Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nêu nghệ thuật quân sự của đại việt được thể hiện như thế nào qua các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm

Câu 1 : nêu nghệ thuật quân sự của đại việt được thể hiện như thế nào qua các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm
câu 2: vi sao giáo dục nho học không tạo điều kiện phát triển kinh tế

3 trả lời
Hỏi chi tiết
531
2
4
Snwn
02/03/2021 21:25:48
+5đ tặng
1.
Dân tộc ta vốn có truyền thống đoàn kết chiến đấu chống ngoại xâm và đã sáng tạo ra một nghệ thuật quân sự của toàn dân đánh giặc rất phong phú và độc đáo. Ngày nay, Ðảng ta đề ra đường lối tiến hành chiến tranh nhân dân dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân. Xuất phát từ đường lối đó, nghệ thuật quân sự của ta trước hết là nghệ thuật quân sự của toàn dân đánh giặc. Ðó cũng là sự kế thừa và phát huy lên một trình độ mới nghệ thuật quân sự truyền thống của dân tộc.
 
- Nghệ thuật quân sự của toàn dân đánh giặc của ta là nghệ thuật chỉ đạo hoạt động quân sự của lực lượng vũ trang, đồng thời chỉ đạo hoạt động quân sự của nhân dân cầm vũ khí đứng lên đánh địch, kết hợp chặt chẽ quân sự với chính trị, tác chiến với binh vận, kết hợp tiêu diệt địch và phát động quần chúng giành quyền làm chủ.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
4
Gonduc
02/03/2021 21:26:16
+4đ tặng

-Cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý người chỉ huy không phải là vua mà là Thái úy Lý Thường Kiệt. Kháng chiến chống Mông – Nguyên thời Trần thường gắn liền với tên tuổi của các vua Trần và các tướng tài giỏi khác.

- Trong cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý, Lý Thường Kiệt sử dụng nghệ thuật “tiên phát chế nhân”. Kháng chiến chống Mông – Nguyên thời Trần dùng thực hiện “vườn không nhà trống”.

- Trong cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý, Lý Thường Kiệt sử dụng cách đánh về tinh thần làm cho địch hoang mang rồi đánh phủ đầu giành thắng lợi quyết định. Nhưng kháng chiến chống Mông – Nguyên thời Trần, ta phải đối phó với kẻ thù quá mạnh nên vua tôi nhà Trần sử dụng cách đánh lâu dài làm địch suy yếu rồi đánh đòn quyết định.

2
4
Phùng Minh Phương
02/03/2021 21:26:44
+3đ tặng
Câu 1: 

Trong chiến tranh nhân dân ở nước ta, không phải chỉ có lực lượng vũ trang mà còn có đông đảo quần chúng nhân dân cầm vũ khí đánh giặc. Cho nên nghệ thuật quân sự của ta không những chỉ đạo hoạt động quân sự của các lực lượng vũ trang mà còn phải chỉ đạo hoạt động quân sự của đông đảo quần chúng nhân dân tham gia đánh giặc với mọi thứ vũ khí có trong tay. Ðó là một đặc điểm quan trọng của nghệ thuật quân sự Việt Nam.

Trong khởi nghĩa vũ trang ở nước ta, từ khởi nghĩa từng phần cho đến tổng khởi nghĩa, đều có lực lượng vũ trang cách mạng tham gia, nhưng lực lượng chủ yếu quyết định thắng lợi là lực lượng của đông đảo quần chúng cầm vũ khí đứng lên lật đổ chính quyền của địch. Cho nên nghệ thuật quân sự trong khởi nghĩa vũ trang của ta chủ yếu là nghệ thuật chỉ đạo hoạt động quân sự của quần chúng lâm thời vũ trang, đồng thời chỉ đạo hoạt động tác chiến của các lực lượng vũ trang phát triển đến một trình độ nhất định.

Các cuộc chiến tranh cách mạng giải phóng dân tộc ở nước ta thường bắt đầu trong điều kiện nhân dân ta mới có một lực lượng vũ trang còn nhỏ bé. Bởi vậy, hình thức phổ biến và quyết định lúc đầu là nổi dậy của quần chúng vũ trang, trước hết ở những nơi quân thù sơ hở. Về sau, quân địch càng tăng cường lực lượng vũ trang để phản công trở lại, lực lượng vũ trang ta cũng ngày một trưởng thành, thì vai trò tác chiến của lực lượng vũ trang cũng ngày càng quan trọng. Do đó trong chiến tranh giải phóng, nghệ thuật quân sự của ta chủ yếu là nghệ thuật chỉ đạo tác chiến của lực lượng vũ trang được phát triển ngày càng cao và ngày càng hoàn chỉnh. Ðồng thời, đó cũng là nghệ thuật chỉ đạo hoạt động quân sự ngày càng phát triển của đông đảo quần chúng lâm thời cầm vũ khí đánh giặc trong suốt quá trình chiến tranh.

Trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, do lúc chiến tranh bắt đầu, ta đã có lực lượng vũ trang được xây dựng từ trong thời bình, nên hình thức nổi lên lúc đầu là tác chiến của lực lượng vũ trang để tiêu diệt quân xâm lược, bảo vệ chính quyền, bảo vệ đất đai của Tổ quốc. Trong trường hợp quân địch vào sâu trong đất nước ta, mở rộng phạm vi chiếm đóng ra nhiều nơi và lập nên chính quyền của chúng ở đấy, như tình hình đã xảy ra trong cuộc kháng chiến chống Pháp trước đây, thì bên cạnh hình thức tác chiến của lực lượng vũ trang, còn có hình thức vũ trang nổi dậy của đông đảo quần chúng ở vùng địch tạm chiếm để khôi phục lại quyền làm chủ của mình. Do đó, trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, nghệ thuật quân sự của toàn dân đánh giặc là nghệ thuật chỉ đạo tác chiến của lực lượng vũ trang phát triển ở trình độ cao ngay từ đầu, đồng thời vẫn chỉ đạo hoạt động quân sự của đông đảo quần chúng cầm vũ khí đánh giặc.

Quán triệt yêu cầu chỉ đạo nói trên, nghệ thuật quân sự của ta trước hết phải xác định đúng đắn nhiệm vụ của lực lượng vũ trang và của đấu tranh vũ trang trong chiến tranh toàn dân, toàn diện. Ði đôi với việc tiêu diệt lực lượng quân sự của địch, các lực lượng vũ trang phải luôn luôn chú ý tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng và phát triển cơ sở chính trị đẩy mạnh đấu tranh chính trị của quần chúng, đẩy mạnh công tác binh vận, tạo điều kiện cho quần chúng nổi dậy giành quyền làm chủ. Mặt khác, phải ra sức tận dụng thắng lợi của đấu tranh chính trị của công tác binh vận, của các cuộc khởi nghĩa của quần chúng để phát triển tiến công quân sự, tiêu diệt địch được nhiều hơn.

Chính vì vậy, kết hợp quân sự với chính trị, tác chiến với binh vận, tác chiến với nổi dậy, kết hợp tiêu diệt lực lượng quân sự địch với phát động quần chúng giành quyền làm chủ từ lâu đã trở thành những nguyên tắc trong nghệ thuật quân sự của toàn dân đánh giặc ở nước ta.

Nguyên tắc đó phải được thể hiện cụ thể trong việc xác định phương hướng, mục tiêu, đối tượng và thời cơ tiến công, v.v. trong kế hoạch chiến lược, chiến dịch cũng như chiến đấu.



Câu 2:Vì Nho giáo đề cao chữ đạo đức (Kẻ quân tử lo Đạo chứ không lo nghèo đói, “Giàu và sang là điều ai cũng muốn, không bằng cách hợp đạo mà được thì cũng không nhận; nghèo và hèn là điều ai cũng ghét, không bằng cách hợp đạo mà hết cũng không bỏ”) Nho giáo coi buôn bán là nghề của kẻ hèn hạ (tiện trượng phu) nên đối với sự phát triển về kinh tế là rất khó khăn. Nguồn thu chủ yếu là từ các tô thuế mà các tô thuế chủ yếu lấy từ nông nghiệp nên nông nghiệp được xem là nghề gốc. Nên việc giao thương, buôn bán với các nước khác gặp nhiều khó khăn.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Trắc nghiệm Lịch sử Lớp 10 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư