Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Phân tích 2 khổ cuối của bài thơ Ông đồ

phân tích 2 câu cuối của ông đồ

4 trả lời
Hỏi chi tiết
543
1
1
Nguyễn Minh Vũ
31/01/2021 20:35:44
+5đ tặng

 Vũ Đình Liên là một con người rất đa tài, ông có thể viết văn, làm thơ, nghiên cứu văn học và dạy học. Ông cũng là một nhà thơ tích cực của phong trào thơ mới, tuy nhiên, nhắc đến ông người ta mới chỉ nhớ mặt chỉ tên qua tác phẩm thơ “Ông đồ”. Ông đồ là bài thơ viết là sự “sa cơ lỡ vận” của một một lớp người trong xã hội, đó là những nhà Nho, khi xã hội thay đổi, cách nhìn nhận đối với nhà Nho không còn được như những giai đoạn trước đó thì những ông đồ trở nên lạc long và bị gạt ra ngoài lề của xã hội. Bài thơ cũng thể hiện sự cảm thông, xót thương của nhà thơ , cũng như nỗi niềm hoài cổ tiếc thương cảnh cũ người xưa một cách âm thầm mà da diết.

Nếu như hai khổ thơ đầu của bài thơ, nhà thơ Vũ Đình Liên thể hiện nỗi niềm hoài cổ khi khắc họa lại không khí tấp nập, nhộn nhịp cùng tâm trạng háo hức của những con người đến xin chữ. Đây cũng là một nét đẹp văn hóa xưa, xin chữ đầu năm để mong mọi sự may mắn, tốt lành. Tuy nhiên, khi xã hội đã thay đổi, những định kiến về nền nho học thay đổi thì khung cảnh náo nức, nền Nho học không còn được coi trọng như trước thì sự nhộn nhịp ấy cũng không còn. Việc xin chữ cũng không còn là sở thích của con người trước đây nữa. Nhà thơ đã vẽ ra bức tranh thơ với thời gian tuần tự, từ những dòng hồi tưởng về quá khứ huy hoàng, đến thực tại xót xa:

“Nhưng mỗi năm mỗi vắng

Người thuê viết nay đâu”

Trái ngược với cái không khí trong quá khứ, khi nền Nho học còn được trọng dụng, khi chữ Nho còn là niềm đam mê của nhiều người: “Bao nhiêu người thuê viết/ Tấm tắc ngợi khen tài” thì thực tại có chút đối lập, thậm chí có sự phũ phàng. Nhà thơ Vũ Đình Liên đã thể hiện nỗi lòng xót xa khi chứng kiến thực tại này: “Nhưng mỗi năm mỗi vắng”. Theo thời gian, dòng người xin chữ cũng dần vắng, không khí tấp nập khi xưa, những lời ngợi khen khi xưa cũng không còn, không khí vắng lặng đến xót xa. “Người thuê viết nay đâu” là một câu hỏi tu từ của nhà thơ, thể hiện sự hồi tưởng quá khứ, tâm trạng xót xa khi chứng kiến cảnh tượng đau lòng này.

“Giấy đỏ buồn không thắm

Mực đọng trong nghiêng sầu”

“Giấy đỏ” là loại giấy mà các ông đồ dùng để viết những chữ Nho. Nhưng nay, sắc đỏ của giấy cũng trở nên nhạt nhòa “giấy đỏ buồn không thẳm”. “Mực” là một chất liệu mà các ông đồ dùng để viết chữ, mực thường ở trong các nghiêng, khi viết thì các ông đồ sẽ mài mực để viết. Tuy nhiên, nghiêng mực ngày nay cũng không được chấm viết mà đọng lại thành dòng trong nghiêng “mực đọng trong nghiêng sầu”. Ở đây, nhà thơ Vũ Đình Liên đã sử dụng những hình ảnh mang tính biểu tượng. Giấy và mực là những vật dụng vô tri vô giác. Nhưng trước những hoàn cảnh thực tại thì những vật tưởng chừng vô tri vô giác ấy cũng biết “buồn”, biết “sầu’. Qua hình ảnh giấy, mực, nhà thơ cũng thể hiện một cách kín đáo sự xót xa của mình đối với sự “thất sủng” của nền Nho học cũng như sự đồng cảm đối với những ông Đồ.

“Ông Đồ vẫn ngồi đấy

Qua đường không ai hay”

Vẫn công việc đó, vẫn vị trí đó nhưng thời thế đổi thay, hoàn cảnh hiện tại của những ông đồ đáng thương đến mức xót xa. “Ông đồ vẫn ngồi đấy” thể hiện được tĩnh tại, ở sự không đổi thay của con người. Tuy nhiên, lòng người đã đổi khác “Qua đường không ai hay”, dòng người qua lại vẫn tấp nập như vậy nhưng dường như hình ảnh của ông đồ giờ đây đã trở nên nhạt nhòa. Do vậy mà dù vẫn “ngồi đó”, nhưng “không ai hay”, sự đơn độc, lạc long của ông đồ được tái hiện vô cùng chân thực. Sự vô tình của con người khiến cho hình ảnh ấy càng trở nên đáng thương, cô độc đến cùng cực. Nên ông đồ dù vẫn hiện hữu nơi góc phố năm nào, giấy đỏ, mực tàu vẫn sẵn sàng song đối với người đi đường cùng tâm lí đổi thay của thời thế khiến tất cả trở nên vô hình.

“ Lá vàng rơi trên giấy

Ngoài trời mưa bụi bay”

Sự nhộn nhịp của dòng người đối lập hoàn toàn với khung cảnh vắng lặng nơi ông đồ cho chữ. Sự vắng vẻ, hiu quạnh nơi ông đồ cho chữ được đẩy lên cực điểm. Dường như sự xót xa của lòng người và sự xót xa của thiên nhiên đất trời đã hòa quyện làm một. “Lá vàng rơi trên giấy” có thể là hình ảnh thực song cũng có thể là hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng. Không gian vắng lặng, vắng vẻ khiến chiếc lá vàng rơi và lưu lại trên giấy mà không ai hay. Tuy nhiên,  “lá vàng” lại là biểu tượng của mùa thu tàn úa, chia lí. Hiểu theo nghĩa này ta có thể thấy thiên nhiên thể hiện sự đồng cảm của mình với hoàn cảnh thực tại của nho học. “Ngoài trời mưa bụi bay” cũng có thể hiểu là dòng nước mắt xót thương của thiên nhiên với thực tại.

Như vậy, bài thơ “Ông đồ” của nhà thơ Vũ Đình Liên là một bài thơ được viết theo thể ngũ ngôn bình dị mà không kém phần sâu sắc, cô đọng, đầy gợi cảm. Bài thơ thể hiện sâu sắc tình cảnh đáng thương của ông đồ, qua đó thể hiện sự xót xa, hoài nhớ với quá khứ huy hoàng của nền Nho học xưa. Tiếc thương cho lớp người vốn được trọng dụng mà giờ trở nên bọt bèo, lạc lõng đến đáng thương.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
1
Phonggg
31/01/2021 20:35:59
+4đ tặng
  • Vũ Đình Liên là một nhà giáo ,nhà phê bình văn học và dịch thuật ,bên cạnh đó ông còn là một nhà
    thơ. Ông sáng tác không nhiều và những sáng tác của ông đều mang một niềm hoài cổ về lũy tre
    ,về thành cổ và về những người “muôn năm cũ”. Trong số đó bài thơ “Ông đồ” được đánh giá là bài
    thơ tiêu biểu nhất của ông ,bài thơ đưa Vũ Đình Liên thành người mở đường và góp phần thành
    công trong phong trào thơ mới. Hai khổ cuối là hai khổ thơ tiêu biểu nhất trong bài thơ Ông đồ. Hai
    khổ thơ này nói lên một nét đẹp truyền thống của dân tộc dường như đã bị lãng quên.
    Ngày tết đến trong mỗi gia đình người Việt chúng ta đều không thể thiếu những món ăn cổ truyền
    mang hương vị dân tộc mà môi khi nhắc đến nó ta sẽ cảm nhận ngay ngày tết đang dần về trên mỗi
    con phố nẻo đường tràn ngập dòng người nô nức đi mua sắm để chuẩn bị những thứ không thể
    thiếu:
    “Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ
    Cây nêu tràng pháo bánh trưng xanh”
    Đặc biệt là câu đối đỏ là thứ mà dường như trong mỗi gia đình đêu không thể thiếu trong mỗi ngày
    tết. Câu đối đỏ là một thú chơi tao nhã của người dân Việt Nam đặc biệt là người dân Hà thành
  •  

  • trong mỗi dịp tết. Hình ảnh ông đồ già với những khổ giấy tròn ngang đủ loại cùng những nghiêng
    mực ngồi bên các con phố đông đúc như là một đặc trưng không thể thiếu của ngày tết trong thế kỷ
    mười chín. Nếu như trước đây hình ảnh ông đồ xuất hiện như một đặc trưng trong ngày tết như các
    khổ thơ đầu nhà thơ Vũ Đình Liên đã nhắc đền thì hai khổ thơ cuối lại là một khung cảnh thê lương
    đến sầu não:
    “Ông đồ vẫn ngồi đấy
    Qua đường không ai hay
    Lá vàng rơi trên giấy
    Ngoài trời mưa bụi bay”
    Đọc đến đây ta cảm thấy tình cảnh đáng thương của ông đồ. Theo tín hiệu của hao đào nở ông đồ
    vẫn ngồi đấy bày mực tàu giấy đỏ trên những con phố đông đúc người qua lại sắm tết. Nhưng trái
    lại là cảnh người thờ ơ hờ hững đi qua không ai hay ông đồ vẫn ngồi đó ,mọi thứ vẫn như xưa
    nhưng dương như một phong tục tốt đẹp của người dân Việt Nam đã bị lãng quên ngay trên đường
    phố mà không ai hay biết. Thảm cảnh thê lương ngồi hóa đá của ông đồ khiến chúng ta thấy nhói
    lòng. Chẳng còn nữa cảnh mọi người nô nức đi xin chữ ,háo hức chờ đợi đến lượt mình mà hiện tại
    phũ phàng khiến cả tác giả và chúng ta đứng lặng người trước khung cảnh chẳng như xưa. Hai câu
    thơ:
    “Lá vàng rơi trên giấy
    Ngoài trời mưa bụị bay”
    “lá vàng rơi”gợi không khí u buồn ảm đạm hiu quạnh ,sự tàn phai rơi rụng. Không những thế lá vàng
    lại còn rơi trên giấy ,ông đồ không buồn nhặt mà cứ để nó rơi hoài dường như phủ đi cả giấy lẫn
    hình ảnh ông đồ vào quên lãng. Đọc đến đây thôi ta cũng cảm thấy tâm trang buồn tan nát của ông
    đồ ,một thời huy hoàng nay còn đâu. Ta để ý rằng ở đây mùa xuân nhưng vẫn có những chiếc lá
    vàng rơi lả tả trên trang giấy. Lá vàng gợi ta liên tưởng tới mùa đông ,tại sao có hình ảnh lá vàng rơi
    trong mùa xuân đang tràn ngập ấm ám. Phải chằng hình ảnh ông đồ chính là chiếc lá vàng kia vẫn
    đang cố níu giữ thời gian đã qua?Nhưng rồi lá cũng rơi và ông đồ thì không ai hay. Ở đây là mùa
    xuân vậy mà mưa không”phơi phới bay” ,ông đồ gầy gò ốm yếu dường như cũng bị vùi lấp nhạt
    nhòa dần trong làn mưa. Mưa dường như cũng khóc thương cho tình cảnh éo le tội nghiệp của ông
    đồ. Hai câu thơ tả cảnh ngụ tình đặc sắc đã diễn tả hình ảnh éo le xuất hiên mỗi lúc một mờ dần và
    đến khổ thơ cuối cùng thì không còn nữa:
    “Năm nay hoa đào nở
    Không thấy ông đồ xưa”
    Một mùa xuân nữa lại bắt đầu ,hoa đào lại tiếp tục nở rộ nhưng ông đồ đã không còn xuất hiện trên
    mỗi con phố nữa. Đến đây ta cảm thấy không khí tết tiếp tục tràn trề lan tỏa khắp moi nơi nhưng
    sao ta cảm thấy không khí này thật thiếu vắng mất mát. Ở đây ngôn ngữ đã được chuyển đổi một
  •  

  • cách tinh tế ,ở trên là “ông đồ” thì đến đây chỉ còn là “ông đồ xưa”biến nhân vật vĩnh viễn thành
    nhân vật một đi không trở lại. Chính những người trước đây luôn tìm đến ông trong mỗi dịp tết thì
    giờ đây đã không còn chấp nhận ông khiến ông “lỡ hẹn hoa đào”. Trên cái nền của thiên nhiên đã
    trực tiếp thể hiện tâm trạng con người ,khiến người đọc cảm thấy xót thương cảm thông cho một lố
    người tài hoa đã bị lãng quên ,giờ đây chỉ còn lại trong miền kí ức. Bài thơ khép lại bằng tiếng gọi
    hồn thương xót:
    “Những người muôn năm cũ
    Hồn ở đâu bây giờ ”
    Mọi vật vẫn như cũ đào vẫn nở ,phố xá vẫn nhộn nhịp nhưng giờ đây mọi vật đã hoàn toàn thay
    đổi ,mọi người không còn vây quanh ông đồ thuê viết đồng nghĩa với việc chơi câu đối đã đần bị
    thay đổi ,mai một. Trước sự thờ ơ của mọi người ông đồ buồn ,nỗi buồn lan sang cả cảnh vật vô tri
    vô rác để rồi chạm vào lòng người đọc. Những người muôn năm cũ phải chăng là ông đồ ,là những
    người đã thuê ông viết chữ hay là một thời đã qua nay chỉ còn là quá khứ. Tác giả như bàng hoàng
    xót xa trước sự lãng quên của người đời. Câu hỏi vang lên như là niềm xót thương trước sự biến
    mất của một nền văn hóa nho học ,đồng thời tiếc thương cho môt lớp người trong xã hội đã bị thất
    thế. Nhà thơ không chỉ thể hiện sự luyến tiếc mà còn là sự thức tỉnh mọi người hãy giữ lại những
    truyền thống tốt đẹp của dân tộc đừng để nó phai nhạt theo thời giản rồi không còn nữa.
    Ngày nay cuộc sống đã không ngừng phát triển nhưng thật vui khi mỗi dịp tết đến xuân về hay trong
    những hội chợ triển lãm đôi khi ta bắt gặp những bạn trẻ trong trang phục ông đồ xưa đang viết trên
    trang giấy đỏ những dòng chữ rồng bay phượng múa khiến ta nhớ lại một hình ảnh nô nức đã qua.
    Họ đang cố gắng giữ lại những phong tục tốt đẹp đã bị mai một. Chúng ta hãy cùng hy vọng phong
    tục này sẽ một lần nữa hồi sinh và ngày càng phát triển đi lên.
    Với thể thơ ngũ ngôn và từ ngữ gợi cảm giàu sức tạo hình có nghệ thuật cao phù hợp phù hợp diễn
    tả tâm tình sâu sắc của nhà thơ. Bài thơ như một câu chuyện về ông đồ. Qua đó tác giả bày tỏ sự
    luyến tiếc cho một nét đẹp đã bị phai tàn và nhắn nhủ tới người đọc hãy biết trân trong những
    phong tục tốt đẹp đang còn tồn tại vì nó thể hiện một cốt cách con người Việt Nam.
0
1
Thiên sơn tuyết liên
31/01/2021 20:36:41
+3đ tặng

Vũ Đình Liên là một con người rất đa tài, ông có thể viết văn, làm thơ, nghiên cứu văn học và dạy học. Ông cũng là một nhà thơ tích cực của phong trào thơ mới, tuy nhiên, nhắc đến ông người ta mới chỉ nhớ mặt chỉ tên qua tác phẩm thơ “Ông đồ”. Ông đồ là bài thơ viết là sự “sa cơ lỡ vận” của một một lớp người trong xã hội, đó là những nhà Nho, khi xã hội thay đổi, cách nhìn nhận đối với nhà Nho không còn được như những giai đoạn trước đó thì những ông đồ trở nên lạc long và bị gạt ra ngoài lề của xã hội. Bài thơ cũng thể hiện sự cảm thông, xót thương của nhà thơ, cũng như nỗi niềm hoài cổ tiếc thương cảnh cũ người xưa một cách âm thầm mà da diết.



Kỷ niệm 5 năm thành lập - Rolex bản sao giảm giá sốc gần 2 triệu
Rolex Bản Sao

8 mỹ nữ đẹp ngất ngây nhất Việt Nam! Chiêm ngưỡng ngay
Herbeauty

Bí mật 8 nhân vật Disney này mà bạn cần nên biết. Xem ngay
Brainberries

Nếu như hai khổ thơ đầu của bài thơ, nhà thơ Vũ Đình Liên thể hiện nỗi niềm hoài cổ khi khắc họa lại không khí tấp nập, nhộn nhịp cùng tâm trạng háo hức của những con người đến xin chữ. Đây cũng là một nét đẹp văn hóa xưa, xin chữ đầu năm để mong mọi sự may mắn, tốt lành. Tuy nhiên, khi xã hội đã thay đổi, những định kiến về nền nho học thay đổi thì khung cảnh náo nức, nền Nho học không còn được coi trọng như trước thì sự nhộn nhịp ấy cũng không còn. Việc xin chữ cũng không còn là sở thích của con người trước đây nữa. Nhà thơ đã vẽ ra bức tranh thơ với thời gian tuần tự, từ những dòng hồi tưởng về quá khứ huy hoàng, đến thực tại xót xa:

Xem thêm:  Chứng minh câu châm ngôn Học, học nữa , học mãi

 

“Nhưng mỗi năm mỗi vắng

Người thuê viết nay đâu”

Trái ngược với cái không khí trong quá khứ, khi nền Nho học còn được trọng dụng, khi chữ Nho còn là niềm đam mê của nhiều người: “Bao nhiêu người thuê viết/ Tấm tắc ngợi khen tài” thì thực tại có chút đối lập, thậm chí có sự phũ phàng. Nhà thơ Vũ Đình Liên đã thể hiện nỗi lòng xót xa khi chứng kiến thực tại này: “Nhưng mỗi năm mỗi vắng”. Theo thời gian, dòng người xin chữ cũng dần vắng, không khí tấp nập khi xưa, những lời ngợi khen khi xưa cũng không còn, không khí vắng lặng đến xót xa. “Người thuê viết nay đâu” là một câu hỏi tu từ của nhà thơ, thể hiện sự hồi tưởng quá khứ, tâm trạng xót xa khi chứng kiến cảnh tượng đau lòng này.

“Giấy đỏ buồn không thắm

Mực đọng trong nghiêng sầu”

“Giấy đỏ” là loại giấy mà các ông đồ dùng để viết những chữ Nho. Nhưng nay, sắc đỏ của giấy cũng trở nên nhạt nhòa “giấy đỏ buồn không thẳm”. “Mực” là một chất liệu mà các ông đồ dùng để viết chữ, mực thường ở trong các nghiêng, khi viết thì các ông đồ sẽ mài mực để viết. Tuy nhiên, nghiêng mực ngày nay cũng không được chấm viết mà đọng lại thành dòng trong nghiêng “mực đọng trong nghiêng sầu”. Ở đây, nhà thơ Vũ Đình Liên đã sử dụng những hình ảnh mang tính biểu tượng. Giấy và mực là những vật dụng vô tri vô giác. Nhưng trước những hoàn cảnh thực tại thì những vật tưởng chừng vô tri vô giác ấy cũng biết “buồn”, biết “sầu’. Qua hình ảnh giấy, mực, nhà thơ cũng thể hiện một cách kín đáo sự xót xa của mình đối với sự “thất sủng” của nền Nho học cũng như sự đồng cảm đối với những ông Đồ.

Xem thêm:  Kể lại những kỉ niệm về thầy (cô) giáo mới

 

“Ông Đồ vẫn ngồi đấy

Qua đường không ai hay”

Vẫn công việc đó, vẫn vị trí đó nhưng thời thế đổi thay, hoàn cảnh hiện tại của những ông đồ đáng thương đến mức xót xa. “Ông đồ vẫn ngồi đấy” thể hiện được tĩnh tại, ở sự không đổi thay của con người. Tuy nhiên, lòng người đã đổi khác “Qua đường không ai hay”, dòng người qua lại vẫn tấp nập như vậy nhưng dường như hình ảnh của ông đồ giờ đây đã trở nên nhạt nhòa. Do vậy mà dù vẫn “ngồi đó”, nhưng “không ai hay”, sự đơn độc, lạc long của ông đồ được tái hiện vô cùng chân thực. Sự vô tình của con người khiến cho hình ảnh ấy càng trở nên đáng thương, cô độc đến cùng cực. Nên ông đồ dù vẫn hiện hữu nơi góc phố năm nào, giấy đỏ, mực tàu vẫn sẵn sàng song đối với người đi đường cùng tâm lí đổi thay của thời thế khiến tất cả trở nên vô hình.

“ Lá vàng rơi trên giấy

Ngoài trời mưa bụi bay”

Sự nhộn nhịp của dòng người đối lập hoàn toàn với khung cảnh vắng lặng nơi ông đồ cho chữ. Sự vắng vẻ, hiu quạnh nơi ông đồ cho chữ được đẩy lên cực điểm. Dường như sự xót xa của lòng người và sự xót xa của thiên nhiên đất trời đã hòa quyện làm một. “Lá vàng rơi trên giấy” có thể là hình ảnh thực song cũng có thể là hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng. Không gian vắng lặng, vắng vẻ khiến chiếc lá vàng rơi và lưu lại trên giấy mà không ai hay. Tuy nhiên, “lá vàng” lại là biểu tượng của mùa thu tàn úa, chia lí. Hiểu theo nghĩa này ta có thể thấy thiên nhiên thể hiện sự đồng cảm của mình với hoàn cảnh thực tại của nho học. “Ngoài trời mưa bụi bay” cũng có thể hiểu là dòng nước mắt xót thương của thiên nhiên với thực tại.

Xem thêm:  Giải bài tập Địa lí lớp 7 Bài 25: Thế giới rộng lớn và đa dạng

 

Như vậy, bài thơ “Ông đồ” của nhà thơ Vũ Đình Liên là một bài thơ được viết theo thể ngũ ngôn bình dị mà không kém phần sâu sắc, cô đọng, đầy gợi cảm. Bài thơ thể hiện sâu sắc tình cảnh đáng thương của ông đồ, qua đó thể hiện sự xót xa, hoài nhớ với quá khứ huy hoàng của nền Nho học xưa. Tiếc thương cho lớp người vốn được trọng dụng mà giờ trở nên bọt bèo, lạc lõng đến đáng thương.



Nguồn: https://hocsinhgioi.vn/phan-tich-hai-kho-cuoi-cua-bai-tho-ong-do#ixzz6l8GUvVpY
2
0
Nguyễn Anh Minh
31/01/2021 20:36:56
+2đ tặng
“Năm nay hoa đào nở
Không thấy ông đồ xưa”
Một mùa xuân nữa lại bắt đầu ,hoa đào lại tiếp tục nở rộ nhưng ông đồ đã không còn xuất hiện trên mỗi con phố nữa. Đến đây ta cảm thấy không khí tết tiếp tục tràn trề lan tỏa khắp moi nơi nhưng sao ta cảm thấy không khí này thật thiếu vắng mất mát. Ở đây ngôn ngữ đã được chuyển đổi một cách tinh tế ,ở trên là “ông đồ” thì đến đây chỉ còn là “ông đồ xưa”biến nhân vật vĩnh viễn thành nhân vật một đi không trở lại. Chính những người trước đây luôn tìm đến ông trong mỗi dịp tết thì giờ đây đã không còn chấp nhận ông khiến ông “lỡ hẹn hoa đào”. Trên cái nền của thiên nhiên đã trực tiếp thể hiện tâm trạng con người ,khiến người đọc cảm thấy xót thương cảm thông cho một lố người tài hoa đã bị lãng quên ,giờ đây chỉ còn lại trong miền kí ức. Bài thơ khép lại bằng tiếng gọi hồn thương xót:
“Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ ”
Mọi vật vẫn như cũ đào vẫn nở ,phố xá vẫn nhộn nhịp nhưng giờ đây mọi vật đã hoàn toàn thay đổi ,mọi người không còn vây quanh ông đồ thuê viết đồng nghĩa với việc chơi câu đối đã đần bị thay đổi ,mai một. Trước sự thờ ơ của mọi người ông đồ buồn ,nỗi buồn lan sang cả cảnh vật vô tri vô rác để rồi chạm vào lòng người đọc. Những người muôn năm cũ phải chăng là ông đồ ,là những người đã thuê ông viết chữ hay là một thời đã qua nay chỉ còn là quá khứ. Tác giả như bàng hoàng xót xa trước sự lãng quên của người đời. Câu hỏi vang lên như là niềm xót thương trước sự biến mất của một nền văn hóa nho học ,đồng thời tiếc thương cho môt lớp người trong xã hội đã bị thất thế. Nhà thơ không chỉ thể hiện sự luyến tiếc mà còn là sự thức tỉnh mọi người hãy giữ lại những truyền thống tốt đẹp của dân tộc đừng để nó phai nhạt theo thời giản rồi không còn nữa.
Ngày nay cuộc sống đã không ngừng phát triển nhưng thật vui khi mỗi dịp tết đến xuân về hay trong những hội chợ triển lãm đôi khi ta bắt gặp những bạn trẻ trong trang phục ông đồ xưa đang viết trên trang giấy đỏ những dòng chữ rồng bay phượng múa khiến ta nhớ lại một hình ảnh nô nức đã qua. Họ đang cố gắng giữ lại những phong tục tốt đẹp đã bị mai một. Chúng ta hãy cùng hy vọng phong tục này sẽ một lần nữa hồi sinh và ngày càng phát triển đi lên.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 8 mới nhất
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 8 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư