Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Từ văn bản bàn luận về phép học của Nguyễn Thiếp, Hãy nêu suy nghĩ về mối quan hệ giữa học và hành

Từ văn bản bàn luận về phép học của Nguyễn Thiếp, hãy nêu suy nghĩ về mối quan hệ giữa học và hành 
Giúp mik vs ạ 

2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
696
4
0
Nguyễn Lê Ngọc Minh
11/03/2021 20:45:27
+5đ tặng

  "Học để hành,học với hành phải đi đôi. Học mà không hành thì học vô ích. Hành mà không học thì hành không trôi chảy"., phải chăng lời nó của bác chỉ là suông vậy thôi sao, nó không có ý nghĩa hay một mối quan hệ nào giữa học và hành. Không đâu, học và hành luôn luôn đi dôi với nhau.

   Nhiều năm gần đây, đất nước mở cửa, ta luôn luôn tiếp nhận các phương pháp học mới của nước ngoài. Nhưng những phương pháp này hầu như chưa đạt dến hiệu quả, yêu cầu trình độ đủ để phát triển đất nước.

   Nhiều thầy cô giáo vẫn lúng túng trong việc áp dụng lý thuyết vào thực tiễn, hướng dẫn học sinh tìm tòi, khám phá lý thuyết qua thực tiễn… Kết quả là, vẫn còn tình trạng các bậc phụ huynh và học sinh kêu trời vì mớ lý thuyết và bài tập nặng nề mà thầy cô giáo giao cho. Và hậu quả sâu xa hơn là, có những học sinh kết quả học tập rất cao nhưng vẫn ngơ ngác khi bước vào cuộc sống, nhiều thủ khoa vẫn chưa biết việc chọn trường chọn ngành của mình đã đúng hay chưa…

   Để giúp vua Quang Trung trị nước, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã trình lên vua một bài tấu, trong đó phần cuối, ông đã bàn về phép học( Luận học pháp) ."Học phải rộng sau đó tóm gọn theo điều học mà làm". Rõ ràng từ xưa ông cha ta đã đề cao việc học phải đi đôi với hành.

   Chủ tịch Hồ chí minh cũng đã khẳng định một câu: "Học để hành,học với hành phải đi đôi. Học mà không hành thì học vô ích.Hành mà không học thì hành không trôi chảy". Vậy, học và hành có song hành cùng nhau không?

   Trước hết ta cần phải hiểu học và hành là gì. Học là tiếp thu kiến thức đã được tích lủy trong sách vở, là nắm vững lí luận đã được đúc kết trong các bộ môn khoa học, đồng thời tiếp nhận những kinh nghiệm của cha anh đi trước. Học là trao dồi kiến thức, mở mang trí tuệ, từng lúc cập nhật hóa sự hiểu biết của mình, không để tụt lùi, lạc hậu, học là tìm hiểu, khám phá những tri thức cuả loài người nhằm chinh phục thiên nhiên, chinh phục vũ trụ. Còn hành nghĩa là làm, là thực hành, là ứng dụng kiến thức, lí thuyết cho thực tiễn đời sống. Nhưng nếu không khéo, không đưa ra điều mình học mà thực hành hợp lý thì khác nào ta chính là kẻ phá hoại mục đích của việc học. bởi vậy học và hành là mũi tên hai chiều nhắm đến cùng một cái đích. Nếu chỉ cần thiếu đi một chiều, thì chiều kia cũng sẽ chẳng có tác dụng gì.

   Hiện nay tỉ lệ học sinh giỏi, đậu đại học, tốt nghiệp đại học loại giỏi, được cấp bằng thạc sĩ ngày ngày càng nhiều, không thua kém gì các nước trong khu vực. Song thực tế cho thấy khả năng và trình độ của không ít người chưa thực sự ngang tầm với học vị mà họ có được. Đó là do cái lối học vẹt, cái lối học hình thức, lối học cầu danh vọng mà La Sơn Phu Tử đã đề cập tới ở bài:"bàn luận về phép học".Học phải đúng cách thì mới có thể đạt hiệu quả. Nhũng điểm số, những thành tích trong nhà trường chỉ là phương tiện để động viên, để khích lệ tinh thần học tập chăm chỉ của chúng ta mà thôi.

   Vậy học với hành quan hệ thế nào với nhau? "Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc. Tuần tự tiến lên học đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử. Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm". Đúng thế, nhưng đó là cách học thời xưa của La Sơn Phu Tử. Còn bây giờ ta phải học thế nào? Học Tiếng việt, học văn để hiểu rõ thêm về văn hoá của dân tộc/, góp phần xây dựng tinh hoa văn hoá của đất nước. Người biết ứng dụng văn chương vào trong giao tiếp, họ sẽ được mọi người kính nể. Học khoa học để có thể giải thích được các hiện tượng trong tự nhiên, các thành tựu khoa học kĩ thuật trong đời sống. Một ví dụ nhỏ: học được thành phần các chất dinh dưỡng trong thức ăn, về nhà chúng ta áp dụng vào bữa cơm gia đình, nâng cao chất lượng dinh dưỡng , đáp ứng nhu cầu thiết thực của cơ thể . Học ngoại ngữ để ta biết them nhiều thứ tiếng trên thế giới, ta có thể dễ dàng giao tiếp với người nước ngoài, không chỉ vậy ta còn có thể học hỏi cách nhanh chóng nền văn minh của các nước khác…

   Xác định được tầm quan trọng của việc học trong nhà trường vẫn chưa đủ. Chúng ta còn cần phải học thêm các kiến thức khác chung quanh ta. Ngoài ra, để hiểu rõ hơn trong học tập, ta còn phải chú ý lắng nghe giáo viên giảng bài, không có kiểu vừa chơi vừa học, làm ồn lớp,mất trật tự. Đặc biệt là phải biết vận dụng bài học vào ngay trong cuộc sống theo cách hiểu của mình. Có như vậy hiệu quả học, hành mới được nâng cao.

   Học mà không hành chẳng khác gì chuẩn bị hết tất cả các vật liệu (gạch, xi măng, cát,…) mà không bắt tay vào thi công. Cũng vậy hành mà không học như muốn xây nhà mà thiếu vật liệu, thì ngôi nhà có hoàn thành chắc chắn được hay không? Thực tế, có nhiều anh chị sinh viên ra trường khi trong tay có bằng kế toán lại đi làm Marketting, học quản trị kinh doanh lại đi làm công nghệ thông tin… Vậy chẳng khác nào phá huỷ ngôi nhà kiến thức của chính mình?

   Vì vậy, mỗi người cần chọn cho mình một lối đi vào đời, theo từng ngành nghề mà mình yêu thích. Đừng học một đàng hành một nẻo. Vừa phí công học tập, lại không giúp ích gì được cho nước nhà. Phương pháp học của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp ngày nay vẫn còn ảnh hưởng. Học và hành để có tri thức, để làm một con người sống đạo đức. Như thế mới có thể đạt được những thành tựu mà mình mong ước, và góp phần xây dựng đất nước.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
4
0
Thiên sơn tuyết liên
11/03/2021 20:46:03
+4đ tặng

    Qua văn bản “Bàn luận về phép học” của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, em đã có rất nhiều suy nghĩ về mối quan hệ giữa học và hành. Nhưng trước tiên, ta phải hiểu “học” và “hành” là gì? “Học” chính là quá trình tìm hiểu, tiếp thu các kiến thức từ các môi trường khác nhau như: trong trường học, ngoài xã hội, nơi làm việc hay thậm chí là trong gia đình. Còn “hành” chính là áp dụng những kiến thức ta vừa học được vào thực tế qua các bài tập hay các vấn đề trong xã hội. Học và hành có một mối quan hệ rất chặt chẽ với nhau, không thể tách riêng, nếu thiếu một trong hai thì không thể nào có một kết quả như ý muốn. Vậy tại sao học luôn đi đôi với hành? Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã từng nói: “Học mà không hành thì học vô ích, hành mà không học thì hành không trôi chảy”, nghĩa là nếu chúng ta có kiến thức mà không biết áp dụng vào thực tế, kiến thức đó coi như bỏ đi; còn nếu không có kiến thức mà đã vận dụng, chúng ta sẽ không thể thực hiện một cách trôi chảy, mượt mà. Nếu chúng ta luôn biết học và hành hiệu quả, nó sẽ giúp chúng ta có được một lượng kiến thức vững chắc, ta có thể giải các bài tập một cách dễ dàng với độ chính xác cao. Vậy nên ta sẽ hiểu được vấn đề chính, sẽ hiểu bài và nắm vững được các ý chính của bài học, từ đó, ta sẽ đạt được nhiều điểm cao trong học tập, hoặc thành công trong cuộc sống. Bản thân chúng ta sẽ có được nhiều kiến thức và được mọi người yêu mến, kính trọng. Nếu ai cũng biết học và hành hiệu quả, xã hội sẽ trở nên phát triển và tốt đẹp hơn, đưa Việt Nam sánh vai với các cường quốc năm châu. Nhưng ngoài ra, tình trạng học hình thức, học vẹt đang xuất hiện rất nhiều ở các bạn học sinh, sinh viên. Họ học vẹt, chỉ học thuộc chứ không nắm được các vấn đề chính nên xảy ra hiện tượng mất gốc. Hoặc có nhiều bạn học để thuộc để lấy điểm cao, hay học để chống đối giáo viên và gia đình. Những hiện tượng này thật đáng lên án và phê phán. Để học hành một cách thật hiệu quả, Nguyễn Thiếp đã đề ra một số giải pháp rất hữu ích như: “Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc. Tuần tự tiến lên học đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử. Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm.” Mọi người phải học và hành một cách chân chính, bắt đầu từ những thứ có bản đến phức tạp, từ dễ cho đến khó. Học và hành đi đôi với nhau thì mới hiệu quả, là học sinh, em sẽ luôn học tập trung thực, tự làm các bài tập, không quay cóp bài, có kết quả tốt để sau này cống hiến, phục vụ cho đất nước.

 

  •  

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×