1. Sau khi nghe lời dạy bảo của thầy giáo. Ph-răng đã có suy nghĩ gì?
2. Buổi học cuối cùng Ph-răng học với thái độ gì và có hiệu quả như thế nào? Vì sao?
3. Vì sao cả người lớn trong làng cũng tới dự buổi học cuối cùng
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Tác giả An-phông-xơ-Đô-đê (1840-1897): là nhà văn hiện thực và nhân đạo chủ nghĩa lớn của nước Pháp nửa cuối thế kỷ 19. Từ nhỏ, cậu bé Đô-đê là người thông minh và ham mê đọc sách, ông bắt đầu làm thơ và viết tiểu thuyết từ năm lên 15 tuổi. Một số tác phẩm chính của ông như: Chú nhóc (1886); Những lá thư viết từ cối xay gió (1869); ...Những tác phẩm của ông đều thấm đẫm tinh thần nhân đạo và sự tinh tế, giàu chất thơ và nhiệt thành gửi gắm niềm tin vào phẩm chất tối đẹp của con người.
Câu 2:
Câu chuyện được kể diễn ra trong hoàn cảnh là: sau cuộc chiến tranh Pháp – Phổ năm 1870-1871, nước Pháp thua trận, hai vùng An-dát và Lo-ren giáp biên giới với Phổ bị nhập vào nước Phổ. Cho nên các trường học ở hai vùng này bị buộc học tiếng Đức. Truyện viết về buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp ở một trường làng thuộc vùng An-dát.
Tên truyện: Buổi học cuối cùng kể về buổi học tiếng mẹ đẻ cuối cùng của một ngôi trường thuộc vùng An-dát nước Pháp. Nhan đề không chỉ chứa nội dung câu chuyện mà còn thấm đẫm tinh thần nhân văn về vai trò của tiếng mẹ đẻ đối với một dân tộc sắp mất đi tự do.
Câu 3:
Truyện được kể theo lời nhân vật cậu bé Ph-răng, là ngôi kể thứ nhất, nhân vật chính xưng tôi. Truyện còn có nhiều nhân vật khác như: thầy Hamen, dụ Hô-dê, bác phát thư, dân làng. Nhân vật gây cho em ấn tượng sâu sắc nhất là thầy Hamen, là người thầy của Ph-răng trong hoàn cảnh buổi học tiếng Pháp cuối cùng trước khi toàn bộ người dân phải học tiếng Đức.
Câu 4:
Vào buổi sáng trên đường đi học, chú bé Ph-răng đã thấy có những điều khác lạ như là: Có nhiều người đứng trước bảng dán cáo thị; Trường học không ồn ào như thường ngày mà bình lặng một cách khác thường, Không khí trong lớp trang trọng, yên tĩnh và thầy Ha-men mặc lễ phục, thầy dịu dàng không giận dữ khi Ph-răng như mọi hôm. Trong lớp thì có thêm cụ Hô-de, bác phát thư, và người dân làng ngồi trong lớp
Những điều này báo hiệu cho một biến cố cực kỳ trọng đại nào đó sắp xảy đến với trường học nói riêng và toàn thể nước Pháp nói chung
Câu 5:
Diễn biến tâm trạng của chú bé Ph-răng trong buổi học:
- Đầu tiên, cậu ngạc nhiên vì những điều khác thường
- Khi biết được đây là buổi học cuối cùng: tâm trạng của cậu bé
+ Đầu tiên, là sự choáng váng, sững sờ, bất ngờ và xúc động và thương thầy giáo biết bao.
+ Tiếp theo, cậu cảm thấy nuối tiếc vì sự lười nhác học tập và sự ham chơi, giờ đây muốn được học tiếng mẹ đẻ cũng chẳng thể được nữa
+ Ân hận khi không thuộc bài và không đọc được chữ Pháp
- Khi thầy Hamen giảng:
+ Chăm chú nghe, thấy rõ ràng, dễ hiểu khác với trước đây thấy phức tạp, rắc rối, khó hiểu
+ Cậu bé thấy yêu thầy, thương thầy biết ơn thầy
+ Nhớ mãi buổi học cuối cùng này
Ý nghĩa: Ta có thể thấy, Ph-răng đã giác ngộ và hiểu ra giá trị của việc học tiếng mẹ đẻ, tha thiết muốn được học, được nóitiếng nói của dân tộc. Cậu ân hận vì những tháng ngày ham chơi của mình. Đây chính là biểu hiện của lòng yêu nước
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |