Hãy viết hoàn chỉnh bài văn uống nước nhớ nguần
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Những câu ca dao nói về lòng biết ơn, nhớ ơn, cách làm người rất đẹp trong văn hóa của người dân Việt Nam ta. Nhớ về cội nguồn, nhớ về thế hệ đi trước và cả thế hệ mai sau. Bởi thế mới có câu "Uống nước nhớ nguồn".
Câu tục ngữ là bài học lớn dạy cho ta biết cách làm người. Chỉ có bốn chữ ngắn gọn mà ý nghĩa sâu xa. "Uống nước" là điều kiện, "nhớ nguồn" là hệ quả. Nguồn là nơi phát nguyên những nguồn nước. Nước đầu nguồn thì trong mát ngọt lành. Nguồn nước thì có bao giờ vơi cạn? Nhờ nguồn mà sông suối, ao hồ, biển cả có nước quanh năm, sự sống được duy trì, cây cối đơm hoa kết trái. Uống nước là được hưởng thụ; nhờ có nguồn mà ta được uống nước. Chữ "nhớ" trong câu tục ngữ thể hiện hiện tấm lòng biết ơn, nhớ ơn. Câu tục ngữ nêu lên mối quan hệ lịch sử xã hội. Đó là hưởng thụ và nghĩa vụ. Câu tục ngữ nhắc nhở chúng ta bài học đạo đức. Đó là phải biết ơn, nhớ ơn những người có công với mình. Những con người mà đã cho ta hạnh phúc, yên vui. "Uống nước nhớ nguồn' đã nói lên mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với con người, một quan niệm nhân sinh đầy tình người, đúc kết một nét đẹp về đạo lý, nhắc nhở mỗi người sống có tình có nghĩa, trọn vẹn thủy chung.
Lòng nhớ ơn, biết ơn là một tình cảm rất đẹp. Câu tục ngữ giáo dục chúng ta lòng biết ơn đối với thế hệ đi trước. Đó là tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Đó là những người anh hùng vĩ đại đã đem mồ hồi xương máu xây dựng và bảo vệ đất nước. Bát cơm ta ăn, mái nhà ta ở, trang sách, ngọn đèn, ngôi trường soi sáng tâm hồn ta... đã thấm sâu công ơn hàng triệu người dân cày, người thợ, thầy giáo, cô giáo... Đất nước được độc lập thanh bình, lá quốc kì đỏ thắm tung bay trên bầu trời độc lập là do xương máu của biết bao anh hùng liệt sĩ. Những con người không tên đã giành lại được giang sơn gấm vóc cho dân tộc Việt Nam ta. Giang sơn gấm vóc hôm nay là do nguồn thiêng ông cha. Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã từng ca ngợi:
"Không ai nhớ mặt đặt tên
Nhưng họ đã làm ra đất nước"
Lòng biết ơn giúp ta gắn bó hơn với những người đi trước, sẽ trân trọng thành quả, công sức của tiền nhân, gần gũi với mọi người từ đó sẽ tạo ra một xã hội văn minh, đoàn kết. Bởi thế mà "uống nước nhớ nguồn" được coi là nền tảng của một xã hội văn minh lành mạnh. Một con người khi sinh ra, lớn lên và trưởng thành luôn có những tấm lòng, những hành động mà phải nhớ ơn. Trước hết là cha mẹ. Cha mẹ là người không chỉ có công ơn sinh thành trời bể mà còn là những năm tháng nhọc nhằn nuôi nấng. Những đêm mưa lạnh mẹ ôm con ngủ, những ngày nắng gió cha đưa con tới trường. Biết bao sự nhọc nhằn mà cha mẹ đã phải trải qua để chúng ta lớn lên, thành người. Cha mẹ nuôi con bằng tình thương. Từng ngày từng ngày cha mẹ chẳng quản ngại khó khăn gian khổ mà nuôi nấng chúng ta. Đối với cha mẹ, con cái luôn là một niềm hi vọng và ước mơ. Bởi thế mà công ơn trời bể ấy, dù bạn có dành hết phần đời của mình cũng chưa chắc đã trả hết được. Rồi đến trường học, thầy cô chính là người có công ơn thứ hai. Thầy cô là người truyền tụng kiến thức, tri thức nhân loại cho chúng ta. Để chúng ta có thể phát triển toàn diện cả về mặt nhân cách lẫn trí tuệ, thì thầy cô chính là một phần ấy. Không phủ nhận những tấm gương tự học, nhưng đó chỉ là con số rất ít. Thầy cô luôn là bến đò của tri thức, là người có công ơn dạy dỗ chúng ta thành công hơn trong cuộc sống. Rồi tiếp nữa là cấp trên của ta tại nơi làm việc. Họ sẽ là những người cho ta những bài học thực tế, kinh nghiệm trong công việc. Và còn nhiều rất nhiều những người khác nữa. Nhưng gần gũi với chúng ta nhất chính là họ. Bởi công lao của họ đối với ta là to lớn vì thế mà ta không được rũ bỏ nó. Nếu rũ bỏ nó, phủ nhận nó, thì bạn sẽ không phải là một con người đúng nghĩa con người. Con người có bộ não nhưng cũng có trái tim. Đã có người từng nói, "Nếu sống mà rũ bỏ quá khứ là không có trái tim". Bạn là con người, và bạn có trái tim. Vì vậy, bạn hãy tự nhủ lòng mình phải nhớ ơn những người đã có công lao to lớn không gì thay thế được. Bởi đó là cách sống, đạo lý làm người ngẫu nhiên và tất nhiên mà một con người cần phải có.
"Uống nước nhớ nguồn" là đạo lý sống biết bao đời nay vẫn còn giữ nguyên giá trị. Nó vẫn sẽ đúng và mãi đúng cho đến ngàn đời sau. Bởi giá trị của nó không đơn thuần là một tác phẩm văn học mà còn là đạo lý làm người.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |