Bắc Mĩ:
Nông nghiệp Bắc Mĩ phát triển mạnh mẽ, đạt đến trình độ cao nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi và kĩ thuật tiên tiến. Đặc biệt, Hoa Kì và Ca-na-đa có tỉ lệ lao động trong nông nghiệp rất thấp nhưng sản xuất ra khối lượng nông sản rất lớn.
Hoa Kì và Ca-na-đa có diện tích đất nông nghiệp lớn và trình độ khoa học kĩ thuật tiên tiến, nhờ đó đã phát triển được nền nông nghiệp hàng hoá với quy mô lớn. Các trung tâm khoa học hỗ trợ đắc lực cho việc tăng năng suất cây trồng và vật nuôi, công nghệ sinh học được ứng dụng mạnh mẽ trong sản xuất nông nghiệp. Hoa Kì có số máy nông nghiệp đứng đầu thế giới, lượng phân bón sử dụng đạt 500 kg/ha.
Hoa Kì và Ca-na-đa là những nước xuất khẩu nông sản hàng đầu của thế giới. Mê-hi-cô có trình độ phát triển thấp hơn, nhưng đây cũng là một trong những nước đi đầu thực hiện cuộc Cách mạng xanh, đảm bảo được lương thực trong nước.
Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp ở Bắc Mĩ cũng có những hạn chế : nhiều nông sản có giá thành cao nên thường bị cạnh tranh mạnh trên thị trường, việc sử dụng nhiều phân hoá học và thuốc trừ sâu đã có những tác động xấu tới môi trường..
Sự phân hoá các điều kiện tự nhiên từ bắc xuống nam và từ tây sang đông có ảnh hưởng sâu sắc tới sự phân bố sản xuất nông nghiệp ở Bắc Mĩ.
ở vùng đồng bằng trung tâm, trước đây sản xuất nông nghiệp được phân bố thành các vành đai chuyên canh. Ngày nay sản xuất đã trở nên đa canh nhưng những sản phẩm nông nghiệp chính vẫn phân bố khá tập trung : lúa mì trồng nhiều ờ phía nam Ca-na-đa và phía bắc Hoa Kì ; xuống phía nam là vùng trồng ngô xen lúa mì, chăn nuôi lợn, bò sữa ; ven vịnh Mê-hi-cô là nơi trồng cây công nghiệp nhiệt đới (bông, mía...) và cây ăn quả.
Ở vùng núi và cao nguyên phía tây của Hoa Kì có khí hậu khô hạn, gia súc được chăn thả trên đồng cỏ vào mùa xuân - hạ, đến mùa thu - đông được chuyển 'ề phía đông để vỗ béo trước khi đưa vào lò mổ. Phía tây nam Hoa Kì có khí hậu cận nhiệt đới, trồng nhiều cây ăn quả như cam, chanh và nho.
Việt Nam:
1. Nền nông nghiệp nhiệt đới
a. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên cho phép nước ta phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới
+ Thuận lợi
– Chế độ nhiệt ẩm phong phú cho phép cây trồng, vật nuôi phát triển quanh năm.
– Có thể áp dụng các phương thức canh tác như xen canh, tăng vụ, gối vụ…
– Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, phân hóa theo chiều Bắc – Nam và theo chiều cao của địa hình ảnh hưởng rất căn bản đến cơ cấu mùa vụ và cơ cấu sản phẩm nông nghiệp.
– Sự phân hóa của các điều kiện địa hình và đất trồng cho phép và đồng thời đòi hỏi áp dụng các hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng.
+ Ở trung du và miền núi, thế mạnh là các cây lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn.
+ Ở đồng bằng, thế mạnh là các cây trồng ngắn ngày, thâm canh, tăng vụ và nuôi trồng thuỷ sản.
+ Hạn chế
– Tính bấp bênh của NN nhiệt đới.
– Tính chất nhiệt đới gió mùa của thiên nhiên nước ta làm cho việc phòng chống thiên tai, sâu bệnh hại cây trồng, dịch bệnh đối với vật nuôi luôn luôn là nhiệm vụ quan trọng.
– Tính mùa vụ khắc khe trong SX NN.
b. Nước ta đang khai thác ngày càng có hiệu quả đặc điểm của nền nông nghiệp nhiệt đới
– Các tập đoàn cây, con được phân bố phù hợp với các vùng sinh thái nông nghiệp.
– Cơ cấu mùa vụ có những thay đổi quan trọng với việc đưa vào các giống ngắn ngày, chịu sâu bệnh và có thể thu hoạch trước mùa bão lũ hay hạn hán.
– Tính mùa vụ được khai thác tốt hơn nhờ đẩy mạnh hoạt động vận tải, áp dụng rộng rãi công nghiệp chế biến và bảo quản nông sản.
– Việc trao đổi nông sản khắp các vùng trong cả nước, nhờ thế mà hiệu quả sản xuất nông nghiệp ngày càng tăng.
– Đẩy mạnh sản xuất nông sản xuất khẩu (gạo, càphê, cao su, hoa quả, …) là một hướng đi quan trọng để phát huy thế mạnh của một nền nông nghiệp nhiệt đới : rau cao cấp vụ đông xuất khẩu sang các nước cùng vĩ độ, hoa quả đặc sản nhiệt đới của các vùng miền, các loại cây công nghiệp cho giá trị cao.
2. Phát triển nền nông nghiệp hiện đại sản xuất hàng hoá góp phần nâng cao hiệu quả của nông nghiệp nhiệt đới
Một đặc điểm khá rõ của nền nông nghiệp nước ta hiện nay là sự tồn tại song song nền nông nghiệp tự cấp tự túc, sản xuất theo lối cổ truyền và nền nông nghiệp hàng hoá, áp dụng tiến bộ kĩ thuật hiện đại, đồng thời là chuyển nền nông nghiệp tự cấp tự túc sang nền nông nghiệp hàng hoá.
a. Nông nghiệp cổ truyền
+ Quy mô
– Quy mô nhỏ
– Manh mún, phân tán
+ Phương thức canh tác
– Chủ yếu sử dụng sức người và động vật.
– Kĩ thuật thô sơ, lạc hậu.
– SX nhiều loại, phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng tại chỗ.
+Hiệu quả mang lại
– Năng suất lao động thấp.
– Năng suất cây trồng, vật nuôi kém.
– Hiệu quả thấp trên một đơn vị diện tích đất nông nghiệp.
+Tiêu thụ sản phẩm:
– Không quan tâm đến thị trường.
– Tự cấp, tự túc.
+ Phân bố:
– Nhiều nơi trên cả nước.
– Tập trung ở các vùng còn gặp nhiều khó khăn.
b. Nông nghiệp hàng hóa
+ Quy mô
– Quy mô tương đối lớn.
– Mức độ tập trung cao.
+ Phương thức canh tác
– Tăng cường sử dụng các loại máy móc, vật tư nông nghiệp.
– Kĩ thuật tơng đối tiên tiến.
– Chuyên môn hóa thể hiện tương đối rõ.
+Hiệu quả mang lại
– Năng suất lao động cao.
– Năng suất cây trồng, vật nuôi cao.
– Hiệu quả cao, lợi nhuận nhiều trên một đơn vị diện tích đất nông nghiệp.
+Tiêu thụ sản phẩm:
– Gắn liền với thị trường tiêu thụ hàng hóa.
– Thị trường tác động lớn đến sản xuất.
+ Phân bố:
– Nhiều nơi ở trên một số vùng.
– Tập trung ở các vùng có nhiều điều kiện thuận lợi.
Hiện nay đang có sự tồn tại song song nền nông nghiệp tự cấp tự túc, sản xuất theo lối cổ truyền và nền nông nghiệp hàng hóa, áp dụng tiến bộ kĩ thuật hiện đại. Có sự chuyển từ nông nghiệp tự cấp tự túc sang nông nghiệp hàng hó