LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nêu cảm nhận nhân vật Dế Mèn và Dế Choắt

Nêu cảm nhận nhân vật dế mèn,dế choắt ,vẻ đẹp chợ năm căn,vẻ đẹp dòng sông năm căn

3 trả lời
Hỏi chi tiết
334
2
1
Nguyễn Anh Minh
01/02/2021 19:22:51
+5đ tặng
Nhân vật dế mèn có nét đẹp là vẻ đẹp về sức khỏe . Khỏe mạnh , cường tráng lực lưỡng . Nhưng bên cạnh những vẻ đẹp đó lại là tính cách kiêu kỳ hốc hách , kiêu ngạo xem thường người khác một cách vô lối . Chính sự vô lối ấy đã dẫn đến cái chết thương tâm của dế choắt  đó là 1 bài học của dế mèn nhưng để có bài học đó dế mèn đã phải trả 1 cái giá quá đắt và ko thể tha thứ. Từ đó em rút ra được bài học cho rằng không nên kiêu ngạo hống hách coi thường người khác.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
2
Phonggg
01/02/2021 19:22:54
+4đ tặng
Đoạn văn Sông nước Cà Mau trích từ chương XVIII trong tác phẩm Đất rừng phương Nam của nhà văn Đoàn Giỏi. Qua câu chuyện lưu lạc của một thiếu niên thành phố vào vùng rừng u Minh, tác giả đã đưa người đọc đến với thiên nhiên hoang dã và cuộc sống chân chất của con người ở vùng đất cực Nam của Tổ quốc trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp. Có thể xem đây là một bàivăn miêu tả khá hoàn chỉnh. Bức tranh thiên nhiên và cuộc sống ở vùng đất mũi Cà Mau hiện lên vừa cụ thể, vừa khái quát thông qua cảm nhận trực tiếp và vốn hiểu biết phong phú của nhà văn.

Mở đầu đoạn văn, tác giả nêu lên cảm giác của nhân vật chính trước vùng đất Cà Mau xa lạ; sau đó miêu tả cụ thể các kênh rạch và con sông Năm Căn rộng lớn cùng cảnh chợ Năm Căn họp ngay trên mặt sông, đông vui và nhiều màu sắc độc đáo.

Vị trí của người kể chuyện (nhân vật An) trong bài này là ỏ trên con thuyền xuôi theo các kênh rạch chằng chịt rồi đổ ra sông Năm Căn và cuối cùng dừng lại  chợ Năm Căn. Suốt cuộc hành trình, nhân vật có điều kiện quan sát một vùng thiên nhiên rộng lớn.

Cảm giác đầu tiên là màu xanh tràn ngập khắp nơi: xanh trời, xanh nước, xanh cây. Trên thì trời xanh, dưới thì nước xanh, chung quanh mình cũng chỉ toàn một sắc xanh cây lá. Trong cảnh sắc tràn ngập màu xanh ấy là tiếng rì rào vọng về của hơi gió muối - tức là âm thanh và hơi thở mặn mòi của miền sông nước Cà Mau.

Chúng ta có thể hình dung những hình ảnh trong bài văn hiện lên như trong một cuốn phim, lúc nhanh, lúc chậm. Có đoạn đặc tả cận cảnh, có đoạn lùi xa bao quát toàn cảnh.

Trước hết là cách đặt tên cho các dòng sông, dòng kênh của người dân ở vùng này. Người ta không dùng những danh từ mĩ lệ, mà cứ theo đặc điểm riêng biệt của nó mà gọi thành tên: Chẳng hạn như gọi rạch Mái Giầm, vì hai bên bờ rạch mọc toàn những cây mái giầm cọng tròn xốp nhẹ, trên chỉ xoà ra độc một cái lá xanh hình chiếc bơi chèo nhỏ; gọi là kênh Bọ Mắt vì ở đó tụ tập không biết cơ man nào là bọ mắt, đen như hạt vừng...; gọi kênh Ba Khía vì ở đó hai bên bờ tập trung toàn những con ba khía, chúng bám đặc sệt quanh các gốc cây... Còn như xã Năm Căn thì nghe nói ngày xưa trên bờ sông chỉ độc có một cái lán năm gian của những người tới đốn củi hầm than dựng nên, cũng như Cà Mau là nói trại đi theo chữ “tức khơ mâu", tiếng Miên nghĩa là “nước đen”.

Cách đặt tên ấy cho thấy thiên nhiên ở đây rất hoang dã và con người sống gần gũi với thiên nhiên nên rất giản dị, chất phác.

Sau khi đi qua các dòng kênh, con thuyền thoát ra kênh Bọ Mắt đổ vào con sông Cửa Lớn, xuôi về Năm Căn. Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng... Hai bên bờ sông, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.

Trạng thái hoạt động của con thuyền ở mỗi cảnh được diễn tả bằng những từ ngữ chính xác và tinh tế. Thoát qua là ý nói con thuyền vượt qua một nơi khó khăn, nguy hiểm; đổ ra diễn tả con thuyền từ kênh nhỏ ra dòng sông lớn; xuôi về diễn tả con thuyền nhẹ xuôi theo dòng nướcở nơi dòng sông êm ả.

Màu xanh của rừng đước được tả qua ba sắc độ khác nhau: màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ.Những sắc độ ấy chỉ màu xanh của các lớp cây đước từ non đến già tiếp nối nhau loà nhoà ẩn hiện trong sương mù và khói sóng ban mai.

ở đoạn trước, tác giả đặc tả cảnh sông nước Năm Căn; đến đoạn này, ông miêu tả cuộc sống của con người trên sông nước. Chợ Năm Căn rộng lớn, tấp nập, hàng hoá phong phú, thuyền bè san sát: những đống gỗ cao như núi... những bến vận hà nhộn nhịp dọc dài theo sông... những ngôi nhà bè ban đêm ánh đèn măng-sông chiếu rực trên mặt nước như những khu phố nổi...

Chợ Năm Căn tập trung đặc điểm của các chợ họp trên sông của vùng sông nước Cửu Long. Những con thuyền bán hàng len lỏi mọi nơi, người ta có thể cập thuyên lại, bước sang gọi một món xào, món nấu Trung Quốc hoặc một đĩa thịt rừng nướng ướp kiểu địa phương kèm theo vài cút rượu, ngoài ra còn có thể mua từ cây kim cuộn chỉ, những vật dụng cần thiết, một bộ quần áo may sản hay một món nữ trang đắt giá chẳng hạn, mà không cần phải bước ra khỏi thuyền.

Chợ còn là sự đa dạng về màu sắc, trang phục, tiếng nói của người bán, kẻ mua thuộc nhiều dân tộc: người Việt, người Hoa, người Khơ-me, người Chà Châu Giang. Những người con gái Hoa kiều bán hàng xởi lởi, những người Chà Châu Giang bán vải, những bà cụ già người Miên bán rượu, với đủ các giọng nói líu lô, đủ kiểu ăn vận sặc sỡ, đã điểm tô cho Năm Căn một màu sắc độc đáo, hơn tất cả các xóm chợ vùng rừng Cà Mau.

Phải là người sống và gắn bó thân thiết với mảnh đất Cà Mau, nhà văn mới cảm nhận và viết được những đoạn văn miêu tả tinh tế, đặc sắc như thế.

Bằng ngòi bút miêu tả sắc nét, vừa bao quát, vừa cụ thể, sinh động, qua đoạn văn Sông nước Cà Mau, nhà văn Đoàn Giỏi đã giúp cho người đọc tưởng tượng ra trước mắt cảnh thiên nhiên kì thú của sông nước Cà Mau và càng thêm yêu mến con người ở mảnh đất tận cùng của Tổ quốc.
Hải VN
cj ơi,cj có bài nào ngắn hơn ko ạ.Do em test 15p
Phonggg
Đoạn văn trên được trích trong văn bản"Sông nước Cà Mau" của Đoàn Giỏi. Trong đoạn văn đó, tác giả đã sử dụng thành công biện pháp tu từ so sánh. Đến với câu đầu tiên, ta đã bắt gặp phép so sánh, nước của dòng sông Năm Căn được tác giả sử dụng khéo léo "đổ ngày đêm ra biển" giống như "thác". Phải chăng, nước nơi đây thật nhiều, chảy thật mạnh như thác. Bên cạnh đó, "đàn cá" cũng được ông đưa ra so sánh với hình ảnh"người bơi ếch", những hàng cá đó lượn lên lượn xuống, lại đen trũi, nhìn từ xa, chúng ta ngỡ như đang nhìn những người bơi ếch chuyên nghiệp. "Con sông rộng hơn ngàn thước", ngàn thước cũng không thể sánh bằng độ dài rộng của con sông Năm Căn này. Không chỉ có vậy, ngay cả hai bên bờ rừng, chúng đẹp đến nỗi tác giả lại sử dụng hiệu quả một lần nữa biện pháp so sánh cao ngất như "hai dãy Trường Sơn". Tất cả đã hiện lên trước mắt chúng ta một khung cảnh dòng sông Năm Căn thật tuyệt, thật đẹp và bắt mắt, khiến ai chưa đến cũng muốn một lần được đặt chân thưởng thức cảnh đẹp từ thiên nhiên trao tặng. Tác giả Đoàn Giỏi thật am hiểu về các cảnh đẹp trên đất nước, có một tầm nhìn quan sát tinh tế, cho ra đời một bài văn hay!
2
0
Nguyễn Hà Linh
01/02/2021 19:36:52
+3đ tặng

Bài số 1

Dế Mèn phiêu lưu kí của tác giả Tô Hoài là tác phẩm viết về các loài vật được rất nhiều thế hệ thiếu nhi yêu thích. Câu chuyện trong “Bài học đường đời đầu tiên” chủ yếu viết về cuộc sống của các loài vật trong đó Dế Mèn là nhân vật chính, một chú dế mới lớn tính cách ngang ngược, hung hăng và những bài học nhớ đời giúp chú thay đổi cách nhìn nhận về lối sống và ứng xử.

Mặc dù Dế Mèn là nhân vật chính nhưng Dế Choắt để lại nhiều ấn tượng đối với em. Dế Choắt xuất hiện chỉ khoảng thời gian ngắn nhưng giúp cho Dế Mèn nhận ra nhiều điều ý nghĩa trong cuộc sống. Dế Mèn luôn xem Dế Choắt là người ốm yếu và tỏ vẻ khinh thường, cho đến khi chọc giận chị Cốc và khiến Dế Choắt thiệt mạng oan uống, tất cả đã giúp Dế Mèn nhận ra bài học đầu tiên trong cuộc đời thấm thía. Ở đời mà có thói hung hăng, coi trời bằng vung sớm muộn gì cũng mang họa vào thân và ảnh hưởng đến những người xung quanh.

Từ một chú Dế không coi ai ra gì, kiêu căng, Dế Mèn đã nhận ra những bài học đầu tiên sau cái chết của Dế Choắt. Chính cái chết Dế Choắt là nguyên nhân trực tiếp khiến Dế Mèn phải thay đổi và tự nhìn nhận về bản thân mình và cố gắng sống tốt hơn.

Bài số 2

Dế Mèn và Dế Choắt hai nhân vật chính trong Bài học đường đời đầu tiên. Dế Mèn vốn khỏe mạnh, to lớn trái ngược với Dế Choắt ốm yếu, bệnh tật. Dế Mèn thì tính cách hống hách, kiêu căng còn Dế Choắt hiền lành, thật thà. Nhưng trong Bài học đường đời đầu tiên chính Dế Choắt mới là nhân vật khiến cho Dế Mèn nhận ra nhiều bài học trong cuộc sống.

Chỉ vì thói chọc phá, nghịch ngợm chị Cốc mà khiến Dế Choắt thiệt mạng oan uổng. Dế Choắt là nhân vật phụ nhưng lại vô cùng quan trọng, chính cái chết của Dế Choắt mới khiến dế Mèn ân hận nhìn nhận lại về bản thân và sống tốt hơn. Câu chuyện của Dế Choắt khuyên răn không chỉ Dế Mèn mà tất cả chúng ta trong cuộc sống đó là: ở đời mà thói kiêu căng, có óc mà không biết nghĩ sớm muộn gì cũng mang vạ vào thân.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 6 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư