Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Lập dàn ý phân tích hình tượng nhân vật Tnú trong tác phẩm Rừng xà nu

Lập dàn ý phân tích hình tượng nhân vật Tnú trong tác phẩm rừng xà nu

3 trả lời
Hỏi chi tiết
664
1
0
Nguyễn Ngọc Quế Anh
20/02/2021 09:09:45
+5đ tặng

1. Mở Bài

 - Rừng xà nu là một tác phẩm tiêu biểu của nhà văn Nguyễn Trung Thành.

- Truyện viết về thiên nhiên và con người Tây Nguyên anh dũng, bất khuất, kiên cường. Tnú là một nhân vật nổi bật trong truyện kết tinh mọi phẩm chất tốt đẹp của con người Tây Nguyên.

2. Thân Bài

- Tnú từ nhỏ đã chịu nhiều bất hạnh, sớm mồ côi cha mẹ, anh lớn lên trong sự yêu thương, che chở và đùm bọc của dân làng mình

- Từ khi còn nhỏ, Tnú đã bộc lộ những phẩm chất anh hùng, gan góc của mình:

+ Giác ngộ sớm về cách mạng

+ Chịu khó học hỏi, chăm chỉ, cầu tiến

+ Làm giao liên giỏi, vô cùng dũng cảm

- Sau khi vượt ngục trở về, Tnú ngày càng trưởng thành hơn. Khi anh Quyết hi sinh, Tnú nhận nhiệm vụ thay anh, đứng lên lãnh đạo cuộc chiến của dân làng.

- Có hạnh phúc nhỏ bên Mai

- Vợ và con anh bị giết, Tnú bị hành hạ tàn ác

- Từ nỗi đau thương vô hạn, Tnú càng căm thù bọn giặc, nỗi căm thù ấy biến thành hành động, gia nhập quân giải phóng.

- Lập được nhiều chiến công hiển hách, giết chết những tên như thằng Dục.

=> Là niềm tự hào của thế hệ cha anh và buôn làng Tây Nguyên và gương sáng cho thế hệ mai sau.

3. Kết Bài

- Tnú là một con người với số phận đầy đau khổ nhưng vượt lên tất thảy là nhân cách bao la, ngời sáng. 

- Tnú chính là đại diện vô cùng tiêu biểu cho những người anh hùng, cho vẻ đẹp của người con núi rừng Tây Nguyên.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Thiên sơn tuyết liên
20/02/2021 09:11:53
+4đ tặng
CHI TIẾT DÀN Ý PHÂN TÍCH NHÂN VẬT TNÚ TRONG RỪNG XÀ NU

a) Mở bài

- Nguyễn Trung Thành là nhà văn gắn bó với Tây Nguyên, một trong những tác phẩm thành công viết về mảnh đất này là Rừng xà nu.

- Tnú là nhân vật trung tâm của tác phẩm: là người anh hùng kết tinh vẻ đẹp của cộng đồng.

b) Thân bài

* Hoàn cảnh:

- Tnú vốn là đứa trẻ mồ côi, cha mẹ chết sớm, lớn lên trong sự đùm bọc, yêu thương của dân làng Xô Man, là đứa con chung của cộng đồng nên hội tụ vẻ đẹp cộng đồng.

* Phẩm chất

+) Dũng cảm, gan dạ, kiên cường

- Lúc còn nhỏ:

+ Xung phong đi nuôi giấu cán bộ, từ nhỏ đã giác ngộ lí tưởng cách mạng (trước đó những người bị làm nhiệm vụ này đã bị sát hại dã man: anh Sút, bà Nhan), giác ngộ lí tưởng Đảng.

+ Tnú học chữ thua Mai, nhưng khi anh Quyết nói, Tnú cầm đá đập vào đầu mình để nêu cao quyết tâm, Tnú ý thức sâu sắc về nhiệm vụ của mình mà cố gắng học.

+ Đi rừng rất tháo vát, nhanh nhẹn, bị giặc bắt mà không run sợ, chỉ tay vào bụng “cộng sản đây này”, khi bị tra tấn Tnú vẫn kiên cường, vẫn trung thành với Đảng.

- Khi trưởng thành:

+ Sau khi Tnú vượt ngục trở về, anh Quyết đã hi sinh, Tnú đã thay anh lãnh đạo dân làng Xô Man chuẩn bị vũ khí đánh giặc.

+ Khi chứng kiến vợ con bị tra tấn, anh đã xông vào cứu vợ con.

+ Tnú bị bắt, bị đốt 10 đầu ngón tay, Tnú không kêu van “người cộng sản không hề kêu van”, “trợn mắt nhìn thằng Dục”,...

+) Sự trung thành tuyệt đối với cách mạng, tính kỉ luật cao

- Còn nhỏ đã tin tưởng vào Đảng, vào cách mạng “Cán bộ là Đảng, Đảng ... này còn”.

- Sau đêm kinh hoàng (vợ con bị giết), anh không bi quan mà gia nhập lực lượng giải phóng quân trả thù cho dân làng, gia đình.

- Khi lập được chiến công, được nghỉ một ngày phép về thăm làng, anh đã chấp hành đúng quy định.

+) Có trái tim yêu, sục sôi căm giận

- Khi tham gia lực lượng giải phóng quân, anh rất nhớ nhà, nhớ quê hương, chỉ được về một đêm anh vẫn trở về.

- Là người chồng người cha hết lòng yêu thương vợ con: không chịu đựng được cảnh vợ con bị bắt giết, Tnú lao ra cứu, dang hai cánh tay ôm lấy vợ con, nhưng anh vẫn bị bọn giặc bắt.

- Yêu thương nồng nàn thì căm thù càng sâu sắc: ở Tnú có 3 mối thù lớn là mối thù của bản thân (2 lần bị giặc tra tấn, lưng còn nhiều vết sẹo, bàn tay cụt đốt), mối thù gia đình (vợ con bị giết), mối thù của buôn làng.

+) Hình ảnh đôi bàn tay:

+ Bàn tay yêu thương: anh Quyết nắm lấy tay Tnú, Mai nắm lấy tay Tnú khi anh trở về,...

+ Bàn tay đau thương (chứng kiến cảnh vợ con chết, chịu sự tra tấn của kẻ thù)

+ Bàn tay căm thù: chứng tích của lòng hận thù

+ Bàn tay báo thù: giết giặc trả thù cho Mai, cho con, cho dân làng Xô Man

+ Là nhân chứng cho con đường của dân làng Xô Man: “chúng nó đã cầm súng mình phải cầm giáo”

=> Nhận xét: Câu chuyện bi tráng của cuộc đời Tnú là sự thể hiện đầy đủ nhất cho chân lí lịch sử “chúng nó đã cầm súng mình phải cầm giáo”, phải vùng lên đấu tranh vũ trang mới có thể chiến thắng.

 

c) Kết bài

- Nêu cảm nhận về nhân vật: Tnú có số phận đau thương nhưng anh đã vượt qua nỗi đau để chiến đấu, bảo vệ hạnh phúc cộng đồng.

- Nghệ thuật: xây dựng hình tượng nhân vật bằng bút pháp lí tưởng hóa, đậm chất sử thi, với kết cấu truyện lồng trong truyện, đầu cuối tương ứng đặc sắc, ngôn ngữ đậm chất sử thi, nhưng cũng mộc mạc giản dị, xây dựng hình tượng, ...

- Tác phẩm là một khúc sử thi bi tráng, ngợi cả vẻ đẹp của những con người núi rừng Tây Nguyên trong kháng chiến chống Mĩ.

2
0
..........?
20/02/2021 09:13:06
+3đ tặng
A.Mở bài:

Giới thiệu Nguyễn Trung Thành và truyện ngắn Rừng xà nu.

B.Thân bài:

Phân tích hình tượng nhân vật Tnú.

– Tnú là nhân vật chính của truyện ngắn Rừng xà nu. Đó là một đứa trẻ cha mẹ mất sớm, Tnú gắn bó với dân làng và có những phẩm chất của dân làng. Tnú được cụ Mết nhận xét: “Đời nó khổ, nhưng bụng nó sạch như nước suối làng ta’’.

– Tnú là người con gan góc, táo bạo của núi rừng Tây Nguyên hùng vĩ.

+ Học chữ thua Mai, Tnú đập vỡ bảng, bỏ ra ngoài suối ngồi suốt ngày, sau đó, lấy một hòn đá “tự đập vào đầu, máu chảy ròng ròng’’ để sáng hôm sau lại ngượng ngùng gọi Mai ra phía sau hốc đá hỏi xem “chữ o có móc là chữ chi’’.

+ Nhưng “đi đường núi thì đầu nó sáng lạ lùng’’. Khi làm liên lạc, Tnú không đi đường mòn. Qua sông, khôn lội chỗ nước êm, mà “cứ lựa chỗ thác mạnh mà bơi ngang, vượt lên trên mặt nước, cưỡi lên thác băng băng như một con cá kình’’.

+ Khi bị giặc bắt và tra tấn, Tnú không hé răng một lời dù bị địch tra tấn dã man.

+ Khi bị địch đốt cháy mười ngón tay, Tnú nghiến răng chịu đựng chứ quyết “không thèm kêu van’’.

– Đây cũng là một con người có mối thù chồng chất với quân giặc. Chúng không chỉ giết hại dân làng mà còn giết hại vợ con anh và khiến hai bàn tay anh “mỗi ngón chỉ còn lại hai đốt’’.

– Tnú còn là một chàng trai dũng cảm và trung thành với cách mạng.

+ Những ngày ấy, làng Xô Man bị kẻ thù khủng bố điên cuồng “không bữa nào nó không đi lùng, không đêm nào chó của nó và súng của nó không sủa vang cả rừng’’. Anh Xút bị giặc treo cổ lên cây vả đầu làng ; bà Nhan bị chặt đầu cột tóc treo đầu súng vì đã vào rừng nuôi cán bộ. Sau cùng đến lũ trẻ thay người già làm việc này. Tnú và Mai là hai đứa trẻ hăng hái nhất. Có đêm, chúng ngủ luôn ở ngoài rừng, vì đề phòng giặc lùng phải có người “dẫn cán bộ chạy’’.

+ Lòng trung thành với cách mạng của Tnú đã được bộc lộ qua nhiều thử thách. Khi bị giặc bắt, giải về làng, tra hỏi chỗ ở của cộng sản, Tnú đặt tay lên bụng mình và nói: “ở đây này’’. Lưng Tnú ngang dọc biết bao vết dao chém của bọn lính.

+ Khi chứng kiến cảnh vợ con bị giặc tra tấn dã man bằng gậy sắt, mặc dù tay không, Tnú dũng cảm nhảy vào giữa lũ giặc đang điên cuồng. Nhưng anh không cứu được vợ con, bản thân bị giặc bắt và đốt hai bàn tay bằng giẻ tẩm dầu xà nu.

+ Khi được dân làng cứu thoát, dù hai bàn tay đã cụt đốt, Tnú gia nhập giải phóng quân như một tất yếu… Phẩm chất anh hùng của Tnú là ở chỗ biết vượt lên mọi đau đớn và bi kịch cá nhân: gia nhập bộ đội, chiến đấu dũng cảm, giết giặc để trả thù cho quê hương và gia đình.

– Căm thù mãnh liệt, Tnú cũng la người biết yêu thương sâu sắc. Ba năm đi bộ đội, Tnú da diết cảnh và người của buôn làng quê hương.

C. Kết luận

– Số phận và tính cách của nhân vật Tnú tiêu biểu cho dân làng Xô Man và con người Tây Nguyên.

– Nhân vật Tnú góp phần tô đậm chủ đề và làm nên màu sắc sử thu của truyện ngắn “Rừng xà nu
 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k