Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Xác định phương thức biểu đạt của văn bản?

2 trả lời
Hỏi chi tiết
510
2
0
Ni Lin
06/02/2021 20:24:21
+5đ tặng

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
An Nhiên
06/02/2021 20:38:24
+4đ tặng
Câu 1 : PTBĐ: nghị luận
Câu 2 : 

– Việc bảo vệ quan điểm của mình là đúng. Bởi đó là cách để khẳng định bản thân và cần thiết phải giữ vững lập trường, suy nghĩ của mình.

– Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng cho rằng mình luôn đúng và người khác đã sai. Bởi vì sự đánh giá của mình về chính mình và người khác là sự đánh giá phiến diện.

– Cho nên không nhất thiết trong mọi trường hợp cần bảo vệ quan điểm của mình và cố gắng chỉ ra người khác đã sai.
Câu 4: 

– Việc khẳng định mình luôn đúng là thái độ hiếu thắng, tự kiêu tự đại không nên có trong giao tiếp.

– Niềm hạnh phúc là cảm giác mãn nguyện khi chúng ta đạt được ước mơ trong cuộc sống.

– Việc khẳng định mình luôn đúng không thể đem lại hạnh phúc cho con người bởi vì:

+ Tâm lí hiếu thắng có thể đem lại cho bạn cảm giác hãnh diện vui sướng nhất thời. Nhưng sẽ khiến bạn trở nên bị ghen ghét, xa lánh.

+ Bản thân mình không lắng nghe và nhận thấy lỗi sai của mình.

+ Khiến cho người khác thấy bực bội, không muốn lại gần
Phần II
Câu 1 :
Trong cuộc sống con người cần biết kiềm chế sự nóng giận. Thật vậy, việc kiềm chế và kiểm soát tốt sự nóng giận sẽ giúp con người có thể duy trì hài hòa các mối quan hệ trong cuộc sống cũng như cảm thấy được hạnh phúc trong đời. Trên thực tế, việc nóng giận là điều khó tránh khỏi khi con người bị một yếu tố ngoại cảnh không hài lòng nào đó tác động. Tuy nhiên, nếu như phản ứng bằng một thái độ nóng giận không thể kiểm soát bằng một loạt thái độ tức giận, những lời lẽ không sáng suốt chính là cách xử trí không sáng suốt trong cuộc sống vì nó cũng chẳng thể giúp ta xử lý được công việc tốt hơn. Đầu tiên, việc kiềm chế sự nóng giận giúp con người có một trí tuệ sáng suốt hơn để tiếp tục mở đường lối cho giải pháp của mình trước vấn đề phát sinh. Theo những nghiên cứu khoa học, sự tức giận giết chết sáng tạo của con người. Khi tức giận, ta chẳng thể nảy sinh ra ý tưởng mới để giải quyết khắc phục điều làm ta bực mình mà nó sẽ đẩy ta vào cảm xúc tiêu cực và bế tắc hoàn toàn. Vậy nên thay vì tức giận và lăng mạ, ta nên bình tĩnh và suy nghĩ những ý tưởng và giải pháp. Thứ hai, việc kiềm chế sự tức giận sẽ giúp ta có một thái độ thanh lịch và một tác phong chuyên nghiệp trong công việc. Vì kiểm soát cảm xúc chính là nghệ thuật nên nếu ta ko điều khiển được cảm xúc thì sẽ chẳng thể nào điều khiển được công việc. Việc kìm nén cảm xúc tức giận sẽ cho ta một phong thái làm việc chuyên nghiệp để tiếp tục giải quyết công việc. Thứ ba, việc kìm nén tức giận sẽ giúp con người có thể duy trì được những mối quan hệ trong cuộc sống. Thay vì tức giận và xúc phạm nhau, cách ứng xử thực sự thanh lịch và ghi điểm trong mắt người khác là cùng nhau ôn tồn, giải thích và nói chuyện để tìm ra giải pháp. Tóm lại, việc kiểm soát nóng giận chính là nghệ thuật mà bất cứ ai cũng cần có trong đời để có thể có được cuộc sống hạnh phúc và ổn định hơn nữa.​
Câu 2 :


 

 

Bài thơ “Đồng chí” là một trong những bài thơ hay nhất về tình đồng đội, đồng chí của các anh bộ đội cụ hồ trong thời kì kháng chiến chống Pháp. Với cảm nhận tinh tế, tác giả Chính Hữu – một nhà thơ, chiến sĩ đã xúc động mà sáng tác ra bài thơ. Tình đồng chí đồng đội sâu nặng dù trong hoàn cảnh khó khăn và thiếu thốn được thể hiện rõ nhất trong 7 câu thơ đầu cảu bài thơ.

Mở đầu đoạn thơ là tác giả đã miêu tả rõ nét nguồn gốc xuất thân của những người lính cách mạng trong kháng chiến chống Pháp:

“Quê hương anh nước mặn đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá”

Họ là những người xuất thân từ nông dân, hình ảnh đó được tác giả mô tả rất chân thực, giản dị mà đầy cao đẹp. Với giọng điệu thủ thỉ, tâm tình như đang kể chuyện, giới thiệu về quê hương của anh và tôi. Họ đều là những người con của vùng quê nghèo khó, nơi “nước mặn đồng chua”, “đất cày lên sỏi đá”. Dù cuộc sống nơi quê nhà còn nhiều khó khăn, đói nghèo nhưng vì tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc mà họ sẵn sàng tham gia chiến đấu bảo vệ đất nước. Đó là sự đồng cảnh ngộ, là niềm đồng cảm sâu sắc giữa những người lính ngày đầu gặp mặt.

“Anh với tôi đôi người xa lạ

Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau”

Mỗi người một quê hương, một miền đất khác nhau, họ là những người xa lạ của nhau nhưng họ đã về đây đứng chung hàng ngũ, có cùng lí tưởng và mục đích chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Tình đồng chí đã nảy nở và bền chặt trong sự chan hòa, chia sẻ những gian khổ của cuộc sống chiến trường, tác giả đã sử dụng một hình ảnh rất cụ thể, giản dị và gợi cảm để nói lên tình gắn bó đó:

“Súng bên súng đầu sát bên đầu

Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ”

Hoàn cảnh chiến đấu nơi khu rừng Việt Bắc quá khắc nghiệt, đêm trong rừng rét đến thấu xương. Cái chăn quá nhỏ, loay hoay mãi cũng không đủ ấm, chính từ hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn ấy họ đã trở thành tri kỉ với nhau. Những vất vả, khắc nghiệt và nguy nan đã gắn kết họ lại với nhau, khiến cho những người đồng chí trở thành người bạn tâm giao gắn bó. Chính tác giả cũng đã từng là một người lính, nên câu thơ đã chan chứa, tràn đầy tình cảm trìu mến sâu nặng với đồng đội.

Câu thơ cuối cùng, chỉ 2 tiếng đơn giản “Đồng chí” được đặt riêng, tuy ngắn gọn nhưng ngân vang, thiêng liêng. Tình đồng chí không chỉ là chung chí hướng, cùng mục đích mà hơn hết đó là tình tri kỉ đã được đúc kết qua bao gian khổ, khó khăn. Chẳng còn sự ngăn cách giữa những người đồng chí, họ đã trở thành một khối thống nhất, đoàn kết và gắn bó.

Chi với bảy câu thơ đầu của bài “Đồng chí”, Chính Hữu đã sử dụng những hình ảnh chân thực, gợi tả và khái quát cao đã thể hiện được một tình đồng chí chân thực, không phô trương nhưng lại vô cùng lãng mạn và thi vị. Tác giả đã thổi hồn vào bài thơ tình đồng chí tri kỉ, keo sơn và gắn bó, trở thành một âm vang bất diệt trong tâm hồn những người lính cũng như con người Việt Nam.

 

An Nhiên
chấm điểm cho mk nhé bn

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư