Khu vực Đông Nam Á tổng cộng có 11 nước: Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar, Malaysia, Singapore, Indonesia, Brunei, Philippines và Đông Timor, diện tích chừng 4,55 triệu kilômét vuông. Trong đó Lào là nước nội lục duy nhất ở Đông Nam Á, Việt Nam, Lào và Myanmar tiếp giáp với phần đất liền Trung Quốc, chỉ có Đông Timor không phải là thành viên của Hiệp hội các nước Đông Nam Á.[6]
Dân tộc Đông Nam Á lấy dân tộc Nam Đảo và dân tộc Mã Lai chiếm vị trí chủ đạo, cư dân trong khu vực phần nhiều tin thờ Hồi giáo và Phật giáo, tôn giáo khác như Cơ Đốc giáo, Ấn Độ giáo và tôn giáo có liên quan đến thuyết phiếm linh cũng tồn tại ở bên trong khu vực đó. Indonesia là nước có người theo Hồi giáo nhiều nhất cả thế giới, Thái Lan là nước Phật giáo lớn nhất thế giới, Philippines là nước có tín đồ Công giáo Rôma nhiều nhất ở Đông Bán cầu.
Đông Nam Á nằm ở "ngã tư đường" giữa châu Á và châu Đại Dương, Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Eo biển Ma-lắc-ca chính là "yết hầu" cùa giao lộ này, địa vị chiến lược trọng yếu vô cùng. Eo biển Ma-lắc-ca nằm ở giữa bán đảo Mã Lai và đảo Sumatra, tổng chiều dài chừng 1.080 kilômét, chỗ hẹp nhất chỉ có 37 kilômét, đủ lưu thông tàu thuỷ tải trọng 250.000 tấn, các nước bờ tây Thái Bình Dương phần nhiều đi qua tuyến hàng hải này hướng tới Nam Á, Tây Á, bờ biển phía đông châu Phi và các nước đi sát bờ biển ở châu Âu. Các nước ven bờ eo biển Ma-lắc-ca có Thái Lan, Singapore và Malaysia, trong đó Singapore ở vào chỗ hẹp nhất của eo biển Ma-lắc-ca, vị trí giao thông đặc biệt trọng yếu, là "ngã tư đường" khai thông Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.