. các nhân tố ảnh hưởng đến chế độ sông.
Chế độ mưa, băng tuyết và nước ngầm
- Miền khí hậu nóng hoặc nơi địa hình thấp của khu vực khí hậu ôn đới, sông có nguồn tiếp nước chủ yếu là nước mưa: chế độ nước sông hoàn toàn phụ thuộc vào sự phân bố lượng mưa trong năm ở nơi đó.
- Miền ôn đới lạnh và những sông bắt nguồn từ núi cao, nguồn tiếp nước chủ yếu là băng tuyết tan: mùa xuân đến, băng tuyết tan, sông được tiếp nước nhiều.
- Ở các vùng đất đá bị thấm nước nhiều, nước ngầm có vai trò điều hòa chế độ nước của sông.
2. Địa thế, thực vật và hồ đầm
a) Địa thế
- Nơi nào có độ dốc lớn → nước sông chảy mạnh, lũ lên nhanh.
- Nơi nào bằng phẳng → nước chảy chậm, lũ lên chậm và kéo dài.
⟹ Ở miền núi, nước sông chảy nhanh hơn ở đồng bằng.
b) Thực vật
- Lớp phủ thực vật phát triển mạnh có tác dụng điều hòa dòng chảy sông ngòi, giảm lũ lụt; lớp phủ thực vật bị phá hủy làm cho chế độ dòng chảy thất thường, tốc độ dòng chảy nhanh, dễ xảy ra lũ lụt.
→ Trồng rừng phòng hộ đầu nguồn hạn chế lũ.
c) Hồ, đầm
- Hồ, đầm nối với sông có tác dụng điều hòa chế độ nước sông: mùa nước lên, nước sông chảy vào hồ, đầm; mùa nước cạn, nước lại từ hồ, đầm chảy ra sông.