Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nêu những giá trị của tự do

Nêu những giá trị của tự do 
 

1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
291
1
0
Nguyễn Nguyễn
11/03/2021 20:45:20
+5đ tặng

Giá trị nội lực

Nói vậy để thấy rằng, không có chiến thắng nào là dễ dàng. Không có niềm hạnh phúc nào không chứa đựng bên trong sự vật vã, khổ đau. Kỷ niệm 75 năm ngày Quốc khánh, chúng ta có quyền hân hoan, tự hào, nhưng cũng là dịp để mỗi chúng ta nghĩ về giá trị thực sự mà cuộc Cách mạng tháng Tám đã mang lại. Độc lập, Tự do là thành quả, là đích đến và còn là những giá trị nội lực để đất nước này, dân tộc này chẳng những trụ vững trước những biến động của thời cuộc mà còn giúp chúng ta tự tin tiến về phía trước.


Quyền lựa chọn không thế lực nào có thể tước đoạt

Tự do chính là quyền lựa chọn của con người. Vì vậy mà qua mấy cuộc kháng chiến, hàng triệu người con đất Việt đã lựa chọn hy sinh về phần mình để đổi lấy tự do cho dân tộc. Một sự lựa chọn phải đánh đổi bằng máu xương, bằng nước mắt đợi chờ của biết bao mẹ già, bao người vợ trẻ “mòn chân bên cối gạo canh khuya”. Đó là sự lựa chọn mang tính định mệnh, nhưng là sự tự nguyện. Tất cả chỉ để chứng minh rằng: Quyền lựa chọn của dân tộc, quyền tự do của người Việt Nam là thứ quyền không một thế lực nào có thể tước đoạt.

 

Cách mạng Tháng Tám thành công, mà đỉnh cao là sự ra đời của nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa - Nhà nước do dân bầu ra, vì nhân dân phục vụ. Nhà nước ấy đã được xây đắp bằng tài năng, trí tuệ và nhiệt tình cống hiến của liên minh công - nông - trí thức. Từ những trí thức phong kiến tiến bộ như Phạm Khắc Hòe, Huỳnh Thúc Kháng, Bùi Bằng Đoàn, đến những trí thức Tây học như Nguyễn Văn Huyên, Hồ Đắc Di, Tôn Thất Tùng, Tạ Quang Bửu, Trần Đại Nghĩa... Tất cả đều hướng về dưới ngọn cờ của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, lấy việc phụng sự cho đất nước, cho nhân dân làm lẽ sống.

Tinh thần dân chủ của nhà nước cách mạng mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trịnh trọng tuyên bố với thế giới bằng bản Tuyên ngôn độc lập đọc trước quốc dân đồng bào trên quảng trường Ba Đình ngày 2/9/1945, không ngừng được mở rộng, khi các chủ trương, chính sách, pháp luật của nhà nước đã được hình thành trên cơ sở ý chí của đại đa số người dân.

Ngay từ buổi sơ khai của nhà nước cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói một cách dễ hiểu rằng:“Dân chủ là để cho dân được nói”. Khi người dân được công khai bàn luận, được bày tỏ chính kiến của mình thì mọi chính sách lớn nhỏ của quốc gia đều là sản phẩm của trí tuệ nhân dân. Tranh luận là yếu tố quan trọng hàng đầu của một nền dân chủ, mà hiệu quả lại tùy thuộc vào mức độ lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của dân. Thực tiễn xây dựng đất nước cho thấy, dân chủ luôn là cách thức chuyển giao một cách hoà bình và hiệu quả nhất để tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.

Sự bình đẳng của công dân

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói:"Không sợ thiếu, chỉ sợ không công bằng; Không sợ nghèo, chỉ sợ lòng dân không yên". Họa lớn nhiều khi lại bắt đầu từ những bất công nhỏ. Vì vậy, kỳ vọng tột đỉnh với Cách mạng tháng Tám là làm sao phải đạt mục tiêu công bằng xã hội. Đó là sự bình đẳng của công dân, mà trước hết và quan trọng nhất là bình đẳng trước pháp luật.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×