Soạn bài Viếng Lăng Bác
Bố cục:
- Khổ thơ 1, 2: Cảm xúc bên ngoài lăng.
- Khổ 3: Cảm xúc khi vào viếng lăng.
- Khổ thơ cuối: Cảm xúc khi rời lăng.
I. Đọc hiểu văn bản
Câu 1 (trang 60 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2):
Bài thơ là tình cảm của người con Nam Bộ đối với Bác, thể hiện mong muốn, tình cảm của quân dân miền Nam và cả nhân dân Việt Nam với Bác - vị cha già, vị lãnh tụ muôn ngàn kính yêu của dân tộc.
Trình tự biểu hiện:
- Đầu tiền là cảnh ở bên ngoài lăng với hình ảnh đậm nét nhất là hàng tre trong sương sớm.
- Tiếp đến là hình ảnh dòng người xếp hàng vào viếng lăng Bác. - Cảm xúc và suy ngẫm của tác giả khi vào trong lăng.
- Mong ước của tác giả thiết tha được ở mãi bên Bác.
Câu 2 (trang 60 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2):
+ Hàng tre như dài rộng mênh mông.
+ Hàng tre xanh màu đất nước, màu Việt Nam
+ Hàng tre kiên cường bất khuất, hiên ngang (Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng)
Tác giả không tả thực hàng tre, mà liên tưởng, nhân hoá, tượng trưng.
Ý nghĩa của cách tả này cho thấy lăng Bác và tre thật gần gũi, thân thuộc như những làng quê xanh lũy tre. Đồng thời tác giả cũng nhằm thể hiện nét tượng trưng cây cối mang màu đất nước, biểu tượng của dân tộc đã tập trung về quanh Bác, canh giữ cho giấc ngủ bình yên của Người.
Câu 3 (trang 60 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2):
Tình cảm nhà thơ và mọi người với Bác qua khổ thơ 2, 3, 4:
- Lòng thành kính của người viếng lăng: Dòng người...thương nhớ.
- Mặt trời trong lăng: Hình ảnh ẩn dụ, Bác to lớn, vĩ đại như Mặt trời thiên nhiên tỏa sáng sự sống muôn loài.
- Nỗi nhớ thương và xót xa vô hạn của mọi người thể hiện trong khổ 3:
+ Vầng trăng sáng dịu hiền gợi nhớ đến tâm hồn cao đẹp, trong sáng và những vần thơ tràn đầy ánh trăng của Người.
+ Trời xanh là mãi mãi: Bác ra đi nhưng vẫn còn mãi với quê hương đất nước, như trời xanh còn mãi.
+ Câu thơ biểu hiện cụ thể và trực tiếp nỗi đau xót vì sự ra đi của Người: Mà sao nghe nhói ở trong tim!
- Khổ cuối diễn tả chân thành, mộc mạc tình cảm của nhà thơ, bày tỏ niềm mong mỏi, muốn hóa thân vào những cảnh vật bên lăng Bác: Trào nước mắt, làm con chim, đóa hoa, cây tre.
Câu 4 (trang 60 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2):
- Thể thơ 5 chữ gắn liền với các điệu dân ca, nhất là dân ca miền Trung, có âm hưởng nhẹ nhàng, tha thiết. Cách gieo vần liên giữa các khổ thơ cũng góp phần tạo nên sự liền mạch cho cảm xúc.
- Kết hợp những hình ảnh tự nhiên giản dị (bông hoa tím, tiếng chim hót, vì sao...) với các hình ảnh giàu ý nghĩa biểu trưng, khái quát (đất nước như vì sao...)
- Tứ thơ Xoay quanh hình ảnh mùa xuân, từ mùa xuân của đất trời đến mùa xuân của quê hương đất nước. Cách cấu tử như vậy khiến cho ý thơ luôn tập trung, cảm xúc trong thơ không bị dàn trải.
- Giọng điệu của bài thơ thể hiện đúng tâm trạng của tác gải, biến đổi phù hợp với nội dung từ đoạn: vui, say sưa ở đoạn đầu, trầm lắng, thiết tha khi bộc bạch tâm niệm sôi nỗi, tha thiết ở đoạn kết.