LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Yếu tố Hán Việt “thanh” có những nghĩa sau đây

Bài tập 27:Yếu tố Hán Việt “thanh” có những nghĩa sau đây:

       (1) Sắc xanh

       (2) Trong sạch

       (3) Tiếng (giọng, danh tiếng)

     a) Gạch chân những từ có yếu tố Hán Việt “thanh” trong các câu sau:

                              Bác để tình thương cho chúng con

                              Một đời thanh bạch chẳng vàng son

                                                                       (Tố Hữu)

                               Thanh bần giữ phận yên vui

                               Noi nhân, giữ nghĩa có hồi sấm vang

                                                           (Nguyễn Đình Chiểu)

                               Đời sống của Hồ Chủ tịch giản dị, thanh đạm

                                                                (Phạm Văn Đồng)

                               Tiếng ta lại giàu về thanh điệu

                                                           (Đặng Thai Mai)

                               Đất tốt trồng cây rườm rà

                        Những người thanh lịch nói ra quý quyền.

                                                                         (Ca dao)

                              Vất vả có lúc thanh nhàn

                        Không dưng ai dễ cầm tàn che cho

                                                                   (Ca dao)

b) Hãy điền vào bảng sau nghĩa của yếu tố “ thanh” trong mỗi từ vừa gạch chân và nghĩa của từ đó.

Từ Nghĩa của yếu tố “thanh” Nghĩa của từ

Bài tập 28: Hãy đọc câu văn viết về thể cáo của một bạn học sinh, rồi nhận xét xem bạn ấy dùng từ đã hoàn toàn chính xác chưa? Hãy chữa lại cho chính xác những từ mà bạn dùng còn sai nghĩa:

       Cáo là thể văn bàn luận mà vua chúa hoặc người cầm đầu phong trào dùng để tuyên cáo thành quả của một công việc mới hoàn toàn.

 

 

 

 

 

 

1 trả lời
Hỏi chi tiết
1.215
4
1
Sao em chưa làm bài ...
27/02/2021 23:40:09
+5đ tặng
Bài 27:
"Thanh" (2) trong "thanh bạch", là sự trong sạch, giản dị trong lối sống
"Thanh" (2) trong "thanh bần", là sự nghèo khó nhưng trong sạch
"Thanh" (2) trong "thanh đạm", là sự giản dị, không cầu kỳ trong món ăn
"Thanh" (3) trong "thanh điệu", là sự trầm bổng của giọng nói
"Thanh" (2) trong "thanh lịch", là sự giản dị nhưng lịch sự trong lối sống
"Thanh" (2) trong "thanh nhàn", là sự nhàn nhã thảnh thơi trong cuộc sống
Bài 28:
Các từ được sử dụng còn chưa phù hợp với ngữ cảnh
bàn luận -> nghị luận
cầm đầu -> đứng đầu
tuyên cáo -> tuyên bố
thành quả -> kết quả

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư