Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Chứng minh tính đúng đắn của câu: "Có công mài sắt, có ngày nên kim"

Chứng minhtinhs đúng đắn của câu    Có công mài sắt, có ngày nên kim

4 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
456
2
1
Snwn
28/01/2021 19:52:16
+5đ tặng
Người xưa muốn nhắc nhở con cháu cho dù việc có khó khăn thì chỉ cần kiên trì, nhẫn nại thì cũng sẽ vượt qua dễ dàng. Câu tục ngữ "Có công mài sắt, có ngày nên kim" là một quan điểm đúng đắn. ... Nếu không có ý chí quyết tâm cùng lòng kiên trì, thì chú Rùa chậm chạp thật khó có thể chạy nhanh hơn Thỏ.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
1
huong thanh
28/01/2021 19:54:23
+4đ tặng

Văn học việt nam là một kho tàng những câu thành ngữ, tục ngữ, được đút kết từ những kinh nghiệm sống qúy báo của ông cha ta mà ra. Câu tục ngữ có công mài sắt có ngày nên kim là một trong những câu tục ngữ mang ý nghĩ truyền dạy cho con cái sau này. Qua bài viết sau chúng ta cùng chứng minh câu tục ngữ có công mài sắt có ngày nên kim có đúng hay không.

Đọc xong câu tục ngữ chúng ta gặp ngay nghĩa đen của câu tục ngữ. Ý nói một thanh sắt thô sơ, cứng cáp, được bác thợ rèn mài ngày này qua ngày khác và cuối cùng nó cũng thành một cây kim thật tiện dụng. rất nhiều người khi nghe nói mài sắt thành kim đã ngại ngùng và cho rằng công việc này khó khăn không thể làm được. nhưng vẫn có người không nghĩ dậy. họ bỏ ra nhiều công sức để làm thanh sắt thô sơ thành một cây kim. Cho nên dù một cây kim rất nhỏ bé, không đáng gì nhưng nó lại là một thành quẳ của sự kiên trì, nhẫn nại của một con người.

Bên cạnh đó câu tục ngữ còn có một nghĩa bóng. Đây là một bài học mà ông cha ta đã đúc kết được và truyền dạy cho con cháu như: sự kiên nhẫn, cần cù, thì cho dù gặp việc khó khăn đến mấy cũng có thể làm xong.

Từ xa xưa cho đến nay có biết bao tấm gương đã chứng minh cho câu tục ngữ trên là đúng.

Khi nhắc đến ông trong mỗi chúng ta ai cũng biết . mạc đĩnh chi ông là một vị quan lớn có tài thời nhà trần. ông được lớn lên trong một gia đình nghèo khổ, ban ngày phải làm việc kiếm sống đến tối mới có thời gian rảnh để học. nhà nghèo không có tiền để mua dầu thấp đèn học bài, không vì thế mà ông từ bỏ việc học của mình. Ông đã nghĩ ra cách bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng để có ánh sáng mà đọc sách. Sau một thời gian dài kiên trì và quyết tâm học tập và ông đã đổ trạng nguyên vào năm 1304 và làm quan lớn thời đó.

Một tấm gương sáng mà cả thế hệ con cháu việt nam phải nôi theo đó là bác hồ kính yêu của chúng ta. Khi còn là một cậu học sinh thì ý chí quyết tâm tim đường cứu nước trong bác rất mãnh liệt. sống một mình nơi đất khách, bác phải làm rất nhiều công việc để kiếm sống và thực hiện con đường cách mạng của mình. Với một quyết tâm cao bác đã vượt qua mọi khó khăn, thử thách..bác đã chỉ ra con đường cứu nước đúng đắng và làm nên thắng lợi của cuộc cách mang tháng tám thành công, đưa đất nước giành lại quyền độc lập, tự do cho riêng mình.

Newton là nhà khoa học nổi tiếng của anh, là tấm gương kiên trì trong lĩnh vực nghiên cứu và học tập. ông sinh ra trong một gia đình nông thôn ở anh. Lúc đầu kết quả học tập của ông chỉ đạt mức trung bình. Đến cuối năm thứ 2, ông bị một anh bạn giỏi nhất lớp chế nhiễu. ông quyết tâm học thật giỏi để hơn anh bạn đó. Sau một thời gian miệt mài đọc sách cuối cùng ông cũng là người học giỏi nhất lớp.

Năm ông 16 tuổi, ba mẹ muốn định hướng công việc làm ăn cho ông nên ông phải nghĩ học về sống với ba mẹ. ông không mê công việc đó mà chỉ chăm chú đọc sách. Nhờ nhự góp ý của người chú mà ba mẹ ông đã cho ông vào đại học, trong môi trường đại học ông bỏ hết thời gian vào việc nghiên cứu học tập và cuối cùng ông đạt thành tựu lớn. trở thành nhà bác học vĩ đại thế giới.

Qua những tấm gương tiêu biểu trên cho chúng ta thấy làm bất cứ việc gì phải có lòng kiên trì, nhẫn nại, quyết chí thì chúng ta đều làm được. nếu chúng ta nản chí, thiếu nhẫn nại sẽ dẫn đến thất bại.

Qua bài viết trên giúp chúng ta có kiến thức và cách hiểu đúng về câu tục ngữ có công mài sắt có ngày nên kim mà ông cha ta để lại. tôi hy vọng với những kiến thức được chia sẽ ở trên có thể giúp các bạn thật vững vàng trước những khó khăn mà không lùi bước. chúng ta cùng chia sẽ đến gia đình và bạn bè nhé!

2
1
Wind
28/01/2021 19:56:38
+3đ tặng

                                                                                           Bài làm
Trong cuộc sống, không có một thành công nào tự nhiên mà có. Tất cả những thành quả tốt đẹp đều được nảy nở từ những tháng ngày cố gắng rèn luyện không ngừng. Sự cố gắng, kiên trì bền bỉ ấy được nhân ta đúc kết trong câu tục ngữ: “Có công mài sắt, có ngày nên kim” quả rất đúng đắn.

Câu tục ngữ: “Có công mài sắt có ngày nên kim” tuy thật ngắn gọn nhưng ý nghĩa của nó thật lớn lao. Câu tục ngữ xuất phát chính là từ trong thực tế đời sống. Ngày xưa, khi chưa có máy móc hiện đại như bây giờ, để có thể làm nên những chiếc kim nhỏ xíu dùng trong may vá, thêu thùa thì những người thợ đã phải cần mẫn ngồi mài những cục sắt to từ ngày qua ngày khác. Để làm được những chiếc kim bé nhỏ không chỉ đòi hỏi sự khéo léo, cẩn trọng mà quan trọng hơn đó là sự kiên trì, cố gắng không ngừng nghỉ của người thợ mài.

Có thể thấy rằng, một chiếc kim bé nhỏ, nhìn có vẻ tầm thường nhưng lại tiêu tốn rất nhiều công sức của người lao động. Từ đó chúng ta có thể suy rộng ra, nếu muốn thành công thì cần phải biết cố gắng, nỗ lực và kiên trì. Có chịu khó rèn luyện, cố gắng vươn lên thì chúng ta mới vượt qua được gian lao thử thách để hoàn thành công việc được giao, cho dù là những việc nhỏ bé nhất.

Ứng dụng câu tục ngữ trong cuộc sống, chúng ta mới thấm nhuần tính đúng đắn và ý nghĩa lớn lao của nó. Để đạt được thành công, con người cần phải kiên trì, nỗ lực học hỏi, biết giải quyết mọi khó khăn và tiến lên phía trước. Hẳn nhiều người Việt Nam chúng ta vẫn còn nhớ câu chuyện “Rùa và Thỏ”. Với ý chí và lòng quyết tâm cao độ, chú Rùa chậm chạp đã chiến thắng Thỏ trong cuộc thi chạy. Qua đó ta cũng có thể thấy rằng, những kẻ chủ quan, ỷ nại mình có tài mà không chịu cố gắng, không chịu nỗ lực thì cuối cùng kết quả chỉ là thất bại mà thôi.

Trong suốt những 9 năm kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) ròng rã, cũng chính nhờ lòng kiên trì nhẫn nại, chịu đựng gian khổ, thiếu thốn mà nhân dân ta đã làm nên một chiến thắng Điện Biên lừng lẫy: “Chín năm làm một Điên Biên/Nên vàng hoa đỏ, nên thiên sử vàng” (Tố Hữu). Cũng không lâu sau đó, nhân dân ta lại phải tiếp tục trường kì kháng chiến chống Mỹ, bền bỉ đấu tranh, cuối cùng cũng đã “đánh cho Mỹ cút đánh cho ngụy nhào” và toàn thắng đã về ta, thống nhất đất nước vào mùa xuân năm 1975 với chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.

Cũng như vậy, có rất nhiều công trình khoa học lớn nhỏ ra đời đâu phải chỉ nhờ tài năng mà phần lớn còn phải nhờ lòng nhẫn nại và sự kiên trì của con người. Từ những hạt thóc giống quý báu đem từ Nhật về, Giáo sư Lương Đình Của phải mất hàng chục năm, trải qua hàng ngàn thí nghiệm lai tạo mới cho ra được những giống lúa phù hợp với thổ nhưỡng Việt Nam và cho năng suất cao. Trên thế giới, hai vợ chồng nhà bác học Pi-e Quy-ri và Ma-ri Quy-ri đã miệt mài nghiên cứu, kì công lọc đi lọc lại 8 tấn quặng chỉ để tìm ra 0,1 gam chất phóng xạ ra-đi-um, giúp khai phá một nền khoa học có sức mạnh vô cùng ghê gớm khi đem phục vụ lợi ích hoà bình nhân loại.

Còn rất rất nhiều ví dụ khác nữa mà chúng ta có thể thấy rằng sự kiên trì, nỗ lực vươn lên sẽ giúp chúng ta có được những thành công tốt đẹp. Và câu tục ngữ "Có công mài sắt có ngày nên kim” cho đến hôm nay vẫn còn là một kinh nghiệm rèn luyện bản thân vô cùng quý giá.

Wind
Những câu tục ngữ, thành ngữ trong văn học dân gian ở nước ta luôn mang đến những bài học, những ý nghĩa sâu sắc và cách làm người, đối nhân xử thế. Đó là những lời khuyên, lời nhắn nhủ mà ông cha ta muốn gửi gắm cho các thế hệ đi sau. Để nói về đức tính kiên trì, có ý chí, quyết tâm không quản ngại khó khăn trong cuộc sống. Ông cha ta thường có câu: "Có công mài sắt có ngày nên kim”.
1
1
Thùy Dương
28/01/2021 20:01:48
+2đ tặng
Chăm chỉ, cần cù, chịu thương chịu khó,… những đức tốt đẹp đó từ lâu đã trở thành truyền thống đáng quý của nhân dân ta. Chăm chỉ, cần cù, chịu thương chịu khó,… bởi ông cha ta tin rằng: “Có công mài sắt, có ngày nên kim”.
 
            Câu tục ngữ phản ánh một hiện thực tồn tại hiển nhiên trong đời sống: dù thỏi sắt có lớn đến mấy thì qua bàn tay lao động, qua công sức mài giũa của con người thì cuối cùng cũng mòn đi, nhỏ lại thành cây kim. Không chỉ vậy, thỏi sắt ban đầu là một vật thô phác, vô ích nhưng nhờ công sức lao động của con người đã trở thành cây kim tinh xảo có ích cho đời sống hàng ngày.
 
            Từ những ý nghĩa trên, câu tục ngữ đã khuyên răn, nhắc nhở chúng ta nhiều điều có ý nghĩa trong cuộc sống. Trước hết, công việc dù lớn đến mấy, dù khó khăn đến mấy nếu chịu khó, cần cù làm lụng thì nhất định sẽ thành. Ý nghĩa này giống như một câu ngạn ngữ phương Tây: “Đi là đến”. Bên cạnh đó, câu tục ngữ cũng nhắc nhở ta cần có ý thức kiên trì, bền bỉ để biến những công việc gian khó thành dễ dàng, sự thành công. Từ đó động viên con người: nếu có công làm lụng thì nhất định sẽ thành công.
 
            Trong thực tế, câu tục ngữ này đã được chứng minh rất nhiều. Xưa, Mạc Đĩnh Chi nhà nghèo, lại xấu xí, tưởng chẳng thể có được chút đóng góp cho đời. Vậy mà ông đã kiên trì tự học, học bằng chữ viết trên lá chuối, học bằng ánh sáng của trăng, của đom đóm, của những ánh lửa bốc lên từ đống lá khô,… Cuối cùng ông đã trở thành một Trạng nguyên tài ba nổi tiếng với bài thơ “Hoa sen trong giếng ngọc” xúc động lòng người. Nhà giáo ưu tú Nguyễn Ngọc Kí trước đây là một câu bé bị liệt cả hai tay. Nhưng với tinh thần ham học hỏi, Kí đã vượt qua bao đau đớn, bao nỗi mặc cảm, vật lộn với những cơn chuột rút những lần thất bại. Giờ đây, chẳng những Nguyễn Ngọc Kí đã viết được bằng chân rất đẹp mà còn trở thành một nhà giáo ưu tú được học trò hết lòng yêu mến, kính trọng. Ngày nay, cũng có biết bao học người học trò nghèo kiên trì học tập và trở thành những học sinh giỏi. Cũng có biết bao những cô chú công nhân, những nhà doanh nghiệp đi lên từ vất vả gian khó. Với đôi bàn tay cần cù và sự kiên trì chịu khó họ đã làm nên những điều kì diệu nhất cho cuộc đời này. Quả thực, nếu ta quyết tâm làm việc thì công việc dù khó, dù lâu đến mấy nhất định sẽ xong.
 
            Câu tục ngữ đúng đắn cùng những thực tế sinh động đã cho mỗi chúng ta một bài học lớn. Trong cuộc sống có bao công việc gian khó, vất vả: việc học tập, việc lao động,… nhưng nếu chúng ta biết vượt qua gian khó, kiên trì và quyết tâm thì thành công.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×