LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Em hãy chứng minh : Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trong một số bài ca dao, và tác phẩm thơ trữ tình trung đại đã học ở chương trình Ngữ văn 7

Em hãy chứng minh:
 Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trong một số bài ca dao và tác phẩm thơ trữ tình trung đại đã học ở chương trình Ngữ văn 7.
Giúp mik
mik đg cần gấp

2 trả lời
Hỏi chi tiết
241
2
0
Snwn
07/03/2021 11:39:03
+5đ tặng
Từ xưa đến nay, người phụ nữ luôn chiếm một vị trí trung tâm và là đối tượng chính trong văn học Việt Nam, thể hiện cảm quan hiện thực và khuynh hướng tư tưởng có màu sắc nhân văn. Và cũng với chủ đề đó, tôi – hôm nay đứng đây để bàn luận với các bạn về hình ảnh người phụ nữ qua các tác phẩm trong chương trình Ngữ Văn THCS. 
      Theo dòng chảy của lịch sử văn học Việt Nam, hình ảnh người phụ nữ vẫn xuyên suốt trong các tác phẩm. Trong thời chiến cũng như trong thời bình, người phụ nữ với những phẩm chất truyền thống tốt đẹp, những cung bậc cảm xúc phức tạp, những trăn trở cuộc đời. Họ đã đến và để lại cho nền văn học Việt Nam và trong lòng độc giả những ấn tượng thật sâu sắc, khó phai mờ. Sống trong cảnh ngộ chung của mọi người dân Việt Nam những năm tháng đất nước còn lầm than, vất vả nhưng đối với người phụ nữ, sự vất vả đó dường như càng nặng nề hơn. Từ đó, các nhà thơ, nhà văn luôn hướng về những phụ nữ có số phận bất hạnh, thiệt thòi, đau khổ. Họ thông cảm, khóc thương cho thân phận nhỏ bé. Với cái nhìn nhân đạo của mình, các nhà thơ, nhà văn đã làm nổi bật lên những phẩm chất cao quý sáng ngời của người phụ nữ Việt Nam. Và trong chương trình Ngữ Văn THCS, hình tượng người phụ nữ xuất hiện trong các tác phẩm với hai nội dung sau:
      1, Hình ảnh người phụ nữ trong xã hội xưa.
      2, Hình ảnh người phụ nữ trong xã hội ngày nay được biểu hiện qua cuộc sống hàng ngày, đặc biệt là trong công cuộc bảo vệ quê hương, đất nước.
      Người phụ nữ thường xuất hiện trong văn học thường là những người xinh đẹp. Từ vẻ đẹp ngoại hình cho đến tính cách. Đều là đẹp nhưng mỗi người lại mang một vẻ đẹp khác nhau, mỗi thân phận có một đặc điểm ngoại hình riêng biệt. Vũ Nương trong “Chuyện người con gái Nam Xương” là người phụ nữ “thùy mị, nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp”khiến Trương Sinh phải đem lòng thương mến mà bỏ ra trăm lạng vàng rước nàng về làm dâu. Tuy không được Nguyễn Dữ đặc tả rõ nét nhưng ta có thể hình dung vẻ đẹp của nàng là vẻ đẹp thuần khiết, bình dị, dân dã, đôn hậu của người thôn nữ chất phác.Còn vẻ đẹp của cô gái trong “Bánh trôi nước” lại vô cùng trong sáng, đầy đặn, hoàn mĩ đến từng chi tiết, “Thân em vừa trắng lại vừa tròn”- đó chính là chuẩn mực của cái đẹp theo quan niệm thẩm mĩ truyền thống của nhân dân ta về một vẻ đẹp viên mãn. Không chỉ có vẻ đẹp thiên phú, những người phụ nữ còn thể hiện mình là người đẹp lẫn cả trong tâm hồn, tấm lòng.Nàng Vũ Nương là người phụ nữ thuỷ chung, son sắt trong tình nghĩa vợ chồng: Trong cuộc sống vợ chồng, biết Trương Sinh vốn có tính đa nghi, nên nàng luôn “giữ gìn khuôn phép, không từng để lúc nào vợ chồng phải đến thất hòa”. Nàng luôn giữ cho tình cảm gia đình đầm ấm, yên vui. Nàng là một người vợ hiền thục, khôn khéo, nết na đúng mực. Bởi có hiếu nên Vũ Nương đã chăm sóc mẹ chồng một cách chu đáo trong những ngày Trương Sinh đi lính. Sự săn sóc tận tâm của nàng khiến cho mẹ chồng không khỏi xúc động. Có lòng tự trọng, Vũ Nương mới gieo mình xuống dòng nước sông Hoàng Giang để rửa sạch oan khuất, giữ trọn chữ trinh tiết cho đời mình.Còn trong bài thơ “Bánh trôi nước” lại tiếp tục khẳng định phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ vẫn giữ nguyên mặc dầu phải trải qua bao nhiêu khó khăn, gian khổ.
      Trong xã hội ngày nay, nhất là trong cuộc sống hàng ngày, người phụ nữ hiện lên với sự dịu dàng, hiền lành, biết hy sinh, yêu thương chồng, con hết mực… Văn bản “Cổng trường mở ra” đã cho chúng ta thấy điều đó: người mẹ với sự dịu dàng, biết chăm lo cách chu đáo, cẩn thận cho con cái. Thao thức không ngủ vì lo lắng cho con nhưng vẫn luôn tin tưởng vào con mình. Luôn thể hiện tình yêu thương qua lời động viên, khích lệ con vững bước và tự tin khi đặt chân vào một thế giới mới. Cũng như thế, văn bản “Mẹ tôi” qua bức thư của người cha gửi En-ri-cô đã phác họa cho người đọc chân dung của một người mẹ với tình yêu thương con tha thiết, sâu sắc và cao cả. Người mẹ hiền hậu và bao dung, tuy rất bình dị nhưng ẩn sâu trong đó lại vô cùng lớn lao. Khi con ốm, mẹ luôn tận tụy, sốt sắng lo lắng suốt ngày đêm chăm sóc cho cậu bé. Đây cũng là hình ảnh quen thuộc của tất cả những bà mẹ khác: cao cả, hy sinh và yêu thương con vô bờ bến, “bỏ hết một năm hạnh phúc” để có thể “tránh cho con một giờ đau đớn” hay là “mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con”.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Thiên sơn tuyết liên
07/03/2021 12:11:58
+4đ tặng

Hình ảnh người phụ nữ từ lâu đã trở thành 1 đề tài trong các tác phẩm văn học. Đến với văn học trung đại, hình ảnh người phụ nữ nổi bật lên vơii vẻ đẹp cả về ngoại hình lẫn phẩm chất nhưng cuộc đời, số phận họ lại chịu sự vất vả, đau khổ. Điển hình phải kể đến Vũ Nương trong "Chuyện người con gái nam xương" và tâm sự của Hồ Xuân Hương trong "Bánh trôi nước ".

 Trước hết, ở họ đều toát lên hình ảnh của người phụ nữ đẹp có phẩm chất trong sáng, giàu đức hạnh. Vũ Nương có tính cách thùy mị, nết na”, nét đẹp dịu dàng, hiền hậu, dễ mến.Thêm vào đó lại tư dung tốt đẹp. Vẻ đẹp bên ngoài còn đi liền với một tâm hồn thanh cao, đúng là " đẹp người, đẹp nết". Với Vũ Nương, tính tình nàng không những thùy mị nết na, khéo léo, không màn danh lợi mà còn rất đảm đang, hiếu thảo, chung thủy, sắt son với chồng, hi sinh cho gia đình. Chồng đi vắng, nàng ở nhà lo lắng, chăm sóc cho con cái, mẹ già, làm thay cả bổn phận của 1 người cha, 1 người con.

 Trong "Bánh trôi nước", Hồ Xuan Hương đã khắc họa thành công hình ảnh người phụ nữ đẹp cả về ngoại hình lẫn tâm hồn.  "Thân em vừa trắng lại vừa tròn". Hai vế tiểu đối (trắng-tròn) đó chính là vẻ đẹp tạo hóa đáng trân trọng, vẻ đẹp duyên dáng đã  làm nên cái nữ tính đáng yêu của người phụ nữ. Đó là vẻ đẹp đáng được nâng niu. Câu thơ ánh lên niềm tự hào muôn thủơ của phái đẹp qua cách sử dụng cặp quan hệ từ: Vừa- vừa. Câu thơ không chỉ ca ngợi nhan sắc bên ngoài mà còn trân trọng, tự hào về tâm hồn, đức hạnh kín đáo, khiêm nhường, duyên dáng của người phụ nữ VN. Đó còn là vẻ đẹp tâm hồn "Mà em vẫn giữ tấm lòng son". Tấm lòng son ở đya chính là sự thủy chung, son sắt, trước sau một lòng của người phụ nữ. 

Kiều chính là đỉnh cao của nhan sắc , một vẻ đẹp" sắc sảo, mặn mà" khiến cho " hoa ghen, liễu hờn" với " Làn thu thủy nét xuân sơn". Thúy Kiều là 1 người đa tài ,  chung thủy, sắt son; hiếu thảo với cha mẹ, Trong “tứ đức”, “công” là tiêu chuẩn đánh giá một người phụ nữ tài giỏi khi họ có đủ các món nghề: “cầm, kỳ, thi, họa”. Và Thúy Kiều có đủ các món ấy. Nàng luôn thủy chugng một lòng với Kim Trọng. Vì hiếu thảo voiw cha mẹ nên nagf đã quyết định bán thân chuộc cha. 

Dường như thí đời bất công với những người phụ nữ đẹp người đpẹ nết ấy. Họ phải sống 1 cuộc đời thật gian truân, vô cùng cực khổ, bấp bênh, chìm nổi, họ không được coi trọng. Họ là nạn nhân của xã hội phong kiến với nhiều định kiến hẹp hòi, bất công với người phụ nữ.

Vỡi Vũ Nương, nàng là là nạn nhân của chế độ nam quyền, mà ở đó tư tưởng trọng nam khinh nữ là chủ yếu. Cuộc hôn nhân của Vũ Nương cũng được " mua" về bằng tiền của Trương Sinh. Không những thế, Trương Sinh còn có tính cahs gia truỏng, hay ghe, vũ phu. Điều này càng làm số phận của Vũ Nương trở nên bi đát.Lời nói của đứa trẻ ngây thơ như đổ thêm dầu vào lửa làm thổi bùng ngọn lửa ghen tuông trong con người vốn đa nghi đó, chàng “đinh ninh là vợ hư“. Cách xử sự hồ đồ độc đoán của Trương Sinh đã dẫn đến cái chết thảm khốc của Vũ Nương, một sự bức tử mà kẻ bức tử lại hoàn toàn vô can.

Người phụ nữ trong bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương đã bị xã hội xô đẩy, sống cuộc sống không được tôn trọng và bản thân mình không được tự quyết định hạnh phúc :“Bảy nổi ba chìm với nước non,Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn”. Đó là 1 cuộc sống bấp bênh, chìm nổi. 

Thúy Kiều cũng đã nhiều lần tự tử  với mong muốn để giải thoát cuộc đời đầy đau khổ, oan nghiệt của mình. Thúy Kiều là nạn nhân của của xã hội đồng tiền đen bạc. Vì đồng tiền mà sia nha đã gây nên cảnh tan tác, chia lìa trong gia đình khiến Kiều phái bán thân mình cho Mã Giams Sinh. Cũng vì tiền mà Mã Giams Sinh và Tú bà độc ác đã đã đẩy Kiều vào chốn lầu xanh nhơ nhớp, khiến nàng phải đau đớn, cay đắng suốt mười lăm năm lưu lạc, phải "thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần". Số phận của người phụ nữ phong kiến thật xót xa.

Số phận người phụ nữ trong xã hội xưa bị khinh rẻ và không được quyền định đoạt hạnh phúc của mình, các tác giả lên tiếng phản đối, tố cáo xã hội nhằm bênh vực cho người phụ nữ. Đó là một chủ đề manh tính nhân văn cao cả của văn học đương thời.

Như vậy Vũ Nương, Thúy Kiều người phụ nữ trong tác phẩm của Hồ Xuân Hương đều là những người phụ nữ phong kiến vừa đẹp người lại đẹp nết.Trong hoàn cảnh phong kiến khắc nghiệt, số phận có bi đát nhưng không làm mờ đi vẻ đẹp của họ.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 7 mới nhất
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư