Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Thăng long được miêu tả như thế nào?

thăng long được miêu tả như thế nào?

2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
396
1
3
Lê Vũ
18/03/2021 14:50:23
+5đ tặng

Khu di tích Hoàng thành Thăng Long có diện tích khai quật lên đến 19.000m2, có giá trị về nhiều mặt như vị trí của khu di tích trong cấu trúc thành Thăng Long - Hà Nội, tính chất, niên đại các di tích, giá trị, cấu trúc, niên đại một số di vật, mối quan hệ giữa các tầng văn hoá... Theo kết quả so sánh của một số nhà khoa học trong nước và quốc tế thì di sản này mang tầm cỡ thế giới, thoả mãn các tiêu chí để được UNESCO công nhận là Di sản văn hoá thế giới. Ông Koichiro Matsura, Chủ tịch UNESCO từng nói: “Khu di tích này có giá trị văn hoá và lịch sử vô cùng quan trọng. Chiếu theo Công ước về Di sản văn hoá thế giới, nó hoàn toàn có thể được xem là di sản văn hoá của nhân loại”. 

Theo tiêu chí (II): Những di tích trên mặt đất và khai quật được trong lòng đất tại Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội là minh chứng đặc sắc về quá trình giao lưu văn hóa lâu dài, là nơi tiếp nhận nhiều ảnh hưởng văn hóa từ bên ngoài, nhiều học thuyết, tư tưởng có giá trị toàn cầu của văn minh nhân loại, đặc biệt Phật giáo, Nho giáo, thuyết phong thủy, mô hình vương thành phương Đông, mô hình kiến trúc quân sự phương Tây (thành Vauban), đến từ Trung Hoa, Champa, Pháp, để tạo dựng nên những nét độc đáo, sáng tạo của một Trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của một quốc gia vùng châu thổ sông Hồng. Kết quả giao thoa, tiếp biến văn hóa đó được biểu đạt trong tạo dựng cảnh quan, qui hoạch các khu cung điện, trong nghệ thuật kiến trúc và nghệ thuật trang trí cung đình với diễn biến văn hóa đa dạng qua các thời kỳ lịch sử.


Theo tiêu chí (III): Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội là minh chứng duy nhất về truyền thống văn hóa lâu đời của người Việt ở châu thổ sông Hồng trong suốt lịch sử liên tục 13 thế kỷ (trải từ thời tiền Thăng Long, qua thời Đinh- Tiền Lê, đến thời kỳ Thăng Long-Hà Nội với các vương triều Lý-Trần-Lê-Nguyễn) và vẫn được tiếp nối cho đến ngay nay. Những tầng văn hóa khảo cổ, di tích kiến trúc và nghệ thuật của di sản phản ánh một chuỗi lịch sử nối tiếp nhau liên tục của các vương triều cai trị đất nước Việt Nam trên các mặt tư tưởng, chính trị, hành chính, luật pháp, kinh tế và văn hoá trong gần một ngàn năm. Trên thế giới rất hiếm tìm thấy một di sản thể hiện được tính liên tục dài lâu như vậy của sự phát triển chính trị, văn hoá như tại khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội.

Theo tiêu chí (VI): Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội minh chứng rõ nét về một di sản có liên hệ trực tiếp với nhiều sự kiện trọng đại của lịch sử của một quốc gia dân tộc vùng Đông Nam Á trong mối quan hệ khu vực và thế giới. Di sản đề cử là bằng chứng thuyết phục về sức sống và khả năng phục hưng của một quốc gia sau hơn mười thế kỷ bị nước ngoài đô hộ. Di sản đề cử còn ghi đậm dấu ấn thắng lợi của một nước thuộc địa trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, giành độc lập dân tộc, có ảnh hưởng rộng lớn trong phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.

Nhà Trần kế thừa nhà Lý trong hoà bình nên các toà cung điện, kiến trúc cũ được giữ hầu như nguyên vẹn. Khu vực Hoàng thành bị phá huỷ, nhà Trần đã cho đắp lại thành, xây lại các cung điện nhưng vị trí, quy mô của Hoàng thành vẫn không thay đổi. Điểm khác biệt duy nhất của hai triều đại là triều Trần đã đổi tên gọi khu vực này là Long Phượng Thành. 
Những công trình kiến trúc ban đầu của thành Thăng Long tồn tại 200 năm, đến nay không còn lại một dấu vết nào. Tuy nhiên, với những mô tả trong Đại Việt sử kí toàn thư thì ta có thể hình dung diện mạo của kinh thành xưa gồm hai phần là Hoàng thành và Tử Cấm Thành. 
Hoàng thành nằm trong kinh thành, là khu vực nhà vua ở và làm việc. Hoàng thành có bốn cửa lớn thông ra bốn phía kinh thành là:
- Cửa Diệu Đức (phía Bắc)
- Cửa Tương Phù (phía Đông)
- Cửa Đại Hưng (phía Nam)
- Cửa Quảng Phúc (phía Tây)
Hoàng thành luôn được xây dựng quay mặt về hướng Nam theo quan điểm "Thánh nhân nam diện nhi thính thiên hạ văn" (Thánh nhân ngồi nhìn về phương Nam nghe thiên hạ tâu bày). Theo các tài liệu cổ, đặc biệt là Kinh Dịch thì phương Nam thuộc quẻ Ly, gắn liền với dương khí nên là vị trí tốt nhất để xây nhà, đặc biệt là các kiến trúc cung đình. Cửa phía Nam luôn là cửa dành cho vua đi. Điều này, ngày nay chúng ta có thể kiểm chứng trong các sách vở, tài liệu cổ cũng như thực tế ở các di tích thành Cổ Loa có ba vòng thành giao tiếp nhau ở mặt Nam và các cung điện trong thành đều hướng ra cửa Nam. Thành Nhà Hồ ở Tây Đô (Thanh Hoá) và kinh thành Huế cũng có kiến trúc và phương hướng tương tự. 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
3
2
Phương
18/03/2021 14:57:46
+4đ tặng

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×