Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi

1 trả lời
Hỏi chi tiết
437
1
0
Ni Lin
25/01/2021 20:37:25
+5đ tặng

Câu 1. Những phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn thơ: tự sự, miêu tả, biểu cảm.

Câu 2. Ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh:
– Mặt trời: Tượng trưng cho tự do/ ánh sáng của lí tưởng/ cuộc sống tươi đẹp.
– Nước mắt: Tượng trưng cho sự thương đau/ mất mát/ nô lệ/ lẩm than/ cuộc sống tối tăm.

Câu 3. Cụm từ Có lẽ vậy thôi diễn tả tư tưởng buông xuôi, phó mặc cho số phận/ an phận; trạng thái chán nản, tuyệt vọng.

Câu 4. Biện pháp nghệ thuật đặc sắc nhất: So sánh.
Tác dụng: Thể hiện rõ tình trạng mất phương hướng, mất niềm tin và mơ ước, sống vô nghĩa, lay lắt của nhân vật trữ tình “tôi” khi chưa gặp được mùa xuân của lí tưởng.

II. LÀM VĂN

Câu 1.
Trên cơ sở những hiểu biết vê’ phần Đọc hiểu, có thể trình bày suy nghĩ của mình về vấn đề cần nghị luận và trích dẫn câu nói theo nhiều cách, nhưng cần hợp lí và có sức thuyết phục.
– Về hình thức: Học sinh phải đảm bảo đúng yêu cầu về mặt hình thức của một đoạn văn hoàn chỉnh, không xuống dòng tạo thành hai đoạn văn.
– Về nội dung: Đoạn văn phải bám sát nội dung cần nghị luận, tránh lan man, lạc đề.

* Có thể tham khảo các nội dung sau đây để viết đoạn văn:
– Giới thiệu khái quát vấn đề cần nghị luận và trích dẫn câu nói.
– Mặt trời: chỉ ánh sáng rực rỡ, vẻ đẹp. Hướng về phía mặt trời: hướng về những điều tốt đẹp. Bóng tối: chỉ những xấu xa, u ám, đen tối.
– Hãy hướng về phía mặt trời, bóng tối sẽ ngả về sau bạn: Khi hướng về những điều tốt đẹp, những gì xấu xa, khó khăn, u tối sẽ lùi lại phía sau.
– Ý nghĩa câu nói: Khuyên con người xây dựng thái độ sống lạc quan, tích cực.
– Hướng về những điều tốt đẹp là hướng về lí tưởng, ước mơ, mục đích, việc làm hướng thiện… (Dẫn chứng)
– Khi hướng về những điểu tốt đẹp, con người có động lực, có mục đích, sự phấn chấn, niềm tin, lạc quan,… Đó là sức mạnh giúp họ mau đi đến thành công, đẩy lùi những khó khăn thử thách, nỗi sợ hãi, chán nản, tuyệt vọng. (Dẫn chứng)
– Câu danh ngôn bao hàm một triết lí, một nhân sinh quan đúng đắn: Phải lạc quan tin tưởng ở tương lai, ở mục đích sống tốt đẹp.
+ Phê phán những con người thiếu niềm tin, không dám bước tới để hướng về phía mặt trời – những điểu tốt đẹp. Họ dễ bị nhấn chìm trong bóng đêm của sự thất vọng, sợ hãi, trì trệ…
+ Khẳng định ý nghĩa câu danh ngôn và rút ra bài học cho bản thân.

Câu 2.
Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần đảm bảo các ý chính dưới đây:

1. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Trình bày đầy đủ các phẩn: Mở bài, Thân bài, Kết bài.
(Phần Mở bài: biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài: biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn để; phần Kết bài: khái quát được vấn đề và thể hiện được ấn tượng, cảm xúc sâu đậm của cá nhân.)

2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 

Vẻ đẹp của hai đoạn thơ trong bài.

3. Triển khai vấn đề

[Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm (trong đó phải có thao tác phân tích, so sánh); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng].
– Giới thiệu về tác giả, tác phẩm, đoạn thơ cẩn phân tích.
– Phân tích vẻ đẹp nội dung và nghệ thuật của hai đoạn thơ.
a) Đoạn thơ trong bài Vội vàng: Thí sinh có thể có những cách trình bày khác nhau, nhưng cần làm nổi bật được:
– Về nội dung:
+ Vội vàng là tuyên ngôn sống của một thi nhân đắm say với cuộc đời, tiêu biểu cho giai đoạn sáng tác trước cách mạng tháng Tám của Xuân Diệu. (Bài thơ viết năm 1938). + Đoạn thơ thuộc khổ đầu, thể hiện ước muốn của nhà thơ. Từ đó thấy được vẻ đẹp của lòng yêu đời, cái tôi khao khát, giao cảm, tận hưởng cuộc sống…
– Về nghệ thuật: Điệp ngữ, động từ mạnh, thể thơ ngũ ngôn, nhịp ngắn…
b) Đoạn thơ trong bài Từ ấy: Thí sinh có thể có những cách trình bày khác nhau, nhưng cần làm nổi bật được:
– Vể nội dung:
+ Từ ấy là tuyên ngôn sống của một người chiến sĩ cộng sản được sáng tác khi nhà thơ gặp được lí tưởng cách mạng (1938).
+ Đoạn thơ thuộc khổ 2 của bài thơ, thể hiện sự thay đổi về tư tưởng, tình cảm khi gặp được lí tưởng cách mạng… Từ đó ta thấy được thái độ sẵn sàng, tự nguyện, gắn kết, khát vọng cống hiến đầy nhiệt huyết của tác giả.
– Vê’ nghệ thuật: Sử dụng động từ, điệp từ, ẩn dụ, hình ảnh “hổn tôi”, “hồn khổ”…
c) Chỉ ra điểm tương đổng và khác biệt để thấy được vẻ đẹp riêng của mỗi đoạn: Thí sinh có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần làm nổi bật được:
– Sự tương đồng
+ Ra đời cùng thời (1938).
+ Nhân vật trữ tình: Cái tôi tác giả đắm say, khao khát sống hướng tới cuộc đời và con người bằng tình yêu chân thành, mãnh liệt.
+ Giọng thơ say mê, cảm hứng lãng mạn. Dùng động từ mạnh.
– Sự khác biệt
+ Đoạn thơ trong bài Vội vàng
• Khát vọng của thi sĩ Thơ mới: lãng mạn đắm say, cuống quýt vội vàng…
• Đối tượng hướng tới là: Tất cả sự cống hiến ở trần gian.
• Mục đích: Chiếm lĩnh và hưởng thụ -> đó là cái tôi tận hưởng.
+ Đoạn thơ trong bài Từ ấy
• Khát vọng của một thi sĩ, một chiến sĩ cộng sản được hiến dâng cho lí tưởng cách mạng cho nhân loại cần lao.
• Đối tượng: tầng lớp quần chúng nhân dân lao khổ.
• Mục đích: chia sẻ, đồng cảm: tạo khối đời vững chắc -> đó là cái tôi tận hiến.
– Lí giải sự khác biệt
(Thời đại, xuất thần của tác giả, đặc điểm sáng tác,…).
– Khẳng định lại vấn đê (Kết bài).

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 7 mới nhất
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư