Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết đoạn văn giải thích câu tục ngữ

Viết đoạn văn giải thích câu tục ngữ :  
 Tấc đất tấc vàng
 Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền
Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống
Nhất thì, nhì thục 

Giúp mjh vs ạ. 

4 trả lời
Hỏi chi tiết
436
3
0
Vy
16/02/2021 09:32:18
+5đ tặng
Câu tục ngữ được hiểu theo một cách khái quát hơn. Đất ở đây là đất đai, vàng ở đây là tiền là những cái mà con người ta dùng nó để sinh sống. nhưng có đất vẫn sinh sống được vì đất có thể trồng trọt, có thể làm ra được nhiều thứ khác nữa để bán ra vàng. ở đây muốn khẵng định không chỉ có vàng mới có thể sinh sống được mà đất vẫn có thể sinh sống và làm ra được vàng.Ông cha ta nhằm khẳng định giá trị của đất, nó là một thứ có thể làm nên tất cả. nhiều người cho rằng có vàng là có thể có tất cả nhưng đó là một quan niệm sai hoàn toàn. Đất vẫn làm ra vàng và làm ra được nhiều thứ khác chứ không riêng gì vàng mới có thể có. Đất đó là một vật vô giá được ông cha ta ví như vàng và có thể hơn vàng.Có nhiều người ỷ lại mình có vàng nên bỏ đất trống, không trồng trọt gì cả, đến một ngày khi ăn hết vàng đi thì không còn gì để mà sinh sống. đến lúc đó mới nhận ra được sự quý giá của đất. khi vỡ ra thì đã quá muộn vì đất bây giờ là một bãi đất hoang, chai đi. Vì không có người chăm sóc.Có thể nói đây à một bài học dành cho những người chỉ biết quan tâm đến những vật chất,ăn sung mặt sướng mà không nghĩ đến hậu quả sau này của mình. Qua câu tục ngữ, ông cha ta muốn khẳng định giá trị của đất có thể làm ra tất cả nhưng vàng thì không thể. Vì vậy khi có phải biết tôn trọng những gì mình có, đừng bỏ lãng phí nó một cách vô nghĩa.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
1
Ng Duy Manh
16/02/2021 09:33:50
+4đ tặng
Tấc đất tấc vàng – Đất được coi quý ngang vàng. – Đất thường tính bằng đơn vị mẫu, sào, thước (diện tích). Tính tấc là muốn tính đơn vị nhỏ nhất (diện tích hay thể tích). Vàng là kim loại tính đếm bằng chỉ, bằng cây (dùng cân tiểu li để cân đong). Đất quý ngang vàng (Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu). – Đất quý như vàng vì đất nuôi sống con người, tiềm năng của đất là vô hạn, khai thác mãi không bao giờ vơi cạn. – Người ta sử dụng câu tục ngữ này để đề cao giá trị của đất, phê phán việc lãng phí đất (bỏ ruộng hoang, sử dụng đất không hiệu quả). Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền. – Câu này nói về giá trị kinh tế khi khai thác ao, vườn, ruộng. Cũng có thể nói về sự công phu, khó khăn của việc khai thác các giá trị kinh tế ở các nơi đó. Ruộng thì phổ biến, chỉ để cấy lúa hay trồng cây lương thực, hoa màu. Vườn thì trồng cây ăn quả, cây lấy gỗ. Ao thả cá, thả rau muống,... Kĩ thuật canh tác rất khác nhau. Người xưa đã tổng kết về giá trị kinh tế, cũng có thể kèm theo đó là độ khó của kĩ thuật. – Áp dụng câu tục ngữ để khai thác tốt điều kiện tự nhiên, làm ra nhiều của cải vật chất. Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống. – Câu tục ngữ nói về vai trò của các yếu tố trong sản xuất nông nghiệp (trồng lúa nước) của nhân dân ta. – Yếu tố nước phải là yếu tố quan trọng hàng đầu, nếu bị úng, hay bị hạn, mùa vụ có thể bị thất thu hoàn toàn. Sau đó là vai trò quan trọng của phân bón. Yếu tố cần cù, tích cực chỉ đóng vai trò thứ ba. Giống đóng vai trò thứ tư. Tuy nhiên, nếu ba yếu tố trên ngang nhau, ai có giống tốt, giống mới thì người đó sẽ thu hoạch được nhiều hơn. – Câu tục ngữ nhắc nhở người làm ruộng phải đầu tư vào tất cả các khâu, nhưng cũng phải chú ý ưu tiên, không tràn lan, nhất là khi khả năng đầu tư có hạn. Nhất thì, nhì thục. – Câu tục ngữ nêu vai trò của thời vụ (kịp thời) là hàng đầu. Sau đó mới là yếu tố làm đất kĩ, cẩn thận. Thời vụ liên quan đến thời tiết, nắng mưa. Nếu sớm quá, muộn quá, cây trồng sẽ bị ảnh hưởng và có khi không cho sản phẩm. – Câu tục ngữ nhắc nhở vấn đề thời vụ và việc chuẩn bị đất kĩ trong canh tác.
0
1
NQT
16/02/2021 09:34:25
+3đ tặng
Tấc đất tấc vàng:
“Tấc” là đơn vị đo lường, theo cách nói, cách tính toán, đo đạc của nhân dân ta ngày xưa. Từ “tấc đất” khái niệm về diện tích chuyển sang cách nói tấc vàng. Một diện tích hạn hẹp, so sánh với một khối lượng và giá trị “tấc vàng”. Nhân dân ta đã lấy “tấc đất” so sánh với “tấc vàng”, lấy cái bình thường để so sánh với cái quý hiếm, nhằm khẳng định một chân lí: đất quý như vàng, đất đai trồng trọt có giá trị đặc biệt. Câu tục ngữ còn mang một hàm nghĩa, khuyên mọi người phải biết quý trọng và bảo vệ đất đai ruộng đồng để sản xuất.
 
Câu tục ngũ “tấc đất, tấc vàng” hoàn toàn đúng; ngày xưa, đúng; ngày nay vẫn đúng. Đất rất quý: đất để làm nhà, ruộng đồng, nương rẫy để trồng trọt, gieo cấy cây trái, lúa, hoa màu… Từ cái ăn cái mặc đến hoa thơm quả ngọt bốn mùa đều do đất mà có. Đất để phát triển nghề nông. Đất cho ta bãi lúa nương dâu xanh biếc.
 

Đất tồn tại với mọi người, mọi nhà. Đất là tài sản vô giá của quốc gia. Hiểu theo nghĩa rộng: đất là giang sơn Tố quốc. Trái đất là ngôi nhà chung của nhân loại. Đất là nguồn sống vô tận của con người, không thể thiếu. Trong lòng đất hàm chứa nguồn nước và bao khoáng sản quý báu. Tóm lại, đất quý như vàng, đất quý hơn vàng.
 
Đất đai, ruộng vườn chỉ quý và vô giá khi có bàn tay, khối óc của con người tác động vào. Con người chăm bón, vun xới, dẫn thủy nhập điền… làm cho đất thêm màu mỡ. Đất trở thành “bờ xôi ruộng mật” thì lúc ấy mới thật sự là “tấc đất, lấc vàng”.
 
Qua câu tục ngữ, nhân dân ta khuyên nhủ mọi người biết quan tâm bảo vệ, giữ gìn đất, không được làm cho ruộng đồng, vườn tược… bị bạc màu, khô xác, cằn cỗi. Không ai được lãng phí hoặc bỏ hoang đất. Ca dao có câu:
 
“Ai ơi, chớ bỏ ruộng hoang,
Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu”
 
Nước ta từ một nền nông nghiệp đi lên, đất là tài sản quốc gia. Chính sách khai hoang, lấn biển giao đất giao rừng, mở mang vùng kinh tế mới của Chính phủ hiện nay đã làm cho nền nông nghiệp nước ta phát triển mạnh, cuộc sống của hàng chục triệu nông dân ngày thêm ấm no, giàu có. Cuộc “cách mạng xanh” với nhiều giống lúa mới cho năng suất cao, chống sâu bệnh… là nhân tố quan trọng làm cho đất thực sự là “tấc đất, tấc vàng”. Nông nghiệp đang trở thành nền sản xuất hàng hóa trong sự phát triển kinh tế thị trường. Nước ta đã xuất khẩu được hơn nhiều triệu tấn gạo đứng thứ hai các nước xuất khẩu gạo trên thế giới. Vấn đề lương thực nuôi sống hơn 80 triệu người đã được giải quyết. Cho nên, mỗi chúng ta càng thêm thấm thía đất quý hơn vàng.
 
Mồ hôi làm cho đất thêm màu mỡ. Máu đổ xuống mới giữ được “đất”, mới bảo vệ được giang sơn gấm vóc. Trong kháng chiến, Hồ Chủ tịch đã từng dạy:
 
“Ruộng rẫy là chiến trường,
Cuốc cày là vũ khí,
Nhà nông là chiến sĩ”
 
Thời nào cũng vậy, tình yêu đất đai, vườn tược, ruộng đồng của con người Việt Nam gắn liền với tình yêu quê hương đất nước.
Tóm lại, câu tục ngữ “Tấc đất, tấc vàng” đã khẳng định giá trị của đất: đất quý như vàng, đất quý hơn vàng. Nó nhắc nhở mọi người phải biết quý trọng, giữ gìn, bảo vệ đất đai; không ai được phá hoại đất đai, lãng phí đất đai. Nhà nông phải chăm bón, vun xới cho vườn tược, ruộng rẫy được màu mỡ, tươi tốt.
 

Sau chiến tranh, đất đai bị tàn phá nặng nề, rừng đầu nguồn bị chặt phá bừa bãi, đất bị xói mòn, bị bạc màu nghiêm trọng. Dân số tăng nhanh, bình quân đất canh tác tính theo đầu người giảm đi nhanh chóng. Vì thế, hơn bao giờ hết, mỗi người công dân phải có nghĩa vụ giữ gìn và bảo vệ đất đai, đồng ruộng. Đất nuôi sống người. Đất là Tổ quốc thiêng liêng mà ta yêu quý: “Tấc đất, tấc vàng”.

Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền:
Dân tộc Việt Nam ta lớn lên cùng với những câu ca dao tục ngữ, nó trở thành mạch nguồn trong trẻo nuôi dưỡng tâm hồn con người. Nếu những câu ca dao bồi đắp cho cảm xúc bên trong, thì những câu tục ngữ lại đúc rút ra cho chúng ta những kinh nghiệm ngàn đời. “Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền” là một câu tục ngữ như thế.

Khi đã được đúc rút thành tục ngữ, đó sẽ phải là những kinh nghiệm quý báu nhất, chính xác nhất mà ông cha ta dành bao đời để làm nên. Dù ở bất cứ nơi đâu, hoạt động sản xuất vẫn được chú ý coi trọng nhất. Câu tục ngữ “nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền” là kinh nghiệm về những nghề phổ biến ở nước ta, nghề nào mang lại lợi nhuận cao nhất. Với người nông dân, đây thực sự là một bài học quý giá.

“Nhất canh trì” tức là, thứ nhất vẫn là nghề nuôi cá. Không phải là làm ruộng hay trồng trọt, nghề nuôi cá đem lại cho người nông dân lợi nhuận cao nhất mà không tốn nhiều sức lực. Chỉ cần có một cái ao để thả cá, đi chọn những giống cá mới đem lại nhiều năng suất là người nông dân đã có thể thu hoạch. Không cần phải bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, người nông dân bớt đi được phần nào vất vả. Những nghề trồng rau gặt lúa, đôi khi còn phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết, nhưng nuôi cá thì việc bị tổn hao là rất ít. Bởi vậy mà không phải ngẫu nhiên ông cha ta đúc rút: nhất canh trì.

Xem thêm:  Suy nghĩ của anh chị về lòng yêu thương con người của tuổi trẻ trong xã hội hiện nay.

 

Kinh nghiệm thứ hai là “nhị canh viên”, tức là nghề trồng trọt. Trồng những loại cây như cây ăn quả, cây công nghiệp cũng luôn đem lại cho người nông dân lợi nhuận lớn. Bởi chúng ta có được sự hậu thuẫn từ thiên nhiên với khí hậu nhiệt đới bốn mùa luân chuyển, mỗi mùa lại một thức quả. Có điều muốn giữ cho cây trái được đến ngày thu hoạch, lại cần người nông dân phải chịu khó chăm bón, phải tự đúc rút ra những kinh nghiệm cho riêng mình. Có như vậy, hoa trái mới không bị phá hoại. Việt Nam chúng ta giờ đây mạnh khi xuất khẩu hoa quả sang nước ngoài, đời sống người dân cũng đủ đầy hơn. Nhưng đau lòng khi bắt gặp những loại quả bị tiêm hoá chất đến biến đổi hoàn toàn, khiến cho chính chúng ta còn phải né tránh. Bởi vậy mà “canh viên” cũng vẫn xếp sau “canh trì”

Cuối cùng, chúng ta vẫn không thể không nhắc đến “canh điền”. Việt Nam chúng ta vốn có nền văn minh lúa nước lâu đời, dù xã hội có phát triển đến đâu, ta vẫn giữ lại một góc nhỏ cho nghề làm nông ấy. Bởi chỉ có cây lúa hạt gạo mới nuôi sống được con người, và đức tính của người Việt lại là cần cù chăm chỉ. Nhưng trồng lúa, người nông dân phải chịu nhiều vất vả, lợi nhuận có khi không được như mong muốn. Bão lũ hay hạn hán đi qua, lại quét sạch công sức của người lao động. Bởi vậy mà trồng lúa cũng chỉ được xếp thứ ba.


 
0
1
Nguyễn Lê Ngọc Minh
16/02/2021 09:37:44
+2đ tặng
Tấc đất tấc vàng – Đất được coi quý ngang vàng. – Đất thường tính bằng đơn vị mẫu, sào, thước (diện tích). Tính tấc là muốn tính đơn vị nhỏ nhất (diện tích hay thể tích). Vàng là kim loại tính đếm bằng chỉ, bằng cây (dùng cân tiểu li để cân đong). Đất quý ngang vàng (Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu). – Đất quý như vàng vì đất nuôi sống con người, tiềm năng của đất là vô hạn, khai thác mãi không bao giờ vơi cạn. – Người ta sử dụng câu tục ngữ này để đề cao giá trị của đất, phê phán việc lãng phí đất (bỏ ruộng hoang, sử dụng đất không hiệu quả). Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền. – Câu này nói về giá trị kinh tế khi khai thác ao, vườn, ruộng. Cũng có thể nói về sự công phu, khó khăn của việc khai thác các giá trị kinh tế ở các nơi đó. Ruộng thì phổ biến, chỉ để cấy lúa hay trồng cây lương thực, hoa màu. Vườn thì trồng cây ăn quả, cây lấy gỗ. Ao thả cá, thả rau muống,... Kĩ thuật canh tác rất khác nhau. Người xưa đã tổng kết về giá trị kinh tế, cũng có thể kèm theo đó là độ khó của kĩ thuật. – Áp dụng câu tục ngữ để khai thác tốt điều kiện tự nhiên, làm ra nhiều của cải vật chất. Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống. – Câu tục ngữ nói về vai trò của các yếu tố trong sản xuất nông nghiệp (trồng lúa nước) của nhân dân ta. – Yếu tố nước phải là yếu tố quan trọng hàng đầu, nếu bị úng, hay bị hạn, mùa vụ có thể bị thất thu hoàn toàn. Sau đó là vai trò quan trọng của phân bón. Yếu tố cần cù, tích cực chỉ đóng vai trò thứ ba. Giống đóng vai trò thứ tư. Tuy nhiên, nếu ba yếu tố trên ngang nhau, ai có giống tốt, giống mới thì người đó sẽ thu hoạch được nhiều hơn. – Câu tục ngữ nhắc nhở người làm ruộng phải đầu tư vào tất cả các khâu, nhưng cũng phải chú ý ưu tiên, không tràn lan, nhất là khi khả năng đầu tư có hạn. Nhất thì, nhì thục. – Câu tục ngữ nêu vai trò của thời vụ (kịp thời) là hàng đầu. Sau đó mới là yếu tố làm đất kĩ, cẩn thận. Thời vụ liên quan đến thời tiết, nắng mưa. Nếu sớm quá, muộn quá, cây trồng sẽ bị ảnh hưởng và có khi không cho sản phẩm. – Câu tục ngữ nhắc nhở vấn đề thời vụ và việc chuẩn bị đất kĩ trong canh tác.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư