Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Miêu tả 1 lễ hội mà em từng được chứng kiến hoặc tham gia vào mùa xuân bằng 1 bài văn

Miêu tả 1 lễ hội mà em từng được chứng kiến hoặc tham gia VÀO MÙA XUÂN bằng 1 BÀI VĂN lớp 5

3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
1.034
4
0
+5đ tặng

Mùa xuân là mùa tưng bừng, rạo rực nhất trong năm. Làm nên không khí rộn ràng, sôi nổi ấy một phần lớn nhờ vào những lễ hội xuân náo nhiệt, ồn ã mà không kém phần trang nghiêm. Rồi cái ngày người dân quê tôi mong chờ đã đến, mùng sáu Tết, quê tôi có lễ hội làng truyền thống.

 

Lễ hội làng tương truyền là để nhớ đến thành hoàng làng đã có công khai khẩn đất hoang lập làng lập xóm. Theo tục lệ, vào buổi sáng sẽ có lễ rước rồng. Và thế là từ sáng sớm, mọi người đã quần là áo lượt chỉnh tề để ra đường chờ đoàn rước. Những nhà nằm trên đường đoàn rước đi qua thì lập nhanh một bàn thờ nhỏ đặt trước cửa nhà nhang khói nghi ngút. "Tùng tùng tùng cắc, tùng tùng tùng ùng..." từ xa tiếng trống bất ngờ vang lên rộn rã. Đoàn rước tiến lại gần.. Đi đầu là một con rồng giả được đội múa rồng của làng tạo nên. Nó uốn lượn những đường vòng đẹp mắt, cái đầu rồng thì lắc lư chuyển động liên tục, rồng giả mà cũng oai hùng lắm! Tiếp đó là đoàn trống chiêng ồn ã, náo nhiệt đi trước dọn đường cho đoàn rước kiệu thành hoàng làng. Chiếc kiệu tám người khênh với đường nét tinh xảo được sơn son thiếp vàng cầu kì, trang nghiêm. Sau kiệu là hai chiếc lọng rất lớn màu đỏ rực rỡ. Sau lọng là một chú ngựa gỗ cao to như thật. Nối theo sau là đoàn người mang bát bảo, mang cờ ngũ sắc rực rỡ tưng bừng. Tiếp đến là những đại diện các tầng lớp xã hội trong làng: hội người cao tuổi, hội phụ nữ, hội nông dân, đội thiếu nhi. Mỗi hội người lại mang một bộ đồng phục đặc trưng: áo tứ thân, áo the khăn xếp, áo dài,... tất cả đều rực rỡ sắc màu. Đi cuối cùng đoàn rước là mọi tầng lớp nhân dân, già tre, gái trai,... họ đi theo đoàn rước để cầu khấn những điều may mắn trong năm mới. Đoàn rước đi mỗi lúc một xa nhưng gương mặt ai cũng tươi tắn, họ mang theo cảm giác tự hào, hãnh diện và sung sướng.

Phần “lễ” được diễn ra trọn vẹn vào buổi sáng như thế, còn phần “hội” sẽ được diễn ra vào buổi chiều ngày hôm ấy.

 

Không khí của hội dễ khiến người đi dự choáng ngợp bởi sự đông, vui tấp nập hiếm có. Những gian hàng bán quà lưu niệm chạy dài một bên đường cái mà người chủ hàng là những người trong làng trong xã, họ đến bán hàng để cầu may, cầu phúc cho năm mới. Đi sâu vào trong là khu trò chơi dân gian. Bên trái là cờ người, bên phải là đánh vật còn chếch sang trái là nấu cơm niêu đất. Trò nấu cơm niêu đất đến lạ. Hai người một nam một nữ, nam gánh nồi cơm chạy rong còn nữ sẽ phải chạy theo nam đốt lửa phía dưới bao giờ cơm chín mới được thôi. Cạnh đó là thi kéo co, kéo co chia làm hai đội mỗi đội mười người ra sức kéo một sợi dây thừng đến khi nào bên kia chịu thua mới thôi... Rồi chơi ném tiêu, bịt mắt bắt dê,... các trò chơi hiện đại khác cũng xuất hiện rất nhiều: đu quay, chạy tàu điện,...

Kết thúc buổi lễ hội, mọi người ra về trong tâm trạng phấn khởi hân hoan. Lễ hội làng tôi là một nét đẹp về văn hóa - truyền thống dân tộc, mong sao tục lễ tổ chức lễ hội đầu năm này được mãi lưu truyền.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
1
Ng Duy Manh
21/02/2021 09:20:50
+4đ tặng
Vào mồng năm tháng giêng hàng năm, hội Gò Đống Đa bắt đầu diễn ra. Hội tổ chức tại Gò Đống Đa. Mọi người đi xem rất đông, ai cũng muốn xem tượng đài Quang Trung. Hội bắt đầu bằng hoạt động tưởng nhớ tới anh hùng áo vải Quang Trung Nguyễn Huệ. Hội có những trò chơi như: chơi cờ, đánh đu, chọi gà, … Khi hội kết thúc, em vẫn thấy nuối tiếc và nhớ tới vị anh hùng áo vải Nguyễn Huệ. Em sẽ học thật giỏi để phục vụ đất nước. Hội Gò Đống Đa đã để lại ấn tượng thật sâu sắc cho em.
Giang
sai đề bạn ơi
4
0
Thanh Thảo
21/02/2021 09:22:00
+3đ tặng

“Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba”

Câu thơ trên đã nhắc đến một lễ hội truyền thống của dân tộc Việt Nam ta, đó là lễ giỗ tổ Hùng Vương. Hàng năm, cứ đến ngày mùng mười tháng ba âm lịch hàng năm, lễ hội Đền Hùng được mở ra trong không khí trang nghiêm cùng dòng người trở về nơi đây thắp hương tưởng nhớ tổ tiên của mình. Đây là lần đầu tiên em được đến Đền Hùng tham dự lễ hội, buổi lễ đã để lại cho em những ấn tượng khó quên.
Đền Hùng nằm ở tỉnh Phú Thọ, để đi được đến đền, phải đi qua cầu Việt Trì, từ xa đã nhìn thấy ngọn núi hùng cao và xung quanh là những dãy núi hùng vĩ khác. Theo truyền thuyết kể lại, dãy núi đó là đàn voi quy phục về đất tổ, trong đó có một con voi không quay đầu mà lại quay đuôi lại nên đã bị chém một nhát dao của nhà vua, để lại dấu tích đến nay vẫn còn nguyên. Vào dịp lễ hội, đoàn người trở về đây rất đông, hàng nghìn người cùng nhau hành hương về phía ngôi đền. Từ các cụ già, các bà khăn đóng áo dài, cho đến các anh, các chị và các em nhỏ, mọi người đều trang nghiêm đi theo đoàn rước kiệu về nơi đền chính.
Tiết trời tháng ba mát mẻ, ánh nắng mùa xuân chiếu xuống những hàng cây, hiện lên rõ rừng cọ, rừng sơn xum xuê, xanh tốt. Đi giữa đường rợp bóng cây, đoàn người đi theo kiệu sơn son thiếp vàng cùng với tiếng chiêng chống vang vọng. Đi một đoạn đường dài cuối cùng cũng tới trước cổng Đền Hùng, chiếc cổng nằm ở chân núi phía Tây, các bậc leo lên đền toàn là đá ong rất vững chải, cả thảy có 495 bậc và uốn lượn theo triền núi. Trong khuôn viên Hùng có hai cái giếng, tương truyền đó là nơi tắm của công chúa con vua Hùng đời thứ 18. Đi lên trên cao có đền Hạ, đây là ơi mà mẹ Âu Cơ đã sinh ra một bọc trăm trứng, chia nhau năm mươi xuống biển, năm mươi lên non cai quản các vùng, khi đó người con trai cả đã ở lại và trở thành Hùng Vương.
Đền Trung là nơi vua Hùng cùng với các quan đại thần, Lạc Hầu và Lạc Tướng bàn việc triều chính. Sau khi đi tham quan các đền tiêu biểu, đoàn tham quan đi tới núi Hùng, nơi thờ thần trời và thần đất. Nơi đây người ta bày biện bánh chưng, bánh giầy, có cả xôi, gà và hoa quả dâng lên thành tâm cảm tạ trời đất. Những người về giỗ tổ chẳng phân biệt dân tộc hay tôn giáo nào, chỉ cần mang trong mình dòng máu Việt Nam thì đều chung một cội nguồn, tổ tiên và nơi đây chính là nơi thờ tổ tiên của cả dân tộc Việt Nam. Sau phần lễ dâng hương tưởng niệm đầy trang nghiêm và thành kính, sang phần hội, các trò chơi được mở ra, rất vui vẻ và náo nhiệt, đậm đà bản sắc dân tộc như: múa lân, nhảy sạp,…
Được trở về với mảnh đất tổ, hòa mình vào không khí trang nghiêm, thành kính và hoan hỷ vui tươi của mọi người, em cảm thấy vô cùng tự hào và xúc động. Em chợt nhớ đến câu nói của Bác Hồ “Các vua Hùng đã có công dựng nước, bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Em hứa rằng sẽ chăm chỉ học tập để đền đáp công ơn của tổ tiên, góp phần xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp.




 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×