng mát.


Miêu tả bác lao công trường em mẫu 2

Tụi học sinh chúng tôi hầu như chẳng ai quan tâm đến bác lao công. Nhưng không phải vì ghét bác mà là vì hầu như chúng tôi chẳng gặp bác bao giờ. Mỗi buổi sáng khi chúng tôi đến lớp, lớp đã sạch như lau cứ như chuyện cô Tấm trong quả thị vậy. Nhưng riêng đối với tôi, ấn tượng về bác lao công thật là đặc biệt. Tất cả bắt đầu từ cái ngày chúng tôi được phân công đi lao động.

Sáng hôm ấy, sau buổi học, cô chủ nhiệm dặn chúng tôi buổi chiều đi lao động để chuẩn bị cho ngày 26/3. Buổi chiều cô có việc bận nên các em phải tự lao động theo sự phân công. Ăn trưa xong thế là tụi tôi lại vội vã đạp xe rủ nhau mang dụng cụ đến trường. Dù đến sớm nhưng vốn ham chơi, tụi con gái chúng tôi chẳng ai bảo ai quây ngồi thành một vòng tròn đủ chuyện trên trời dưới biển. Còn tụi con trai, trước khi đi đã thủ sẵn quả bóng da. Thế là đến trường các bạn đua nhau lao vào quả bóng. Sân trường buổi chiều vắng lặng chẳng có ai nên tụi tôi tha hồ đùa nghịch, la hò ầm ĩ mà chẳng ai nghĩ đến công việc phải làm. Tụi con trai còn đá bóng làm gãy cả một cành cây cảnh.

Thoáng cái đã hết quá nửa buổi chiều, lúc ấy bạn lớp trưởng mới chợt nghĩ đến nhiệm vụ được giao. Thế là chúng tôi mới cuống quýt ai làm việc nấy. Nhưng lạ thay! Khi xách nước đến những ô cửa kính để lau những vết bụi và vết bẩn lâu ngày thì chúng tôi bị phát hiện ra, các ô cửa kính đều đã được lau rất sạch. Quay sang khu hiệu bộ, chúng tôi lại thấy toàn bộ khu làm việc cũng đã được quét sạch bong. Chưa kịp hiểu ra ai đã giúp chúng tôi hoàn thành công việc thì từ xa, tôi đã thấy bác lao công đi tới. Đáp lại lời chào của chúng tôi, bác hiền hậu mở lời:

‐ Chào các cháu! Các cháu đi lao động phải không?

Bạn lớp trưởng chưa kịp trả lời, bác lao công lại tiếp:

‐ Thấy các cháu đang chơi vui vẻ, tiện tay bác đã giúp các cháu lo xong công việc ngày mai. Bác sợ các cháu làm không xong sẽ ảnh hưởng đến ngày kỷ niệm.

Lúc ấy, bạn lớp trưởng mới thưa:

‐ Chúng cháu cảm ơn bác rất nhiều! Chúng cháu ham chơi quá!

‐ Tuổi của các cháu là tuổi chơi, tuổi học nhưng các cháu cần nhớ khi đã được giao công việc phải chú ý để hoàn thành. Tiện đây bác cũng nhắc nhở các bạn nam, từ lần sau không được đá bóng ở sân trường vì sẽ làm hỏng cây xanh.

Chúng tôi ngoan ngoãn gật đầu rồi ra về trong lòng thầm cảm ơn bác lao công. Bác đã dạy chúng tôi bài học đầu tiên về lao động. Từ ngày ấy, các bạn lớp tôi quý trọng bác lao công lắm. Mỗi lần đi lao động hay có dịp được gặp mặt bác lao công, tụi tôi lại xúm quanh bác hỏi chuyện như những đứa con lâu ngày mới gặp lại cha mình.

Miêu tả bác lao công trường em mẫu 3

Một buổi sáng hơn một năm về trước, tôi đến trường sớm hơn mọi hôm, chắc không có gì đặc biệt nếu tôi không bắt gặp cảnh tượng ấy. Một cảnh tượng có thể đối với mọi người rất quen nhưng đây là lần đầu tiên tôi gặp.

Một người đàn ông chắc đã gần 60 tuổi, mái tóc điểm bạc gần hết với khuôn mặt khắc khổ đượm màu thời gian đang gánh hai thùng nước đã đun sôi để nguội lên tầng hai để đổ vào những chiếc bình ở hành lang của mỗi tầng. Đây sẽ là nguồn nước uống cho những học sinh như chúng tôi thỏa cơn khát sau những giờ học căng thẳng. Không biết tôi có phải là người nhạy cảm hay không mà cảnh tượng đó cứ in hằn trong tâm trí của một cô gái mới lớn cho đến tận bây giờ. Bác gánh hai thùng nước từng bước, từng bước lên cầu thang rồi từ từ đổ nước vào bình. Rồi từ hôm đó tôi đi học sớm hơn và quan sát các công việc bác làm rất tỉ mỉ, cẩn thận. Có lẽ mãi sau này tôi cũng không bao giờ quên được điều đó! Thời gian trôi qua, giờ đây tôi đã là một học sinh sắp phải rời xa mái trường THPT Bình Gia thân yêu để tiếp tục bước đi trên con đường tương lai của mình ở những giảng đường đại học. Vì vị trí lớp học của tôi ở chỗ khuất nên ít khi tôi thấy bác, đó có lẽ là thiệt thòi đối với tôi chăng? Thi thoảng tôi mới thấy bác khi tôi học môn thể dục hoặc có việc của lớp phải vào phòng hành chính. Vẫn đôi bàn tay ấy với những công việc quen thuộc, rất cần mẫn, cẩn thận từng chút một. Nếu tôi chỉ bắt gặp hình ảnh đó một lần thì có lẽ tôi đã không nghĩ về bác nhiều đến thế. Trong suốt thời gian tôi học ở trường đến bây giờ, ngày nào cũng vậy bác cứ đi, từng bước một trên con đường riêng của mình và làm những công việc có ích cho tất cả mọi người mà ít ai biết đến. Bác với chiếc xe đạp cũ kĩ, thô sơ của mình ngày ngày vẫn đến trường chăm sóc khuôn viên nhà trường. Dù tiết trời có chuyển từ nắng nóng sang mưa rào thì bác vẫn luôn có mặt để làm đẹp cho trường. Khi trời nắng rát bỏng người, vẫn dáng người ấy cùng với chiếc xe đạp ấy, bác vẫn đi. Rồi những khi mưa phùn gió bấc, vẫn dáng người ấy, chiếc xe đạp ấy, bác vẫn đi.

Hình ảnh bác lặng lẽ lau chùi từng căn phòng, từ phòng hành chính, phòng chờ của thầy cô, rồi đến phòng hội đồng và các lớp học. Có lẽ những kẻ căm ghét bác duy nhất là lũ vi khuẩn và bụi bẩn, có bàn tay của bác là chúng không có chốn dung thân. Hôm nào cũng vậy, bác đến sớm hơn mọi người, lặng lẽ lau chùi ở các căn phòng, đun nước pha trà sẵn… Bác đi qua khu nhà vệ sinh của học sinh phía đằng sau dãy nhà ba tầng, nếu còn thấy bẩn, bác dọn dẹp vệ sinh lại cho sạch sẽ. Có lẽ bác là người ra về muộn nhất, khi đã hoàn tất các công việc ở trường, với chiếc xe đạp cũ – người bạn đường của bác, bác lại lặng lẽ ra về. Phải chăng người hiểu và biết rõ ngôi trường này chính là bác. Bác nhớ từng gốc cây, hòn sỏi và lối mòn, bác nhớ từng ô cửa, viên gạch. Viên nào vỡ, ô cửa nào nứt là bác lại kịp thời báo cáo với nhà trường để sửa chữa ngay. Có lần lớp tôi học lâm sinh, giờ thực hành cả lớp phải ra vườn cuốc đất để gieo mầm sự sống, bác là người đã ra tận vườn chỉ bảo chúng tôi cách cuốc, tránh cuốc vào ống dẫn nước ngầm ở dưới lòng đất.

Công việc của bác lao công làm đã giúp ích cho nhà trường rất nhiều, vậy mà hình như rất ít người biết đến bác. Ban đầu tôi cũng chưa biết bác tên là gì, tôi đã hỏi bạn bè trong trường nhưng cảm tưởng như chẳng ai quan tâm đến vấn đề tôi đang hỏi. Một người hết lòng chăm lo cho ngôi trường, lặng lẽ đi trên con đường với biết bao mong ước về một ngôi trường xanh – sạch – đẹp. Nhiều lúc tôi bắt gặp những bạn học sinh không biết vô tình hay cố ý vặn vòi lấy nước trong bình để rửa tay, họ không biết hay cố tình không biết rằng mỗi sáng có một người đến trường sớm hơn họ gánh những thùng nước vượt qua từng bậc thang, mồ hôi lã chã rơi, để họ có thể uống sau những giờ học mệt mỏi. Vậy mà…

Trước hành động đó tôi cảm thấy rất bức xúc nhưng giờ đây tôi tự trách mình khi chỉ biết đứng nhìn và lắc đầu, tôi đã không ngăn lại hành động vi phạm nội quy, vi phạm đạo đức đó chỉ vì tính cách nhút nhát của mình. Nếu như mọi người bảo rằng bác làm những công việc nặng nhọc đó chỉ vì tiền thì có lẽ đó là một lời nhận định ngớ ngẩn. Bác làm những công việc đó không đơn giản đó là một việc để làm mà nó xuất phát từ trái tim, tình yêu thương với mái trường và những mầm non của đất nước.

Bác là người đã từng xung phong ra mặt trận trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của dân tộc Việt Nam. Khi nghỉ chế độ, trở về với cuộc sống đời thường, trên ngực áo của bác rất nhiều huân huy chương. Nhưng cuộc sống xô bồ thời mở cửa mấy ai còn nghĩ đến những điều trong quá khứ máu lửa ấy nữa.

Nếu bạn sống vội vã, không cảm nhận những gì đang diễn ra xung quanh thì bạn sẽ chẳng bao giờ phát hiện, khám phá và nhận ra những gì mà mình cần phải quý trọng và trân trọng những gì đang có. Tôi gọi bác là bác lao công bởi lẽ những công việc bác làm đích thực là việc của người lao công thực thụ nhưng không vì lẽ đó mà tôi khinh thường bác, ngược lại tôi càng kính trọng khâm phục bác nhiều hơn. Nhớ lại bài học về hình ảnh “Chị lao công đêm đông quét rác” giờ đây tôi càng thấm thía bài học làm người. Có những con người hi sinh thầm lặng không đòi hỏi gì hơn nhưng thế giới xung quanh thì lại quá thờ ơ, vô tâm. Quả thực đó mới là “Sống trong cát chết vùi trong cát, những trái tim như ngọc sáng ngời” và những con người đó “đã làm nên đất nước” ngày hôm nay. Có nhiều người coi thường công việc mà bác làm, cho rằng đó là một công việc hạ đẳng nhất trong xã hội nhưng với tôi thì khác. Công việc mà bác đang làm là một trong những công việc cao quý, bởi lẽ bác đã lặng thầm góp phần vào việc giữ gìn khuôn viên sạch đẹp của trường. Thành công của ngôi trường ngày hôm nay không chỉ có công của các thầy cô mà một phần nào đó có sự âm thầm góp công của những người như bác. Qua nhiều lần hỏi mọi người mà không ai biết, tôi mạnh dạn trực tiếp hỏi bác. Bác chỉ mỉm cười, một nụ cười thân thiện rồi nhẹ nhàng trả lời:

– “Cháu cứ gọi bác là bác lao công được rồi”.

Tôi thưa rằng:

– “Nhưng cháu muốn biết tên bác để sau này còn kể cho mọi người nghe câu chuyện về một con người đáng kính”.

– “Có gì đâu hở cháu! Nhà sạch thì mát, trường sạch thì bác mới yên tâm”.

Bác lao công từng ngày, từng ngày vẫn lặng lẽ chăm sóc khuôn viên trường. Có lần trong khi dọn vệ sinh, bác đã nhặt được một chiếc ví trong đó có hơn ba trăm nghìn. Bác vội vã đem chiếc ví nộp cho văn phòng Đoàn trường để trả lại cho người đánh mất. Thì ra chiếc ví đó là của một bạn học sinh mang tiền đi nộp học.

Tôi băn khoăn mãi về tên của bác rồi đem chuyện này nói với cô giáo chủ nhiệm, cô cười thật tươi trả lời tôi rằng:

– “Em là một học sinh ngoan, biết trân trọng những gì nhỏ bé nhất. cô rất vui vì có một người học trò như em. Hi vọng rằng tình cảm của em sẽ có sức lan tỏa trong cộng đồng trường học của chúng ta. Đó thực sự là một tấm gương người tốt việc tốt đáng để chúng ta noi theo em ạ! Bác ấy là bác Thành.”

Sáng nay tôi đi học sớm hơn chỉ để bắt gặp cảnh tượng như ngày nào. Vẫn bóng dáng ấy, vẫn mái đầu đã quá nửa bạc trắng với những công việc quen thuộc, bác đến trường và làm, lặng lẽ và âm thầm… Tôi cảm thấy tự hào về bác lao công trường tôi, bác Thành! Và giờ đây tôi có thể nói với mọi người rằng có một câu chuyện sẽ trở thành bài học làm người song hành cùng “Lặng lẽ Sapa” của Nguyễn Thành Long, đó là “Lặng lẽ bác lao công”

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
1
Quách Trinh
12/01/2021 21:44:44
+4đ tặng
Một buổi sáng hơn một năm về trước, tôi đến trường sớm hơn mọi hôm, chắc không có gì đặc biệt nếu tôi không bắt gặp cảnh tượng ấy. Một cảnh tượng có thể đối với mọi người rất quen nhưng đây là lần đầu tiên tôi gặp.
 
Một người đàn ông chắc đã gần 60 tuổi, mái tóc điểm bạc gần hết với khuôn mặt khắc khổ đượm màu thời gian đang gánh hai thùng nước đã đun sôi để nguội lên tầng hai để đổ vào những chiếc bình ở hành lang của mỗi tầng. Đây sẽ là nguồn nước uống cho những học sinh như chúng tôi thỏa cơn khát sau những giờ học căng thẳng. Không biết tôi có phải là người nhạy cảm hay không mà cảnh tượng đó cứ in hằn trong tâm trí của một cô gái mới lớn cho đến tận bây giờ. Bác gánh hai thùng nước từng bước, từng bước lên cầu thang rồi từ từ đổ nước vào bình. Rồi từ hôm đó tôi đi học sớm hơn và quan sát các công việc bác làm rất tỉ mỉ, cẩn thận. Có lẽ mãi sau này tôi cũng không bao giờ quên được điều đó! Thời gian trôi qua, giờ đây tôi đã là một học sinh sắp phải rời xa mái trường THPT Bình Gia thân yêu để tiếp tục bước đi trên con đường tương lai của mình ở những giảng đường đại học. Vì vị trí lớp học của tôi ở chỗ khuất nên ít khi tôi thấy bác, đó có lẽ là thiệt thòi đối với tôi chăng? Thi thoảng tôi mới thấy bác khi tôi học môn thể dục hoặc có việc của lớp phải vào phòng hành chính. Vẫn đôi bàn tay ấy với những công việc quen thuộc, rất cần mẫn, cẩn thận từng chút một. Nếu tôi chỉ bắt gặp hình ảnh đó một lần thì có lẽ tôi đã không nghĩ về bác nhiều đến thế. Trong suốt thời gian tôi học ở trường đến bây giờ, ngày nào cũng vậy bác cứ đi, từng bước một trên con đường riêng của mình và làm những công việc có ích cho tất cả mọi người mà ít ai biết đến. Bác với chiếc xe đạp cũ kĩ, thô sơ của mình ngày ngày vẫn đến trường chăm sóc khuôn viên nhà trường. Dù tiết trời có chuyển từ nắng nóng sang mưa rào thì bác vẫn luôn có mặt để làm đẹp cho trường. Khi trời nắng rát bỏng người, vẫn dáng người ấy cùng với chiếc xe đạp ấy, bác vẫn đi. Rồi những khi mưa phùn gió bấc, vẫn dáng người ấy, chiếc xe đạp ấy, bác vẫn đi.

Hình ảnh bác lặng lẽ lau chùi từng căn phòng, từ phòng hành chính, phòng chờ của thầy cô, rồi đến phòng hội đồng và các lớp học. Có lẽ những kẻ căm ghét bác duy nhất là lũ vi khuẩn và bụi bẩn, có bàn tay của bác là chúng không có chốn dung thân. Hôm nào cũng vậy, bác đến sớm hơn mọi người, lặng lẽ lau chùi ở các căn phòng, đun nước pha trà sẵn… Bác đi qua khu nhà vệ sinh của học sinh phía đằng sau dãy nhà ba tầng, nếu còn thấy bẩn, bác dọn dẹp vệ sinh lại cho sạch sẽ. Có lẽ bác là người ra về muộn nhất, khi đã hoàn tất các công việc ở trường, với chiếc xe đạp cũ – người bạn đường của bác, bác lại lặng lẽ ra về. Phải chăng người hiểu và biết rõ ngôi trường này chính là bác. Bác nhớ từng gốc cây, hòn sỏi và lối mòn, bác nhớ từng ô cửa, viên gạch. Viên nào vỡ, ô cửa nào nứt là bác lại kịp thời báo cáo với nhà trường để sửa chữa ngay. Có lần lớp tôi học lâm sinh, giờ thực hành cả lớp phải ra vườn cuốc đất để gieo mầm sự sống, bác là người đã ra tận vườn chỉ bảo chúng tôi cách cuốc, tránh cuốc vào ống dẫn nước ngầm ở dưới lòng đất.
 
Công việc của bác lao công làm đã giúp ích cho nhà trường rất nhiều, vậy mà hình như rất ít người biết đến bác. Ban đầu tôi cũng chưa biết bác tên là gì, tôi đã hỏi bạn bè trong trường nhưng cảm tưởng như chẳng ai quan tâm đến vấn đề tôi đang hỏi. Một người hết lòng chăm lo cho ngôi trường, lặng lẽ đi trên con đường với biết bao mong ước về một ngôi trường xanh – sạch – đẹp. Nhiều lúc tôi bắt gặp những bạn học sinh không biết vô tình hay cố ý vặn vòi lấy nước trong bình để rửa tay, họ không biết hay cố tình không biết rằng mỗi sáng có một người đến trường sớm hơn họ gánh những thùng nước vượt qua từng bậc thang, mồ hôi lã chã rơi, để họ có thể uống sau những giờ học mệt mỏi. Vậy mà…

Trước hành động đó tôi cảm thấy rất bức xúc nhưng giờ đây tôi tự trách mình khi chỉ biết đứng nhìn và lắc đầu, tôi đã không ngăn lại hành động vi phạm nội quy, vi phạm đạo đức đó chỉ vì tính cách nhút nhát của mình. Nếu như mọi người bảo rằng bác làm những công việc nặng nhọc đó chỉ vì tiền thì có lẽ đó là một lời nhận định ngớ ngẩn. Bác làm những công việc đó không đơn giản đó là một việc để làm mà nó xuất phát từ trái tim, tình yêu thương với mái trường và những mầm non của đất nước.
 
Bác là người đã từng xung phong ra mặt trận trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của dân tộc Việt Nam. Khi nghỉ chế độ, trở về với cuộc sống đời thường, trên ngực áo của bác rất nhiều huân huy chương. Nhưng cuộc sống xô bồ thời mở cửa mấy ai còn nghĩ đến những điều trong quá khứ máu lửa ấy nữa.
 
Nếu bạn sống vội vã, không cảm nhận những gì đang diễn ra xung quanh thì bạn sẽ chẳng bao giờ phát hiện, khám phá và nhận ra những gì mà mình cần phải quý trọng và trân trọng những gì đang có. Tôi gọi bác là bác lao công bởi lẽ những công việc bác làm đích thực là việc của người lao công thực thụ nhưng không vì lẽ đó mà tôi khinh thường bác, ngược lại tôi càng kính trọng khâm phục bác nhiều hơn. Nhớ lại bài học về hình ảnh “Chị lao công đêm đông quét rác” giờ đây tôi càng thấm thía bài học làm người. Có những con người hi sinh thầm lặng không đòi hỏi gì hơn nhưng thế giới xung quanh thì lại quá thờ ơ, vô tâm. Quả thực đó mới là “Sống trong cát chết vùi trong cát, những trái tim như ngọc sáng ngời” và những con người đó “đã làm nên đất nước” ngày hôm nay. Có nhiều người coi thường công việc mà bác làm, cho rằng đó là một công việc hạ đẳng nhất trong xã hội nhưng với tôi thì khác. Công việc mà bác đang làm là một trong những công việc cao quý, bởi lẽ bác đã lặng thầm góp phần vào việc giữ gìn khuôn viên sạch đẹp của trường. Thành công của ngôi trường ngày hôm nay không chỉ có công của các thầy cô mà một phần nào đó có sự âm thầm góp công của những người như bác. Qua nhiều lần hỏi mọi người mà không ai biết, tôi mạnh dạn trực tiếp hỏi bác. Bác chỉ mỉm cười, một nụ cười thân thiện rồi nhẹ nhàng trả lời:
– “Cháu cứ gọi bác là bác lao công được rồi”.
 
Tôi thưa rằng:
– “Nhưng cháu muốn biết tên bác để sau này còn kể cho mọi người nghe câu chuyện về một con người đáng kính”.
– “Có gì đâu hở cháu! Nhà sạch thì mát, trường sạch thì bác mới yên tâm”.
 
Bác lao công từng ngày, từng ngày vẫn lặng lẽ chăm sóc khuôn viên trường. Có lần trong khi dọn vệ sinh, bác đã nhặt được một chiếc ví trong đó có hơn ba trăm nghìn. Bác vội vã đem chiếc ví nộp cho văn phòng Đoàn trường để trả lại cho người đánh mất. Thì ra chiếc ví đó là của một bạn học sinh mang tiền đi nộp học.
 
Tôi băn khoăn mãi về tên của bác rồi đem chuyện này nói với cô giáo chủ nhiệm, cô cười thật tươi trả lời tôi rằng:
 
– “Em là một học sinh ngoan, biết trân trọng những gì nhỏ bé nhất. cô rất vui vì có một người học trò như em. Hi vọng rằng tình cảm của em sẽ có sức lan tỏa trong cộng đồng trường học của chúng ta. Đó thực sự là một tấm gương người tốt việc tốt đáng để chúng ta noi theo em ạ! Bác ấy là bác Thành.”
 
Sáng nay tôi đi học sớm hơn chỉ để bắt gặp cảnh tượng như ngày nào. Vẫn bóng dáng ấy, vẫn mái đầu đã quá nửa bạc trắng với những công việc quen thuộc, bác đến trường và làm, lặng lẽ và âm thầm… Tôi cảm thấy tự hào về bác lao công trường tôi, bác Thành! Và giờ đây tôi có thể nói với mọi người rằng có một câu chuyện sẽ trở thành bài học làm người song hành cùng “Lặng lẽ Sapa” của Nguyễn Thành Long, đó là “Lặng lẽ bác lao công”.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×