Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Lập dàn bài cho đề sau

Lập giàn bài : anh em như thể chân tay rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần 
 

2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
302
1
1
Phùng Minh Phương
21/02/2021 20:28:15
+5đ tặng

A. Mở bài:

- Dẫn dắt vấn đề: Bên cạnh tình phụ tử, mẫu tử, thì tình anh em cũng là một tình cảm cao đẹp, trong sáng của người dân Việt Nam.

- Nêu vấn đề và khái quát ý nghĩa câu ca dao: Viết về tình anh em, câu ca dao: “Anh em...” đã mang đến cho chúng ta mỗi bài học quý giá về sự đoàn kết, yêu thương giữa những người con trong gia đình.

B. Thân bài:

Luận điểm 1: Giải thích

QUẢNG CÁO

- Tay chân: 2 bộ phần trên cơ thể con người, hỗ trợ nhau để con người có thể hoạt động, không thể tách rời.

⇒ Anh em như thể tay chân: Anh em trong nhà khăng khít, gắn bó.

- Rách: khi khó khăn thiếu thốn; lành: khi sung túc, đầy đủ; dở hay: tốt hay xấu

⇒ Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần: Khi khó khăn hay khi đầy đủ đều phải đùm bọc nhau; dù tốt hay xấu cũng đều phải biết giúp đỡ, dìu dắt nhau.

⇒ Câu ca dao nói về tình cảm gắn bó khăng khít giữa những người trong gia đình, răn dạy chúng ta cần phải biết đùm bọc, giúp đỡ nhau trong mọi hoàn cảnh.

Luận điểm 2: Tại sao lại nói như vậy

QUẢNG CÁO

- Anh em trong nhà là những người có chung dòng máu, chung huyết thống, chung gốc gác, tổ tiên, cha mẹ. Vì vậy, tình cảm anh em là thứ tình cảm bền chặt, gắn bó khăng khít, như tay chân, như khúc ruột của nhau, giống như tình mẫu tử, phụ tử.

- Đùm bọc, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau vốn đã là truyền thống quý báu của dân tộc ta, vậy nên, những người sống dưới một mái nhà lại càng phải gắn bó, đùm bọc nhau trong mọi hoàn cảnh, dù khó khăn thiếu thốn, hay dù đầy đủ sung túc, đều phải nghĩ đến nhau.

- Giữa những người anh em trong gia đình luôn có một sợi dây kết nối bền chặt vô hình, khi một người gặp khó khăn, đau khổ thì tất cả những người còn lại cũng đều cảm nhận được nỗi đau đó, đồng cảm và cùng dìu dắt nhau bước qua khó khăn. Anh giúp đỡ em và ngược lại, em cũng yêu thương, giúp đỡ anh, cứ như vậy khăng khít không rời.

- Cả anh và em đều có nghĩa vụ phải chăm sóc cha mẹ, báo hiếu cha mẹ, tình cảm anh em bền chặt chính là điều mà những bậc sinh thành muốn các con mình hiểu được.

Luận điểm 3: Bài học rút ra

- Tình cảm anh em là thứ tình cảm gắn bó vô cùng khăng khít, thắm thiết, dù có chuyện gì xảy ra thì tình cảm đó vẫn mãi mãi bền chặt.

- Ngay từ khi còn nhỏ, chúng ta cần biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau, nhường nhịn nhau. Khi trưởng thành, mặc dù mỗi người sẽ có một con đường riêng, một gia đình mới nhưng vẫn luôn phải nghĩ cho nhau, sẵn sàng giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn, hoạn nạn.

Luận điểm 4: Mở rộng vấn đề

- Có rất nhiều trường hợp anh em sống không hòa thuận, vô tâm, ích kỉ, khi có người gặp khó khăn thì xa lánh, khinh bỉ,…

- Hoặc có những người còn cãi nhau, đánh nhau, tranh giành nhau tài sản bất chấp tình anh em hãm hại nhau…

C. Kết bài:

- Khẳng định lại giá trị câu ca dao: Câu ca dao luôn là bài học quý giá cho những người anh em trong gia đình.

- Liên hệ bản thân: Chúng ta cần biết giữ gìn, phát huy giá trị truyền thống và giáo dục của những câu ca dao, tục ngữ.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Gonduc
21/02/2021 20:28:19
+4đ tặng

A. Mở bài

- Dẫn dắt vấn đề

- Nêu vấn đề

Ca dao, dân ca là một trong những thể loại tiêu biểu của nền văn học Việt Nam. Không những thế, ẩn chứa trong mỗi câu ca dao còn là bài học quý báu mà cha ông ta đúc kết lại để cho con cháu đời sau. Điều này được thể hiện rõ nét qua câu "Anh em như thể tay chân/ Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần"

B. Thân bài

1. Giải thích

- Câu ca dao trên để lại cho chúng ta bài học quý giá nào?

+ Nói về tình cảm anh em trong gia đình.

+ Đây là tình cảm thiêng liêng, cao quý.

+ Là anh em thì như chân, như tay, như những bộ phận trên cơ thể. Bởi lẽ đó phải biết yêu thương, nhường nhịn lẫn nhau.

2. Chứng minh 

- Trong văn học: 

Khôn ngoan đối đáp người ngoài

Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau

+ Bức tranh của em gái tôi (Tạ Duy Anh): Người anh luôn ghen ghét, quát nạt em - Kiều Phương. Nhưng khi nhìn thấy bức tranh em gái vẽ mình, người anh như nghẹn ngào, trào dâng trong cảm xúc. Hối hận về những gì mà mình đã làm với em.

- Trong cuộc sống:

+ Có rất nhiều người anh, người chị yêu thương em, san sẻ và nhường nhịn em.

+ Nhưng đâu đó vẫn còn những tiếng quát nạt, mắng mỏ thậm chí là xảy ra hiềm khích giữa người anh, chị, em trong một nhà.

3. Bình luận

- Tình cảm anh em là tình cảm cần có trong mỗi gia đình, trong cuộc sống của mỗi chúng ta.

- Khi ta đau, ốm hay vấp ngã, chỉ có những người thân yêu mới là người chịu bỏ hết tất cả để đến chăm sóc, dìu dắt ta đứng dậy.

- Đừng cãi nhau, quát nạt để rồi phải hối hận

- Hãy biết trân trọng khoảng thời gian được sống trong gia đình, được sống trong vòng tay âu yếm của anh, của chị.

- Tình cảm ấy chính là sợi dây kết nối, sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong trái tim mỗi người.

4. Liên hệ bản thân

- Nhận thức được giá trị của tình cảm anh em, tôi luôn yêu thương anh, chị hết mực. Nếu có hiềm khích xảy ra, sẽ cùng anh chị ngồi lại để nói chuyện, suy nghĩ, bộc lộ quan điểm từ đó giải quyết những xung đột.

C. Kết bài

- Khẳng định giá trị của câu tục ngữ trên

Là một trong những bài học quý báu cần phải phát huy.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×