Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Thuyết Minh về núi Ba Thê

Thuyết Minh về núi Ba Thê

3 trả lời
Hỏi chi tiết
1.182
4
1
Nguyễn Nguyễn
21/03/2021 11:59:18
+5đ tặng

Qua thị trấn Núi Sập một đỗi, ta sẽ đến chợ Ba Thê, nay có tên mới là thị trấn Óc Eo. Nơi đây đã từng là một thương cảng phồn thịnh thời trung cổ bị vùi lấp dưới lớp đất phù sa hơn 3m. Người ta đã phát hiện di chỉ nầy vào năm 1942 và khám phá ra thành cổ Óc Eo vào năm 1944, lúc đào kinh xáng Ba Thê. Có nhiều cổ vật thu được như khuôn chế tác vật dụng và nữ trang bằng gốm, đá, vàng, đồng. Các tượng đá mang dấu ấn văn hóa Phật Giáo và Hindu giáo rất đa dạng như tượng Phật, linh vật, Yoni và Linga có niên đại cách đây trên dưới một thiên niên kỷ rưỡi. Đặc biệt là nhóm tượng Ganesa với mình người đầu voi trông rất ấn tượng. Bảo tàng tỉnh An Giang hiện có trưng bày nhiều hiện vật và phiên bản của nhiều cổ vật, tượng, xương thú hóa thạch...
Muốn lên núi Ba Thê phải mua vé: 7.000 đồng cho hai người, một xe. Có một con đường nhỏ lát bê tông bề ngang chừng 3m, ngoằn ngoèo uốn lượn chạy quanh co lên đỉnh. Xe hon-đa phải gài số 1, leo núi. Hai bên đường là rừng cây thâm u, vách đá và vực sâu thăm thẳm. Đường lên đỉnh chỉ chừng 2km, nhưng phải chạy xe độ 15 phút. Bên đường, phía vực, có lan can bảo hiểm, khá an toàn cho người, xe. Con đường nầy có từ đời Pháp thuộc, đến chế độ cũ được sửa lại để phục vụ cho mục đích quân sự. Năm 2002, đường lên núi Ba Thê được Nhà nước đầu tư xây dựng tương đối hoàn chỉnh, an toàn để phục vụ cho du lịch. Nhưng khách ở đây chưa đông, dù đường đến Ba Thê khá thuận tiện, chỉ cách thành phố Long Xuyên chừng 28km, già nửa đường đi Thất Sơn - Núi Cấm.
Trên đỉnh Vọng Thê có ngôi chùa cổ tên Sơn Tiên Tự được dựng vào năm 1933. Trước sân chùa có tượng Phật Quan Thế Âm bồ tát cao chừng 8m, đứng trên tòa sen, khoác áo choàng đỏ, uy nghi, tự tại, sừng sững trên đỉnh núi như nhìn bao quát khắp thế gian. Ở trên đỉnh núi mây bay là đà mang hơi sương mát lạnh, cỏ cây xanh tốt ngút ngàn. Có nhiều tiếng chim hót líu lo, ríu rít khắp nơi. Thỉnh thoảng tiếng chuông chùa ngân vọng thênh thang, bàng bạc khắp núi rừng làm bâng khuâng, xao xuyến lòng người. Cạnh ngôi tháp xá lợi cổ bên chùa, có bia kỷ niệm ghi lại chiến công oanh liệt của quân giải phóng Ba Thê - Thoại Sơn, đã tiêu diệt gọn cứ điểm của địch trên đỉnh Hoa Thê Sơn vào ngày 6 tháng 5 năm 1968.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
2
Nguyễn tuấn anh
21/03/2021 12:01:32
+4đ tặng

Qua thị trấn Núi Sập một đỗi, ta sẽ đến chợ Ba Thê, nay có tên mới là thị trấn Óc Eo. Nơi đây đã từng là một thương cảng phồn thịnh thời trung cổ bị vùi lấp dưới lớp đất phù sa hơn 3m. Người ta đã phát hiện di chỉ nầy vào năm 1942 và khám phá ra thành cổ Óc Eo vào năm 1944, lúc đào kinh xáng Ba Thê. Có nhiều cổ vật thu được như khuôn chế tác vật dụng và nữ trang bằng gốm, đá, vàng, đồng. Các tượng đá mang dấu ấn văn hóa Phật Giáo và Hindu giáo rất đa dạng như tượng Phật, linh vật, Yoni và Linga có niên đại cách đây trên dưới một thiên niên kỷ rưỡi. Đặc biệt là nhóm tượng Ganesa với mình người đầu voi trông rất ấn tượng. Bảo tàng tỉnh An Giang hiện có trưng bày nhiều hiện vật và phiên bản của nhiều cổ vật, tượng, xương thú hóa thạch...

 


Núi Ba Thê nhìn từ phía xa
 
Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại An Giang


Muốn lên núi Ba Thê phải mua vé: 7.000 đồng cho hai người, một xe. Có một con đường nhỏ lát bê tông bề ngang chừng 3m, ngoằn ngoèo uốn lượn chạy quanh co lên đỉnh. Xe hon-đa phải gài số 1, leo núi. Hai bên đường là rừng cây thâm u, vách đá và vực sâu thăm thẳm. Đường lên đỉnh chỉ chừng 2km, nhưng phải chạy xe độ 15 phút. Bên đường, phía vực, có lan can bảo hiểm, khá an toàn cho người, xe. Con đường nầy có từ đời Pháp thuộc, đến chế độ cũ được sửa lại để phục vụ cho mục đích quân sự. Năm 2002, đường lên núi Ba Thê được Nhà nước đầu tư xây dựng tương đối hoàn chỉnh, an toàn để phục vụ cho du lịch. Nhưng khách ở đây chưa đông, dù đường đến Ba Thê khá thuận tiện, chỉ cách thành phố Long Xuyên chừng 28km, già nửa đường đi Thất Sơn - Núi Cấm.

 

Ngọn núi sừng sững, linh thiêng


Trên đỉnh Vọng Thê có ngôi chùa cổ tên Sơn Tiên Tự được dựng vào năm 1933. Trước sân chùa có tượng Phật Quan Thế Âm bồ tát cao chừng 8m, đứng trên tòa sen, khoác áo choàng đỏ, uy nghi, tự tại, sừng sững trên đỉnh núi như nhìn bao quát khắp thế gian. Ở trên đỉnh núi mây bay là đà mang hơi sương mát lạnh, cỏ cây xanh tốt ngút ngàn. Có nhiều tiếng chim hót líu lo, ríu rít khắp nơi. Thỉnh thoảng tiếng chuông chùa ngân vọng thênh thang, bàng bạc khắp núi rừng làm bâng khuâng, xao xuyến lòng người. Cạnh ngôi tháp xá lợi cổ bên chùa, có bia kỷ niệm ghi lại chiến công oanh liệt của quân giải phóng Ba Thê - Thoại Sơn, đã tiêu diệt gọn cứ điểm của địch trên đỉnh Hoa Thê Sơn vào ngày 6 tháng 5 năm 1968.

 

Phong cảnh Thoại Sơn nhìn từ đỉnh núi Ba Thê

Xem thêm: Các khách sạn tại An Giang

Ở đâu khi đi du lịch tại An Giang ?

  • Khách sạn Kiệt Hồng
    8.7Giá từ: 255,000 đ
  • Hòa Bình Rạch Giá Resort
    8.4Giá từ: 950,000 đ
  • Khách Sạn Phúc Hưng 1
    8.5Giá từ: 370,000 đ
  • Khách Sạn Phúc Hưng 2
    7.0Giá từ: 422,000 đ


Có một di tích rất lạ lùng gợi trí tò mò, thích thú cho khách. Đó là hòn đá hoa cương cao chừng 3m, to cỡ gốc cổ thụ bốn năm người ôm, nằm bên hông chánh điện của Sơn Tiên Tự. Trên mặt viên đá khổng lồ ấy có dấu bàn chân người to hơn bình thường, rất rõ. Người ta cho đó là “bàn chân tiên”. Các sư trên núi kể lại: xưa kia lúc mới tạo sơn, đá núi còn mềm như đất sét, có một vị tiên đã ấn bàn chân mình lên đá để làm dấu...

 


Khoảng không thoáng đãng trên núi


Đi xuống phía triền núi cách chùa Sơn Tiên chừng 10m sẽ thấy một công trình mới. Đó là nhà trưng bày, sẽ trưng bày những cổ vật, hiện vật có liên quan đến lịch sử cũng như văn hóa của Ba Thê- Óc Eo. Điều đặc biệt là công trình nầy có phong cách kiến trúc rất giống những đền đài của các nước vùng Nam Á, dấu ấn của Hindu giáo thể hiện rất rõ qua kiến trúc mái vòm. Các mặt vách chung quanh công trình đều có tượng thần Ganesa mình người, mặt đầu voi, ngồi với tư thế nghiêm trang, nửa như trầm mặc thiền định, nửa như răn đe canh giữ. Lan can bao bọc sân trang trí tượng nhỏ. Khu nhà trưng bày có chu vi hình vuông chừng 40m, tam cấp cửa chính ở phía mặt trời mọc, là nơi ngự trị của các thần linh theo quan niệm Ấn Độ giáo.

 

Khung cảnh làng quê thanh bình dưới chân núi Ba Thê

Xem thêm: Tour du lịch An Giang giá tốt


Ở ngọn núi Nhỏ cạnh bên, có một hòn đá trơ vơ, trên đầu có một phiến đá tròn giống cái nón. Truyền thuyết và huyền thoại ở vùng nầy kể rằng: xưa kia, có một người lên núi tìm tu, xa lánh thế gian, bụi đời. Nhưng vị nầy lòng trần chưa rủ sạch, nên chiều chiều ngóng vọng về phương xa nhớ nhà, nhớ vợ. Sau đó, ông chết đi... Người ta cho rằng vị sư kia đã hóa đá, giống như chuyện Hòn Vọng Phu ở miền Trung và miền Bắc, nhưng đây lại là “Vọng Thê”.


Phía Bắc núi Ba Thê còn có một tảng đá có dáng hình như một cây đao vĩ đại. Dân gian gọi đó là Thạch Đại đao, là bửu bối của trời đất, dành để trừng trị bọn gian ác.


Nắng đã xế về Tây. Đứng trên đỉnh Ba Thê nhìn xuống đồng bằng xa xa mờ ảo trong khói lam chiều, bạn sẽ thấy tâm hồn như lắng lại, lòng lâng lâng cảm giác thoát tục, giữa bốn bề sơn thủy hữu tình.

3
1
kio hayuomi
21/03/2021 12:03:49
+3đ tặng
Thoại Sơn là một vùng đất linh thiêng, huyền bí nên có khá nhiều truyền thuyết được lưu truyền trong dân gian. Trong quá trình nghiên cứu lịch sử địa phương, được tiếp xúc với nhiều nhân chứng và nguồn tài liệu, tôi xin ghi lại một câu chuyện truyền thuyết về núi Sập và núi Ba Thê như sau:

 Truyền thuyết kể rằng: Từ thuở xa xưa đã có vợ chồng ông Rồng đến đây lập nghiệp, làm ăn. Ông bà Rồng hết mực thương yêu nhau, chung lòng, chung sức xây dựng cuộc sống. Trong quá trình đó, ông bà cũng luôn nghĩ đến việc để lại những công trình to lớn cho đời. Rồi ông bà bàn với nhau: phải xây dựng những ngọn núi cao, đẹp làm thắng cảnh thiên nhiên cho muôn đời sau.Núi Sập ngày trước vốn có tên gọi núi “Ông Rồng”, là ngọn núi nằm ở trung tâm huyện lỵ Thoại Sơn (thị trấn Núi Sập) ngày nay.

 Theo thỏa thuận, ông Rồng đắp ngọn núi phía đông (tức núi Sập, thị trấn Núi Sập bây giờ), bà Rồng đắp ngọn núi phía tây (tức núi Ba Thê, thị trấn Óc Eo bây giờ). Và để chuyên tâm vào việc đắp núi, ông bà giao ước thi đua: Phải làm việc cần mẫn, đến ngày nghỉ cuối tuần, hai ông bà mới gặp nhau để kiểm điểm công việc.

 Ngày tháng qua đi, hai ngọn núi cao dần theo thời gian. Tuy nhiên, ông Rồng khi xa vợ thì hay chểnh mảng công việc, lo nhậu nhẹt mà bỏ bê việc xây dựng núi nên ngọn núi của ông thấp hơn ngọn núi của bà.
 

Bà Rồng nhiều lần nhắc nhở, khuyên can chồng, nhưng không được. Ông Rồng vẫn thường tổ chức tiệc tùng với bạn bè mà quên đi ngày tháng.

Bà Rồng thấy chồng ngày càng say sưa nên buồn chán. Nhiều tháng bà không gặp ông nữa mà chỉ lo xây đắp ngọn núi ở phía tây ngày càng cao hơn ngọn núi phía đông. Ông Rồng thấy vợ không về gặp mình nên sinh lòng nghi ngờ, ghen tuông, lại ngày càng sa đà vào tiệc tùng, chè chén.

Một hôm vào ngày cuối tuần, bà Rồng đến gặp ông Rồng để mong ông suy nghĩ lại. Khi đó, bà lại thấy cảnh ông vui tiệc nhậu với bạn bè, mà ngọn núi của ông thì còn quá thấp. Bà bực tức nói với chồng: “Ông không lo xây núi mà chỉ lo nhậu nhẹt hoài thì làm gì nên thân?!…”. Ông Rồng vốn đã tức giận vì lâu nay bà không gặp ông, trong lúc có hơn men, không kiềm chế được nên ông đã giơ chân đạp cho ngọn núi đổ sập xuống. Đá lở lăn ầm ầm. Những hòn đá lớn lăn gần thành núi Nhỏ và núi Bà, hòn lăn xa hơn là núi Cậu. Và cơn nóng giận của ông Rồng như giọt nước tràn ly, khiến bà chia tay ông từ đó.

Nhân dân đặt tên núi Sập, bắt nguồn từ câu chuyện truyền thuyết này.

Tên gọi của núi Sập, núi Ba Thê ngày nay có nhiều cách giải thích khác nhau. Nhưng rõ ràng cách giải thích của truyền thuyết đã để lại cho chúng ta một bài học: Những đấng mày râu mà không lo rèn luyện sức khỏe, trí tuệ, không chuyên tâm vào công việc mà chỉ lo ăn chơi sa đà thì có khi không bằng chị em phụ nữ chân yếu tay mềm, không để lại cho đời được những công trình to lớn mà còn tan vỡ hạnh phúc gia đình. Thật đáng thương và đáng trách!

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 8 mới nhất
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 8 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư