1 ) * Về tổ chức bộ máy cai trị:
- Chia nước ta thành các quận, sáp nhập nước ta vào lãnh thổ Trung Quốc.
- Tăng cường kiểm soát, cử quan lại cai trị tới cấp huyện.
* Chính sách bóc lột về kinh tế:
- Thực hiện chính sách bóc lột, cống nạp nặng nề.
- Cướp ruộng đất, cưỡng bức nhân dân ta cày cấy, thực hiện chính sách đồn điền.
- Nắm độc quyền muối và sắt.
- Quan lại đô hộ bạo ngược tham ô ra sức bóc lột dân chúng để làm giàu.
* Chính sách đồng hóa về văn hóa:
- Truyền bá Nho giáo, mở lớp dạy chữ nho => Nho giáo chỉ có ảnh hưởng đến một số vùng trung tâm châu, quận.
- Bắt nhân dân ta phải thay đổi phong tục, tập quán theo người Hán.
- Đưa người Hán vào sinh sống cùng người Việt.
* Đối với các cuộc đấu tranh của nhân dân ta: chính quyền đô hộ áp dụng luật pháp hà khắc, thẳng tay đàn áp.
=> Mục đích của các chính sách đô hộ trên là: đồng hóa nhân dân ta để dễ cai trị, biến nước ta trở thành một quận huyện của Trung Quốc. Tuy nhiên, mục đích ấy không thể thực hiện được.
2) Hai Bà Trưng
- Nquyên nhân:
+ Do chính sách thống trị tàn bạo của nhà Hán đã làm cho nhân dân ta ở khắp nơi đều căm phẫn, muốn nổi dậy chống lại.
+ Hai chị em Trưng Trắc và Trưng Nhị là con gái Lạc tướng huyện Mê Linh, có lòng yêu nước, chí căm thù quân xâm lược sâu sắc. Chồng bà Trưng Trắc là Thi Sách là con trai Lạc tướng huyện Chu Diên. Hai gia đình Lạc tướng bí mật cùng nhau tìm cách liên kết với các thủ lĩnh mọi miền đất nước để chuẩn bị nổi dậy. Không may, Thi Sách bị quân Hán giết hại.
+ Để đền nợ nước, trả thù nhà Hai Bà Trưng đã dựng cờ khởi nghĩa.
- Diễn biến:
+ Mùa xuân năm 40, Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa ở Hát Môn (Hà Nội). Nghe tin Hai Bà Trưng nổi dậy, hào kiệt khắp nơi kéo về ủng hộ.
+ Nghĩa quân nhanh chóng đánh bại kẻ thù, làm chủ Mê Linh, rồi từ Mê Linh, tiến đánh cổ Loa và Luy Lâu.
- Kết quả: Tướng giặc là Tô Định hoảng hốt phải bỏ thành, cắt tóc, cạo râu lẻn trốn về nước. Quân Hán ở các quận khác cũng bị đánh tan. Cuộc khởi nghĩa giành được thắng lợi.
Lý Bí
- Nguyên nhân:
+ Do chính sách tàn bạo của nhà Lương
+ Lý Bí nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ của nhân dân và các hào kiệt
- Kết quả: Ta giành thắng lợi hoàn toàn
Năm 179 TCN, Triệu Đà sáp nhập đất đai Âu Lạc vào Nam Việt, chia Âu Lạc thành hai quận Giao Chỉ và Cửu Chân.
Năm 111 TCN, nhà Hán chiếm Âu Lạc và chia lại thành ba quận: Giao Chỉ, cửu Chân và Nhật Nam (bao gồm Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ đến Quảng Nam ngày nay), gộp với 6 quận của Trung Quốc thành châu{2) Giao. Thủ phủ của châu Giao được đặt ở Luy Lâu (Thuận Thành - Bắc Ninh). Đứng đầu châu là Thứ sử, đứng đầu mỗi quận là Thái thú coi việc chính trị, Đô uý coi việc quân sự. Những viên quan này đều là người Hán. Dưới quận là huyện, các Lạc tướng vẫn trị dân như cũ.
Nhân dân châu Giao, ngoài việc phải nộp các loại thuế nhất là thuế muối, thuế sắt..., hằng năm phải lên rừng, xuống biển tìm kiếm những sản vật quý như ngà voi, sừng tê, ngọc trai, đồi mồi... để cống nạp cho nhà Hán. Nhà Hán lại đưa người Hán sang ở các quận Giao Chỉ, cửu Chân và bắt dân ta phải theo phong tục của họ.
Năm 34, Tô Định được cử sang làm Thái thú quận Giao Chỉ. Tên này ra sức đàn áp và vơ vét của cải của dân ta, khiến cho dân ta càng thêm khổ cực.
Những điểm giống và khác nhau trong đời sống kinh tế, văn hoá, tín ngưỡng của cư dân Văn Lang - Âu Lạc, cư dân Lâm Âp - Cham-pa và cư dân Phù Nam :
- Giống nhau :
+ Nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp trồng lúa nước, sử dụng sức kéo của trâu bò. Ngoài ra, cư dân còn chăn nuôi, làm các mặt hàng thủ công, đánh cá.
+ Có tập quán ở nhà sàn, có đời sống văn hoá phong phú gắn với sản xuất nông nghiệp.
- Khác nhau :
+ Ở cư dân Văn Lang - Âu Lạc thì nghề đúc đồng, làm gốm phát triển mạnh, trong khi đó cư dân Cham-pa lại phát triển nghề khái thác lâm thổ sản, xây dựng đền tháp và ở cư dân Phù Nam thì nghề đánh cá và buôn bán bằng đường biển lại phát triển mạnh.
+ Cư dân Văn Lang - Âu Lạc có tín ngưỡng phổ biến là sùng bái tổ tiên, thờ cúng tổ tiên, các anh hùng dân tộc và những người có công với làng, nước. Trong khi đó ở quốc gia Cham-pa và Phù Nam do ra đời muộn hơn nên chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của đạo Hinđu và đạo Phật.