Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Phân tích 9 câu thơ về bức tranh cuộc sống trong tác phẩm Vội Vàng

2 trả lời
Hỏi chi tiết
661
1
2
Lê Vũ
21/01/2021 16:49:00
1. PHÂN TÍCH ĐỀ
- Kiểu bài: dạng bài phân tích một đoạn thơ.

- Vấn đề nghị luận: nội dung, nghệ thuật 9 câu thơ cuối bài Vội vàng.

- Phạm vi dẫn chứng, tư liệu: các căn cứ, hình ảnh, chi tiết,... thuộc phạm vi 9 câu thơ cuối bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu.

2. HỆ THỐNG LUẬN ĐIỂM
- Luận điểm 1: Tâm trạng vội vàng, thái độ sống gấp gáp của tác giả.

- Luận điểm 2: Tuyên ngôn về lẽ sống, quan niệm sống của Xuân Diệu.

3. LẬP DÀN Ý CHI TIẾT
a) Mở bài

- Giới thiệu sơ lược về tác giả, tác phẩm:

+ Xuân Diệu là một trong những nhà thơ lớn nổi tiếng từ phong trào Thơ mới, được mệnh danh là “ông hoàng thơ tình”.

+ Bài thơ Vội vàng là một trong những bài thơ nổi tiếng bộc lộ quan niệm nhân sinh mới mẻ của Xuân Diệu, hình thức hấp dẫn với nhiều cách tân táo bạo, nhuần nhị.

- Khái quát nội dung 9 câu thơ cuối : Tâm trạng vội vàng, thái độ sống gấp gáp của tác giả, đồng thời là tuyên ngôn về lẽ sống của Xuân Diệu.

b) Thân bài

Luận điểm 1: Tâm trạng vội vàng, thái độ sống gấp gáp của tác giả

- Bức tranh thiên nhiên lại được sống dậy với những phẩm chất đẹp đẽ như ban đầu, ngồn ngộn sức sống, căng tràn sức xuân

- Sự sống mới bắt đầu, ngồn ngộn một sự sống, căng tràn sức xuân

+ Mây đưa và gió lượn: Quấn quýt, giao hòa

+ Cánh bướm say với tình yêu

+ Non nước, cỏ cây chuếnh choáng trong men say cuộc đời

- Không gian ngập tràn sánh sáng

- Tác giả nhận ra không thể mãi tiếc nuối -> Cảm nhận cảnh sắc ở thời tươi. Thế giới xuân tình rạo rực đến đắm say => đẹp và đầy sức quyến rũ

+ Tình yêu cuộc sống và niềm khao khát giao cảm

+ Động thái của chủ thể trữ tình: Ở điệp khúc: Ta muốn... ôm, say, thâu riết

-> Cử chỉ vồ vập, đắm say đối với một người tình cuộc sống

=> Bộc lộ tình yêu cuộc sống đến cuồng si.

- Chủ thể trữ tình đã cảm nhận cuộc sống bằng nhiều giác quan: xúc giác, thị giác, và cả những cảm nhận vô hình

- Từ đại từ xưng tôi -> ta

+ "tôi" : ngạo nghễ

+ "ta" : chung, nhỏ bé mang một thái độ tự nguyện hòa nhập và đồng điệu với cuộc đời rộng lớn, tự nguyện hòa nhập vào dòng chảy thời gian, tự nguyện giao cảm với cuộc sống.


 
- Sự diệu kì đã xảy ra trong hồn thơ của Xuân Diệu, chính tình yêu cuộc sống đã làm sống lại phẩm chất tươi đẹp, đầy sinh khí như ban đầu, còn đọng lại vẫn là tình yêu mãnh liệt.

- Kết thúc là lúc tình cảm của tác giả mãnh liệt đến độ cao trào của bài thơ

-> Xuân Diệu vẫn còn băn khoăn lắm, vẫn còn lo sợ lắm, những đắm say vẫn là đắm say, khao khát vẫn là khát khao

=> Càng yêu càng sợ mất, càng sợ mất càng muốn yêu, càng muốn níu giữ.

Luận điểm 2: Tuyên ngôn về lẽ sống, quan niệm sống của Xuân Diệu

- Cuộc đời đẹp nhất là vào mùa xuân, đời người đẹp nhất là lúc tuổi trẻ, tuổi trẻ đẹp nhất là tình yêu

=> Con người cần trân trọng những giây phút của tuổi trẻ.

- Theo Xuân Diệu, thiên nhiên rất đẹp, chứa đựng biết bao nhiêu điều hấp dẫn, đáng sống vì vậy cần phải biết tận hưởng những gì cuộc sống ban tặng.

=> Giáo dục con người ý thức về giá trị cuộc sống để thèm sống, thích sống, sống cho ra sống, sống cho ra người.

* Đặc sắc nghệ thuật

- Ngôn từ có sự cách tân : sử dụng những từ ngữ táo bạo, những từ ngữ cảm giác xuất hiện với mật độ dày đặc


- Sắp xếp ngôn từ tạo nên những làn sóng ngôn từ đan xen, cộng hưởng nhau theo chiều tăng tiến

- Biện pháp trùng điệp: Điệp từ, điệp cú pháp, điệp liên từ, giới từ

- Nhịp điệu và giọng điệu giục giã xen kẽ những câu thơ ngắn dài tạo nên sự sôi nổi.

c) Kết bài

- Khái quát giá trị nội dung 9 câu thơ cuối Vội vàng.

- Cảm nhận của em.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
1
An Nhiên
21/01/2021 16:50:14
+4đ tặng

Thời gian chẳng bao giờ chiều lòng người, con người thì nhỏ bé nhưng khát khao lại lớn lao, càng yêu đời, yêu người bao nhiêu thì lại càng thảng thốt khi nhận ra quy luật khắc nghiệt của tạo hóa. Là một nhà thơ mới có cái nhìn tinh tế và trái tim dễ say đắm nhưng cũng bộn bề lo sợ – Xuân Diệu hơn ai hết luôn dằn dặt trước sự trôi chảy của thời gian và tuổi xuân. Có lẽ thế mà nhà thơ luôn sống vội vàng, sống gấp gáp và cũng yêu đắm say. Bài thơ Vội Vàng được xem là châm ngôn sống của Xuân Diệu cũng là tác phẩm thể hiện cái tôi mãnh liệt trong cảm xúc và nhiều khám phá mới mẻ ở hình ảnh thơ. Trong đó khổ thơ cuối bài với tiết tấu nhanh và mạnh như một lời kết luận cho châm ngôn sống vội của ông.

Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm,

Ta muốn ôm

Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn;

Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,

Ta muốn say cánh bướm với tình yêu,

Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều

Và non nước, và cây, và cỏ rạng,

Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng

Cho no nê thanh sắc của thời tươi;

- Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!”

 

Ông hoàng thơ tình Xuân Diệu luôn khao khát sống và sống gấp, sống vội. Nếu ở khổ thơ đầu và khổ thứ hai là tình yêu mãnh liệt cùng với sự nuối tiếc chia lìa thì đoạn thơ cuối bài là lời giải đáp cho câu hỏi: sống vội vàng là như thế nào. Cụm từ “mau đi thôi” như một lời thúc giục khi tác giả nhận ra rằng vẫn còn kịp để yêu thương và sống trọn vẹn với tuổi xuân cho đến phút cuối cùng. Phải rồi! “mùa chưa ngả chiều hôm”, xuân vẫn còn đó, người đang yêu tha thiết thì tại sao phải nghĩ nhiều đến chia lìa để hao hụt niềm vui hiện tại. Vì thế mà Xuân Diệu bừng tỉnh và giọng điệu thơ trở lại sự nồng nhiệt thiết tha.

Điệp từ “ta muốn” tạo thành một cấu trúc câu đều đặn, hối hả như thúc giục mọi người hãy yêu quý tuổi trẻ của mình, hãy làm những điều mà chỉ có tuổi trẻ mới làm được và trước hết là say đắm với thiên nhiên, tình yêu của mùa xuân. Thêm vào đó là các động từ chỉ tâm thế: ôm, riết, say, thâu, cắn diễn tả được tình cảm vồ vập và niềm khao khát tận hưởng đến tham lam. Các động từ này có sự tăng tiến rõ rệt trong ước muốn. Ban đầu chỉ là một cái ôm nhẹ nhàng nhưng ôm nào đủ cho sự khát khao, phải siết mạnh thì mới cảm nhận được tình yêu. Khi gần bên, nhà thơ say sưa thâu tóm tất cả vào mình và cuối cùng là hành động mạnh nhất là cắn, như muốn chiếm hữu làm của riêng.

Những câu thơ tiếp theo, Xuân Diệu sử dụng điệp từ cho kết hợp với tính từ “no nê, chếnh choáng, đã đầy” để khẳng định tâm thế của một con người lúc nào cũng hòa mình vào thiên nhiên, cuộc sống. Không phải chỉ vừa đủ mà để cuộc đời hóa thân thành tâm hồn, tâm hồn thì chan chứa tình yêu. Sự cộng hưởng của điệp từ “và” tạo nên sự rộng lớn, bao quát như chính vòng tay tham lam muốn ôm trọn tất cả của nhà thơ. Bài thơ khép lại trong sự hóa thân từ cái tôi cá nhân nhỏ bé thành cái ta chung. Nhà thơ đi từ những khát vọng riêng tư vươn lên thành khát vọng muốn được sông đẹp và cống hiến trọn vẹn với vũ trụ, đất trời. “Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào người“, câu thơ mới lạ và táo bạo. Cảm xúc được cụ thể hóa bằng hành động cũng là điều hợp lí trong trái tim của nhà thơ đang yêu điên cuồng.

Khổ thơ cuối của bài khép lại bằng những sáng tạo độc đáo trong cách dùng từ,  cũng là quan điểm chung của tuổi trẻ: sống là phải biết tận hưởng, yêu đời nhưng cũng phải dâng hiến và trân trọng những điều tốt đẹp mà cuộc đời ban tặng.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 11 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo