Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Thuyết minh quy trình chuẩn bị, ý nghĩa của bánh tét

Thuyết minh quy trình chuẩn bị, ý nghĩa của bánh tét 
Làm theo yêu cầu sau
1.giới thiệu đc món ăn (bán tét)
2.quy trình chuẩn bị
3.quy trìn làm bánh 
4.ý nghĩa món ăn 

2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
262
2
1
Thiên sơn tuyết liên
16/03/2021 20:43:46
+4đ tặng

Nguyên liệu làm bánh Tét

Mỗi vùng miền, mỗi dân tộc đều có nguyên liệu làm bánh Tét khác nhau. Nhưng mỗi đòn bánh Tét mặn đều có những nguyên liệu chung như sau: Gạo nếp, Đậu xanh tách vỏ, Thịt heo, Một số gia vị,...

4. Quy trình làm bánh Tét

a. Chuẩn bị

- Gạo nếp trước khi gói bánh thường được ngâm, trước vài tiếng, đãi sạch.

- Đậu xanh ngâm đãi sạch vỏ.

- thịt ba rọi xắt vuông dài làm nhân bánh.

- lá chuối phơi cho héo một chút.

b. Gói bánh

- trước tiên trải lá chuối và đổ nếp lên trên.

- cho nhân thịt vào giữa bánh.

- gói lại thành một đòn bánh rồi buộc dây.

c. Nấu bánh

- Bánh Tét phải luôn được nấu ngập trong nước.

- thời gian nấu tùy và kích cỡ bánh nhưng thông thường từ 6 – 8 giờ.

- Nhiệt độ nấu nằm trong khoảng 90 – 100 độ C.

5. Sự khác biệt giữa các vùng về bánh Tét

- Vùng Bình Dương, Tây Ninh đất cát là xứ rẫy có nhiều đậu nên bánh Tét ở đây làm bằng nếp trộn đậu phộng.

- Đồng Nai có bánh Tét nhân hạt điều

- Cần Thơ nổi tiếng bánh Tét lá cẩm.

- Sóc Trăng có bánh Tét bắp non...

6. Ý nghĩa của bánh Tét

- Bánh Tét thể hiện sự bao bọc của người mẹ dành cho con thể hiện qua lớp chuối bao bên ngoài. Bên cạnh đó, bánh Tét còn thể hiện tình cảm gia đình sâu sắc.

- Nhân bánh Tét vàng thể hiện lòng biết ơn thiên nhiên đã ban tặng cho ta những thực phẩm quý giá.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
1
Nguyễn Nguyễn
17/03/2021 06:19:19
+4đ tặng

A, MB

- Khái quát ý nghĩa của bánh tét:

+ Hàng năm, cứ vào dịp Tết đến xuân về, mọi gia đình trên đất nước VN đều tất bật sửa soạn chuẩn bị cho ngày lễ truyền thống của dân tộc.

+ Nếu như người miền Bắc có bánh chưng xanh, thịt mỡ, dưa hành thì đặc sản của người miền Nam đó chính là những đòn bánh tét, ăn với cháo cá và các loại rau có sẵn trong vườn nhà.

B, TB

1, giới thiệu khái quát về bánh tét 

- Có thể nói, bánh tét chính là hương vị tết cổ truyền đặc trưng, độc đáo của miền Nam. Nguyên liệu để làm ra những đòn bánh tét vẫn là gạo nếp, đỗ xanh, thịt lợn… Tương tự như bánh chưng, bánh tét cũng mang trong mình màu xanh thẫm lá chuối và hương vị gạo-thịt đặc trưng của đất nước VN giàu truyền thống nông nghiệp.

- Người dân Nam Bộ thường gói bánh hình dạng giống đòn gánh. Cứ mỗi hai đòn bánh lại cột thành một cặp, cột thêm dây quai để treo lên hoặc tặng cho người thân.

2, Cách gói bánh tét:

- Ngày nay, sự chế biến và làm bánh tét cũng có sự đa dạng và phong phú vô cùng. Nào là bánh tét nhân ngọt, bánh tét nhân chuối, bánh tét truyền thống, bánh tét thập cẩm có thêm trứng, tôm khô,... để gia tăng hương vị, tùy sở thích của mỗi gia đình. 

- Theo tập tục của người miền Nam, mỗi lần gói bánh tét, người ta thường gói chí ít 5 đến 7 đòn vừa để ăn dần, tránh hỏng trong thời tiết nóng ẩm của miền Nam. Trong những gia đình, cả nhà tự quât quần lại gói bánh. Trước tiên, người ta xếp lá chuối ngang dọc xen kẻ nhau, sau đó cho gạo nếp, đậu xanh đãi vỏ đã nấu chín lên trên, trải đều ra thành hình chữ nhật. Sau đó người ta cho thêm vào giữa một miếng thịt lợn theo chiều dài đòn bánh. Kế đến người ta cho thêm một lớp đậu xanh và một lớp gạo nếp lên trên cùng rồi bắt đầu lăn cuộn bánh. Cuối cùng, người ta sẽ gấp một đầu bánh lại và bắt đầu nén gạo cho chặt và buộc dây lạt nữa là hoàn tất. Để luộc bánh, người nấu sẽ chọn một cái nồi thật cao để xếp những chiếc bánh vào, cho nước ngập mặt bánh rồi đun trên bếp củi. Bánh phải được nấu liên tục trong khoảng từ 10 đến 12 tiếng đồng hồ mới chín đều. Cả nhà có thể ngồi bên nhau quây quần trông nồi bánh tét, hưởng thụ hương vị của ngày tết đoàn viên. 

3, Cách thưởng thức bánh tét:

Và rồi, cách thưởng thức bánh tét cũng đòi hỏi sự tinh tế và cầu kỳ, tuyệt đối không nên dùng dao để cắt, thay vào đó, người ta bóc vỏ rồi dùng dây buộc bánh để cắt thành từng khoanh mỏng như cách người miền Bắc cắt bánh chưng. Một biến thể thú vị khi đã quá ngán món bánh tét truyền thống là bánh tét chiên, ăn kèm với rau sống. 

C, KB

BÀI LÀM

Hàng năm, cứ vào dịp Tết đến xuân về, mọi gia đình trên đất nước VN đều tất bật sửa soạn chuẩn bị cho ngày lễ truyền thống của dân tộc. Nếu như người miền Bắc có bánh chưng xanh, thịt mỡ, dưa hành thì đặc sản của người miền Nam đó chính là những đòn bánh tét, ăn với cháo cá và các loại rau có sẵn trong vườn nhà.

Có thể nói, bánh tét chính là hương vị tết cổ truyền đặc trưng, độc đáo của miền Nam. Nguyên liệu để làm ra những đòn bánh tét vẫn là gạo nếp, đỗ xanh, thịt lợn… Tương tự như bánh chưng, bánh tét cũng mang trong mình màu xanh thẫm lá chuối và hương vị gạo-thịt đặc trưng của đất nước VN giàu truyền thống nông nghiệp. Người dân Nam Bộ thường gói bánh hình dạng giống đòn gánh. Cứ mỗi hai đòn bánh lại cột thành một cặp, cột thêm dây quai để treo lên hoặc tặng cho người thân.

Ngày nay, sự chế biến và làm bánh tét cũng có sự đa dạng và phong phú vô cùng. Nào là bánh tét nhân ngọt, bánh tét nhân chuối, bánh tét truyền thống, bánh tét thập cẩm có thêm trứng, tôm khô,... để gia tăng hương vị, tùy sở thích của mỗi gia đình. 

Theo tập tục của người miền Nam, mỗi lần gói bánh tét, người ta thường gói chí ít 5 đến 7 đòn vừa để ăn dần, tránh hỏng trong thời tiết nóng ẩm của miền Nam. Trong những gia đình, cả nhà tự quât quần lại gói bánh. Trước tiên, người ta xếp lá chuối ngang dọc xen kẻ nhau, sau đó cho gạo nếp, đậu xanh đãi vỏ đã nấu chín lên trên, trải đều ra thành hình chữ nhật. Sau đó người ta cho thêm vào giữa một miếng thịt lợn theo chiều dài đòn bánh. Kế đến người ta cho thêm một lớp đậu xanh và một lớp gạo nếp lên trên cùng rồi bắt đầu lăn cuộn bánh. Cuối cùng, người ta sẽ gấp một đầu bánh lại và bắt đầu nén gạo cho chặt và buộc dây lạt nữa là hoàn tất. Để luộc bánh, người nấu sẽ chọn một cái nồi thật cao để xếp những chiếc bánh vào, cho nước ngập mặt bánh rồi đun trên bếp củi. Bánh phải được nấu liên tục trong khoảng từ 10 đến 12 tiếng đồng hồ mới chín đều. Cả nhà có thể ngồi bên nhau quây quần trông nồi bánh tét, hưởng thụ hương vị của ngày tết đoàn viên. 

Và rồi, cách thưởng thức bánh tét cũng đòi hỏi sự tinh tế và cầu kỳ, tuyệt đối không nên dùng dao để cắt, thay vào đó, người ta bóc vỏ rồi dùng dây buộc bánh để cắt thành từng khoanh mỏng như cách người miền Bắc cắt bánh chưng. Một biến thể thú vị khi đã quá ngán món bánh tét truyền thống là bánh tét chiên, ăn kèm với rau sống. 

Tóm lại, bánh tét chính là một phần không thể thiếu trong mâm cơm cổ truyền ngày Tết của người dân Nam Bộ. Nó là món ăn quê hương, mang trong mình giá trị của dân tộc và vẻ đẹp văn hóa của đất nước VN

Nhã Uyên
Bạn ơi còn ý nghĩa

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×