Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Hãy tả đền Du Yến ở Phú Thọ

# ít nhất 100 từ ...

3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
1.031
3
2
Snwn
17/03/2021 13:41:40
+5đ tặng
Đền Du Yến, xã Chí Tiên tọa lạc nơi miền đất địa linh trên đồi cao, cây cối um tùm xanh tốt; dưới chân là hồ nước trong xanh quanh năm. Đền hướng ra sông Thao đêm ngày êm đềm bồi đắp phù sa. Dải đê dài này chính là đường tỉnh lộ, là huyết mạch giao thông quan trọng của huyện Thanh Ba. Đền Du Yến có từ những năm đầu của thế kỉ thứ nhất, trải qua thăng trầm lịch sử, ngôi đền vẫn uy nghi trên đỉnh đồi hình con hổ. Năm 1993, đền Du Yến được Nhà nước công nhận là Khu di tích lịch sử cấp quốc gia. Năm 2003, đền Du Yến được trùng tu lại bao gồm tòa tiền tế 5 gian, hậu cung 3 gian như hiện nay.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
3
Nguyễn Nguyễn
17/03/2021 13:43:13
+4đ tặng

Lễ hội đền Du Yến là một lễ hội có lịch sử phát triển cũng lâu dài không kém so với lịch sử của ngôi đền, là một trong những lễ hội đặc trưng của du lịch Phú Thọ. Từ xưa đến nay, đây đã là một lễ hội lớn nhất vùng, thu hút sự chú ý của không ít bạn bè gần xa tới tham dự. Hàng năm đền Du Yến có nhiều ngày lễ hội theo xuân, thu nhị kỳ trong đó có 03 ngày lễ chính. Đó là các ngày hội quân diễn ra vào 15 tháng giêng, ngày sinh thần diễn ra vào 15 tháng hai và ngày mất của thần diễn ra vào 10 tháng giêng.

Trong số 3 ngày lễ đó, có thể nói ngày 15 tháng Giêng âm lịch là ngày lễ hội được tổ chức long trọng nhất. Tương truyền, đây là ngày mà Hạnh Nương tuyển chọn trai tráng trong trang Bổng Châu, tập hợp binh sỹ, mở tiệc khao quân để khích lệ quân sỹ. Tế cáo  trời đất, rồi kéo quân về yết kiến Hai Bà Trưng. Lễ hội Đền Du Yến vào ngày 15 tháng Giêng được diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 14 đến ngày 16 tháng Giêng.

Ngày 14 tháng giêng là ngày khai màn cho lễ hội. Trong ngày này chủ tế sẽ cùng với đoàn tế làm lễ cáo tế với chư thần, tất cả đồ lễ tế đều là đồ chay. Đến ngày 15 là ngày chính của lễ hội, đây cũng là ngày tổ chức lễ tế rước kiệu và múa tiên, vốn là những màn được mong chờ nhất của lễ hội đền Du Yến. Sang ngày 16 sẽ diễn ra lễ tất nhằm báo cáo lễ hội đã tổ chức xong.

Lễ hội đền Du Yến được tổ chức một cách long trọng, vừa trang nghiêm lại vừa náo nhiệt. Trong suốt lễ hội diễn ra, các đồ thờ sẽ được dâng lên để cúng tế, đồ thờ được chia thành 6 giáp, mỗi giáp 2 mâm.  Múa tiên được tiến hành vào ngày 15, ngày chính của lễ hội. Đây là một điệu múa rất độc đáo và đặc sắc, là một nét riêng có của lễ hội đền Du Yến. Các cô gái trong đội múa tiên phải có độ tuổi từ 15 – 16 tuổi, xinh đẹp, dáng vẻ mềm mại và được tập luyện chu đáo.


Rước kiệu lễ hội đền Du Yến ” Ảnh nguồn Baophutho “

Một trong những khâu quan trọng nhất của lễ hội chính là công việc chuẩn bị. Công việc này được tiến hành một cách cẩn trọng và công phu, được làm từ rất lâu trước khi diễn ra lễ hội đền Du Yến. Hầu như tất cả mọi người trong làng, từ già trẻ gái trai đều tham gia chuẩn bị cho lễ hội sao cho diễn ra tốt đẹp nhất. Tiếng trống báo hội được vang lên từ sáng ngày 14, lúc này mọi người đã nô nức kéo về đây tham gia rất vui tươi và nhộn nhịp.


Nghi lễ bái trong hội đền Du Yến ” Ảnh nguồn Baophutho “

Ngày 15 cũng là ngày hội được mong chờ nhiều nhất với các lễ hội được tổ chức như lễ tế, lễ rước kiệu, múa tiên. Các nghi thức lễ hội này được diễn ra trong không khí vừa trang nghiêm lại vừa sôi động, luôn là tâm điểm chú ý của các du khách tới đây tham quan.

Có thể thấy lễ hội đền Du Yến là một trong những lễ hội đặc sắc nhất được tổ chức trong năm tại đền Du Yến. Đây cũng là một lễ hội mang đậm nét truyền thống của văn hóa nơi đây. Ai đã từng một lần được xem lễ hội đền Du Yến sẽ không thể nào quên được cái không khí náo nức, rộn rã mà trang nghiêm. Đặc biệt là lễ rước kiệu và màn múa tiên uyển chuyển làm lay động lòng người.

0
4
Phạm Thị Thành Tâm
17/03/2021 13:50:31
+3đ tặng
Lễ hội Đền Du Yến năm nay tiếp tục được thực hiện theo nghi thức truyền thống với nhiều hoạt động đặc sắc. Đặc biệt Ban tổ chức đã phục dựng di sản văn hoá đặc sắc phi vật thể múa Tiên - hình thức múa tín ngưỡng gắn với nơi thờ tự do với 12 thiếu nữ tham gia.
Theo ngọc phả truyền lại, xưa kia ở vùng Thao Giang tại trang Bổng Châu (nay là thôn Tiên Châu, xã Chí Tiên, huyện Thanh Ba) có một gia đình họ Nguyễn sống hiền từ phúc hậu và chịu khó làm ăn nên có uy tín lớn trong vùng. Nhờ phúc trời phù hộ, ông bà đã sinh hạ được một người con gái đặt tên là Hạnh Nương. Ngay từ nhỏ Hạnh Nương đã luôn được cha mẹ chăm sóc chu đáo, nuôi dạy nên người. Lớn lên bà là một người con gái thông minh kỳ lạ, nhan sắc tuyệt vời, tính tình hiền dịu nết na, ham học văn chương, say mê võ nghệ, có tài cầm quân đánh giặc. Vào năm Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa, thấy Hạnh Nương thông minh tài sắc, văn võ song toàn, lại cầm quân đánh đâu thắng đấy, nên Hai Bà Trưng đã tặng phong cho bà là Ngọc Loan công chúa và phong chức là trưởng lĩnh tiền quân.
Sau khi đánh tan giặc Tô Định, nữ tướng Nguyễn Thị Hạnh trở về thăm quê hương, chính tại nơi đây bà đã mở yến tiệc khao quân, ban thưởng cho dân làng. Hội mừng công được mở trên một mỏm đất hình con hổ trắng đang nằm uống nước bên bờ sông Thao. Nơi đây về sau dân làng lập đền thờ gọi là Hành cung Du Yến, ngày nay là Đền Du Yến.
 
Hội thi rước nước tại Lễ hội Đền Du Yến
Lễ hội Đền Du Yến được tổ chức vào dịp rằm tháng Giêng hằng năm là dịp để phát huy truyền thống đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” và tri ân công đức tổ tiên và các bậc tiền bối đã có công dựng nước và giữ nước.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×