Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nêu những đặc điểm của sự truyền sóng vô tuyến trong khí quyển

      Bài tập 2: Nêu những đặc điểm của sự truyền sóng vô tuyến trong khí quyển.

3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
303
3
3
Nguyễn Minh Vũ
25/01/2021 18:51:53
+5đ tặng

Những đặc điểm của sự truyền sóng vô tuyến trong khí quyển:

  • Các phân tử không khí hấp thụ mạnh sóng dài, sóng trung, sóng cực ngắn.
  • Không khí nói chung cũng hấp thụ mạnh sóng ngắn. Tuy  nhiên trong vùng tương đối hẹp các sóng có bước sóng ngắn hầu như không bị hấp thụ.
  • Các sóng ngắn phản xạ tốt trong các môi trường được coi như dẫn điện tốt như: tầng điện li, mặt đất, mặt nước biển, ... Do đó, các sóng ngắn có thể truyền đi rất xa trên mặt đất.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
1
..........?
25/01/2021 18:51:57
+4đ tặng

– Trong khí quyển, các sóng dài, sóng trung và sóng cực ngắn không thể truyền đi xa. Khoảng cách tối đa của sự truyền các sóng này là từ vài kilômét đến vài chục kilômét.

-Trong một số vùng tương đối hẹp, các sóng có bước sóng ngắn hầu như không bị không khí hâ'p thụ.

– Các sóng ngắn vô tuyến phản xạ rất tốt trên tầng điện li cũng như trên mặt đất và mặt nước biển như ánh sáng, nên chúng có thể truyền đi rất xa (có thể đến vài chục nghìn kilômet trên mặt đất.



 
1
0
Nguyễn Thành Trương
25/01/2021 21:40:49
+3đ tặng

Sóng vô tuyến bị môi trường không khí hấp thụ. Chỉ có những sóng điện từ nằm trong một số vùng tương đối hẹp là không bị môi trường không khí hấp thụ. Các vùng này gọi là dải sóng vô tuyến.

   + Sóng dài: có năng lượng thấp, bị các vật trên mặt đất hấp thụ mạnh nhưng nước lại hấp thụ ít, do đó sóng dài và cực dài được dùng trong thông tin liên lạc dưới nước (VD: liên lạc giữa các tàu ngầm,...). Tuy nhiên, chúng bị yếu đi rất nhanh khi đi ra xa khỏi nguồn phát, vì vậy nguồn phát phải có công suất lớn.

   + Sóng trung: Ban ngày bị hấp thụ mạnh nên không truyền đi xa. Ban đêm sóng ít bị hấp thụ, phản xạ tốt ở tầng điện li nên sóng có thể truyền đi xa. Sóng trung được dùng trong vô tuyến truyền thanh (thường sử dụng chỉ trong phạm vi một quốc gia). Tuy nhiên, về ban ngày thì ta chỉ bắt được các đài ở gần, còn về ban đêm sẽ bắt được các đài ở xa hơn (ban đêm nghe đài sóng trung rõ hơn ban ngày).

   + Sóng ngắn: có năng lượng lớn, bị phản xạ nhiều lần giữa tầng điện ly và mặt đất. Do đó một đài phát sóng ngắn có công suất lớn có thể truyền sóng tới mọi điểm trên Trái Đất. Sóng ngắn thường được dùng trong liên lạc vô tuyến hàng hải và hàng không, các đài phát thanh,...

   + Sóng cực ngắn: không bị tầng điện li hấp thụ hay phản xạ, nó xuyên qua tầng điện li vào vũ trụ. Sóng cực ngắn thường được dùng trong việc điều khiển bằng vô tuyến, trong vô tuyến truyền hình, trong thông tin vũ trụ,...

Chú ý: Vô tuyến truyền hình dùng các sóng cực ngắn, không truyền được xa trên mặt đất, không bị tầng điện li hấp thụ hay phản xạ, nó xuyên qua tầng điện li. Muốn truyền hình đi xa, người ta phải đặt các đài tiếp sóng trung gian, hoặc dùng vệ tinh nhân tạo để thu rồi phát trở về Trái Đất.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×