LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Tổng kết kiến thức cơ quan lá?

1 trả lời
Hỏi chi tiết
139
1
0
Phùng Minh Phương
19/02/2021 11:52:22
+5đ tặng
Cấu tạo lá rộng

Lá cây lá rộng hoàn chỉnh cấu tạo bao gồm cuống lá, gân lá, phiến lá. Trên lá chứa nhiều tế bào mô dậu, lỗ khí và nhiều lục lạp. Trên 1 cm² diện tích mặt lá có khoảng 30.000 lỗ khí thực hiện các chức năng sinh dưỡng chính của cây.

Cuống lá

Cuống lá là phần gắn liền giữ phiến lá và thân cành, cuống lá có chức năng nâng đỡ phiến lá và dẫn truyền chất dinh dưỡng giữa thân cây và phiến lá. Cuống lá có nhiều hình dạng và kích thước khác nhau tùy vào điều kiện. Đôi khi cuống lá còn đóng vai trò quang hợp (xem thêm cuống dạng lá).

Gân lá

Gân lá có cấu tạo hệ gân nhiều gân gốc

Là bộ phận đóng vai trò xương sống cho phiến lá, nâng đỡ phiến lá và dẫn truyền chất dinh dưỡng. Người ta thường phân gân lá thành các cấp khác nhau (cấp 1, 2, 3) tùy thuộc vào vị trí so với cuống lá. Gân lá có cấu tạo giống như là cuống lá.

Gân lá có các dạng hình phân bố khác nhau:

  • Song song: Ví dụ: lá tre, trúc, lúa, ngô, rẻ quạt, trường sinh,...
  • Lông chim: Đa số có ở các loài thực vật bậc cao.
  • Vấn hợp: Ví dụ: lá ổi, lá các loài trâm,...
  • Gân hình mạng: lá gai, lá mai,...
  • Gân hình cung: lá rau muống, lá địa liền,...
Phiến lá

Dạng bản dẹt, có màu lục, là phần rộng nhất của lá giúp lá nhận được nhiều ánh sáng. Phiến lá có 2 mặt, mặt trên gọi là bụng, mặt dưới gọi là lưng. Lá thường có màu xanh lục nhờ vào chất diệp lục, đôi khi lá có màu sắc khác do diệp lục bị che khuất bởi sắc tố khác. Mép phiến lá là một đặc điểm để phân biệt các loại lá:

+ Có loại lá mép nguyên như lá bàng

+ Có loại lá mép răng cưa nhọn như lá cây hoa hồng

+ Có loại lá xẻ không quá 1/4 phiến lá

+ Có loại lá chẻ, vết chẻ bằng 1/4 phiến lá

+ Có loại lá khía, vết khía quá 1/4 phiến lá hoặc sát gân lá chính

Sắp xếp lá trên cành

Lá cây đính trên thân cây về cơ bản được chia thành các nhóm chính:

  • Mọc cách (mọc sole); ở một số loài cây có lá mọc cách, chẳng hạn cây dâu, có một lá mọc từ một mấu thân, mỗi lá mọc cách nhau theo kiểu sole.
  • Mọc đối: ở một số loại cây, ví dụ cây dừa cạn, có 2 lá mọc từ một mấu thân, hai lá đó nằm đối nhau, cách sắp xếp của lá sao cho mỗi lá đều nhận được nhiều ánh sáng nhất.
  • Mọc vòng: lá mọc theo vòng tròn vòng từ dưới lên.
Biến dạng của lá

Lá biến dạng được hình thành trong quá trình thích nghi và tiến hóa của thực vật. Lá biến dạng được sử dụng với các chức năng khác lá bình thường hoặc thêm chức năng mới giúp cho cây thích nghi với điều kiện môi trường.

  • Lá gai: lá biến thành gai nhọn, lớp cutin dày làm giảm sự thoát hơi nước. Lá gai thường thấy ở họ Xương rồng. Ở một số cây lá gai còn có tác dụng bảo vệ lá non.
  • Lá dự trữ: chứa chất dự trữ cho cây
  • Lá bắt mồi:bắt và tiêu hoá sâu bọ
  • Lá móc: thường thấy ở các loại cây leo, như mây. Lá móc giúp cây có khả nang bám vào các vật.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Sinh học Lớp 6 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư