MỞ BÀI
- Giới thiệu về tác giả Nguyễn Trãi và tác phẩm Bình Ngô đại cáo
- Giới thiệu về vấn đề cần nghị luận: Bình Ngô đại cáo vừa có giá trị của một bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc, vừa là bản tuyên ngôn nhân đạo và hoà bình của nước ta.
THÂN BÀI
1. Bình Ngô đại cáo là Tuyên ngôn độc lập lần thứ hai của nước Đại Việt (3 điểm)
- Trong lịch sử dân tộc, bài thơ Nam quốc sơn hà (Lý Thường Kiệt) được đánh giá là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên. Tiếp theo Nam quốc sơn hà, tác phẩm Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi chính là Tuyên ngôn độc lập lần thứ hai trong lịch sử nước ta.
- Bình Ngô đại cáo thể hiện một nhận thức toàn diện, sâu sắc về quyền dân tộc, quốc gia, thể hiện ý thức tự cường, tự chủ của dân tộc Đại Việt.
+ Toàn diện vì ngoài hai yếu tố lãnh thổ, chủ quyền (đã nêu trong Nam quốc sơn hà), còn thêm những yếu tố cơ bản, quan trọng khác: văn hiến, phong tục, lịch sử:
“Như nước Đại Việt ta từ trước
... Song hào kiệt đời nào cũng có”
+ Sâu sắc vì coi văn hiến, lịch sử là hạt nhân cơ bản để xác định độc lập dân tộc của Đại Việt, đặt dân tộc ta sánh ngang với phương Bắc - đều làm “đế” một phương, tự hào vì có lịch sử và văn hiến lâu đời.
2. Bình Ngô đại cáo là bản Tuyên ngôn nhân đạo (3 điểm):
- Tư tưởng nhân nghĩa sáng ngời việc gì yên dân nên làm, kẻ bạo ngược hại dân nên trừ đã được nêu cao như là mục đích của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo
- Tư tưởng nhân nghĩa đã trở thành phương châm chiến đấu của của cuộc khởi nghĩa:
Đem đại nghĩa để thắng hung tàn
Lấy chí nhân để thay cường bạo
- Tư tưởng nhân đạo tha thiết thể hiện trong nỗi đau xót trước thảm hoạ của nhân dân, là bản cáo trạng đanh thép về tội ác của quân xâm lược “Vừa rồi nhân họ Hồ chính sự phiền hà .... Lẽ nào thần dân chịu được”; mở đường “hiếu sinh” cho hàng chục vạn quân giặc khi đã thất bại đầu hàng “Thần vũ chẳng giết hại .... chân run”.
3. Bình Ngô đại cáo còn là bản tuyên ngôn hoà bình của nhà nước Đại Việt. (3 điểm)
- Nêu cao khát vọng hoà bình của dân tộc Đại Việt, chủ trương hoà hiếu giữa hai quốc gia, dân tộc: “Họ đã tham sống sợ chết ... nhân dân nghỉ sức”.
- Bài cáo kết thúc bằng việc mở ra một thời kì mới của đất nước trong hoà bình, độc lập, thể hiện ước vọng và niềm tin vào tương lai của đất nước: “Xã tắc từ đây ... vết nhục nhã sạch làu”.
4. Nghệ thuật văn chính luận đạt đến trình độ mẫu mực, cổ điển (1 điểm)
- Cấu trúc tác phẩm hoàn chỉnh: bố cục, hệ thống ý cân đối, chặt chẽ; có sự liền mạch, nhất quán trong hồi văn, giọng văn.
- Khả năng sáng tạo hình tượng đa dạng, phong phú, biến hoá.
- Sự kết hợp đa dạng nhiều bút pháp: bút pháp chính luận với miêu tả, tái hiện lịch sử, bút pháp trữ tình với bút pháp anh hùng ca.
- Ngôn ngữ phong phú, đặc sắc. Câu văn biền ngẫu linh hoạt, tạo ra nhịp điệu phù hợp với cảm xúc từng đoạn.
5. Giá trị tư tưởng to lớn của tác phẩm là sự kết tinh tư tưởng của lịch sử, của thời đại, đồng thời là tầm cao tư tưởng của Nguyễn Trãi - nhân vật toàn tài, kiệt xuất nhất của lịch sử phong kiến Việt Nam. (1 điểm)
KẾT LUẬN
- Đánh giá tài năng của Nguyễn Trãi qua tác phẩm Bình Ngô đại cáo
- Nêu cảm nghĩ của bản thân về tác phẩm, ý nghĩa lớn lao và tầm ảnh hưởng của tác phẩm.