Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Tìm điểm cực bắc, cực tây, cực đông, cực nam

tìm điểm cực bắc, cực tây, cực đông, cực nam

3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
469
2
7
Nguyễn Nguyễn
27/03/2021 11:53:05
+5đ tặng

Tọa độ điểm cực Nam: 8°34′ (hoặc 8°30′) độ vĩ Bắc, 104°40′ (hoặc 104°50′) độ kinh Đông.

Nơi nằm tận cuối bản đồ trong 4 cực của Việt Nam đó chính là cực Nam – mũi Cà Mau (thuộc huyện Ngọc Hiển – tỉnh Cà Mau), mang một nét đẹp phóng khoáng bao la. Vùng đất được ví như “cây biết đi, rừng biết bước”, khi mà mỗi năm nhờ lượng phù sa của dòng sông Mekong bồi đắp mà lãnh thổ Việt Nam từ đó được mở rộng hơn mỗi năm. “Mắm theo trước, đước theo sau” – 2 loài cây chủ yếu của vùng đất này, cây mắm đi trước, cây đước bồi đắp theo sau để rồi từ đó dần dần vươn ra biển lớn.

Cực Nam của Việt Nam thuộc huyện Ngọc Hiển – Cà Mau. Đây cũng là điểm cuối cùng của đường Hồ Chí Minh. Ảnh: VnExpress

Cực Bắc – non sông gấm vóc của đất nước:
Tọa độ điểm cực Bắc: Vĩ độ: 23°22’59″B – Kinh độ: 105°20’20″Đ.
Nơi địa đầu của Tổ quốc đó chính là cực Bắc nằm ở đỉnh Lũng Cú thuộc tỉnh Hà Giang nhưng cực Bắc chính xác về tọa độ sẽ cách cột cờ Lũng Cú vài km về phía Bắc, đó chính là trung tuyến của dòng sông Nho Quế (ranh giới Việt Nam – Trung Quốc) một nơi hiểm trở khó đi lại. Cho nên từ lâu lá cờ quốc kỳ rộng 54m2 tượng trưng cho 54 dân tộc anh em luôn tung bay trên đỉnh Lũng Cú. Được tận mắt chứng kiến “ non sông gấm vóc” mà đó giờ chỉ được biết qua những trang sách, là khoảnh khắc thiêng liêng và hạnh phúc cho những ai đặt chân đến vùng đất này.

Đỉnh Lũng Cú ( Hà Giang) – Cực Bắc của Việt Nam. Ảnh: Dân trí

Cực Tây – chiêm ngưỡng sự hùng vĩ thiên nhiên 3 nước:
Tọa độ điểm cực Tây: 22°25’49” vĩ độ Bắc và 102°11’3″ kinh độ Đông
Nơi được mệnh danh “ một con gà gáy ba nước cùng nghe” đó chính là cực Tây – đỉnh A Pa Chải ( xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên), mốc giao điểm biên giới Việt Nam – Lào – Trung Quốc. Nằm ở độ cao 1864 mét so với mực nước biển, nơi đây tập trung chủ yếu dân tộc Hà Nhì và một số dân tộc khác sinh sống. A Pa Chải trong tiếng Hà Nhì có nghĩa là vùng đất bằng phẳng, rộng lớn. Cực Tây đó là nét đẹp hùng vĩ, sừng sững của sự hòa làm một mênh mông núi rừng 3 nước.

Đỉnh A Pa Chải ( Điện Biên) – cực Tây của Việt Nam. Ảnh: BÁO MỚI

Cực Đông – hừng đông của Tổ quốc:

Tọa độ điểm cực Đông: 12°39’21” vĩ độ Bắc và 109°27’39” kinh độ Đông.
Mặt trời mọc phía đông, vậy phía đông của hừng đông Tổ quốc nằm ở đâu? Trong 4 cực của Việt Nam thì nơi đón ánh nắng mặt trời đầu tiên trên dải đất hình chữ S đó chính là Mũi Đôi – Cực Đông (xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa). Chinh phục Cực Đông là một hành trình trekking không dễ dàng khi băng qua đủ địa hình đồi cát, rừng núi,… Cột mốc Cực Đông được đặt trên một khối đá to lớn mà bất cứ muốn chinh phục sẽ phải leo lên bằng thang dây. Món quà cho bất cứ ai chinh phục nơi đây là được ngắm nhìn những tia nắng đầu tiên ló dạng trên dải đất này.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
3
7
Thiên sơn tuyết liên
27/03/2021 11:53:14
+4đ tặng
Điểm cực Đông của Việt Nam nằm ở Mũi Đôi thuộc tỉnh Khánh Hoà
Cho đến nay, vẫn còn nhiều cuộc tranh cãi xung quanh vấn đề Mũi Đôi (Khánh Hòa) hay Mũi Điện (Phú Yên) mới là điểm cực Đông của Việt Nam. Đã có rất nhiều nhóm du lịch đã tới đây và sử dụng những thiết bị định vị GPS để tìm câu trả lời cho vấn đề này. Theo đa phần mọi người thừa nhận rằng Mũi Đôi của tỉnh Khánh Hòa chính là nơi đón ánh nắng đầu tiên trên lãnh thổ Việt Nam.

Mũi đôi - diểm cực Đông của Việt Nam
Mũi Đôi - Điểm cực đông của tổ quốc Việt Nam ( phần lục địa )-Thuộc tỉnh Khánh Hoà -
Toạ độ: 12°39'21"B 109°27'39"Đ
Vị trí: Mũi Đôi tại bán đảo Hòn Gốm, vịnh Vân Phong, xã Vạn Thạnh, Vạn Ninh, Khánh Hòa có tọa độ là 12°39'21" vĩ độ Bắc và 109°27'39" kinh độ Đông, là điểm cực Đông trên đất liền của Việt Nam. Nơi đón ánh Mặt Trời đầu tiên trên toàn lãnh thổ Việt Nam (Đông Dương và cả Đông Nam Á lục địa). Nơi này đã được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch công nhận là di tích quốc gia.

Điểm cực Tây của Việt Nam nằm ở A Pa Chải thuộc tỉnh Điện Biên
Cửa khẩu A Pa Chải - Ngã ba biên giới Việt - Lào - Trung thuộc địa phận xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.
Các thành phố lân cận: Thành phố Lào Cai , Thành phố Ngọc Khê, Thành phố Hà Giang
Toạ độ:   22°25'49"N   102°11'3"E


Cột mốc đánh dấu điểm cực tây của Việt Nam
Mốc Cực Tây Việt nam là cột mốc biên giới hình tam giác , có 3 mặt ghi bằng tiếng Việt - Lào - Trung , do Trung quốc xây dựng. Cột mốc được đặt tại bản Tá miếu - xã Sín thầu - huyện Mường Nhé - tỉnh Điện Biên.

Điểm cực Nam của Việt Nam nằm ở Mũi Cà Mau thuộc tỉnh Cà Mau
Mũi Cà Mau hướng về phía tây, thuộc địa phận xóm Mũi, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau, cách thành phố Cà Mau hơn 100 km. Bên trái mũi là biển Đông, bên phải là biển Tây, tức Vịnh Thái Lan.

Hiện nay nếu xét về mặt địa lý thì mũi Cà Mau không phải là điểm cực Nam trên đất liền của Việt Nam, mà chỉ nằm ở vùng cực Nam của Việt Nam. Điểm cực nam trên đất liền của tỉnh Cà Mau nằm ở xã Viên An, huyện Ngọc Hiển, có độ vĩ 8°30' Bắc. Mũi Cà Mau là điểm cực Tây của tỉnh Cà Mau.


Mũi Cà Mau - Điểm cực Nam của Việt Nam

Trước đây một số tài liệu nói rằng điểm cực Nam trên đất liền của Việt Nam là xóm Rạch Tàu, cũng thuộc xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, ở tọa độ 8°34' (hoặc 8°30') độ vĩ Bắc, 104°40' (hoặc 104°50') độ kinh Đông.

Điểm cực Bắc của Việt Nam nằm ở Đỉnh Lũng Cú thuộc tỉnh Hà Giang
Đỉnh Lũng Cú - Điểm cực Bắc của Tổ quốc VN-Thuộc tỉnh Hà Giang-Vĩ độ: 23°22'59"B - Kinh độ: 105°20'20"Đ

Lũng Cú (Hà Giang), mảnh đất địa đầu cực bắc tổ quốc, là vùng đất của chè Shan, rượu mật ong và Thắng cố, của những nét văn hóa truyền thống đặc sắc các dân tộc Mông, Lô Lô, Giáy. Nơi đây còn là xứ sở của đào phai, hoa lê, tuyết trắng vào mùa xuân và náo nhiệt trong buổi chợ phiên.
Xã Lũng Cú bao gồm chín thôn, bản, tất cả ở độ cao trung bình 1.600-1.800 mét so với mặt biển. Ở những nơi này vào mùa đông thời tiết rất lạnh và có cả tuyết rơi. Phía trái thung lũng Thèn Ván thăm thẳm, rộng khoảng 50 ha, bên phải là đầu nguồn sông Nho Quế, bắt nguồn từ Mù Cảng - Vân Nam - Trung Quốc đổ về Đồng Văn, Mèo Vạc, núi non trùng điệp hùng vĩ vào bậc nhất đất nước..
1
5
+3đ tặng
Cực Nam của Việt Nam – “đất biết nở, rừng biết đi và biển sinh sôi”
Tọa độ điểm cực Nam: 8°34′ (hoặc 8°30′) độ vĩ Bắc, 104°40′ (hoặc 104°50′) độ kinh Đông.
 
Nơi nằm tận cuối bản đồ trong 4 cực của Việt Nam đó chính là cực Nam – mũi Cà Mau (thuộc huyện Ngọc Hiển – tỉnh Cà Mau), mang một nét đẹp phóng khoáng bao la. Vùng đất được ví như “cây biết đi, rừng biết bước”, khi mà mỗi năm nhờ lượng phù sa của dòng sông Mekong bồi đắp mà lãnh thổ Việt Nam từ đó được mở rộng hơn mỗi năm. “Mắm theo trước, đước theo sau” – 2 loài cây chủ yếu của vùng đất này, cây mắm đi trước, cây đước bồi đắp theo sau để rồi từ đó dần dần vươn ra biển lớn.
 
Cuc-Nam-to-quoc
Cực Nam của Việt Nam thuộc huyện Ngọc Hiển – Cà Mau. Đây cũng là điểm cuối cùng của đường Hồ Chí Minh. Ảnh: VnExpress
 
Cực Bắc – non sông gấm vóc của đất nước:
Tọa độ điểm cực Bắc: Vĩ độ: 23°22’59″B – Kinh độ: 105°20’20″Đ.
Nơi địa đầu của Tổ quốc đó chính là cực Bắc nằm ở đỉnh Lũng Cú thuộc tỉnh Hà Giang nhưng cực Bắc chính xác về tọa độ sẽ cách cột cờ Lũng Cú vài km về phía Bắc, đó chính là trung tuyến của dòng sông Nho Quế (ranh giới Việt Nam – Trung Quốc) một nơi hiểm trở khó đi lại. Cho nên từ lâu lá cờ quốc kỳ rộng 54m2 tượng trưng cho 54 dân tộc anh em luôn tung bay trên đỉnh Lũng Cú. Được tận mắt chứng kiến “ non sông gấm vóc” mà đó giờ chỉ được biết qua những trang sách, là khoảnh khắc thiêng liêng và hạnh phúc cho những ai đặt chân đến vùng đất này.
Cực-Bắc-của-Việt-Nam
Đỉnh Lũng Cú ( Hà Giang) – Cực Bắc của Việt Nam. Ảnh: Dân trí
 
Cực Tây – chiêm ngưỡng sự hùng vĩ thiên nhiên 3 nước:
Tọa độ điểm cực Tây: 22°25’49” vĩ độ Bắc và 102°11’3″ kinh độ Đông
Nơi được mệnh danh “ một con gà gáy ba nước cùng nghe” đó chính là cực Tây – đỉnh A Pa Chải ( xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên), mốc giao điểm biên giới Việt Nam – Lào – Trung Quốc. Nằm ở độ cao 1864 mét so với mực nước biển, nơi đây tập trung chủ yếu dân tộc Hà Nhì và một số dân tộc khác sinh sống. A Pa Chải trong tiếng Hà Nhì có nghĩa là vùng đất bằng phẳng, rộng lớn. Cực Tây đó là nét đẹp hùng vĩ, sừng sững của sự hòa làm một mênh mông núi rừng 3 nước.
Cực-Tây-của-Việt-Nam
Đỉnh A Pa Chải ( Điện Biên) – cực Tây của Việt Nam. Ảnh: BÁO MỚI
 
Cực Đông – hừng đông của Tổ quốc:
Tọa độ điểm cực Đông: 12°39’21” vĩ độ Bắc và 109°27’39” kinh độ Đông.
Mặt trời mọc phía đông, vậy phía đông của hừng đông Tổ quốc nằm ở đâu? Trong 4 cực của Việt Nam thì nơi đón ánh nắng mặt trời đầu tiên trên dải đất hình chữ S đó chính là Mũi Đôi – Cực Đông (xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa). Chinh phục Cực Đông là một hành trình trekking không dễ dàng khi băng qua đủ địa hình đồi cát, rừng núi,… Cột mốc Cực Đông được đặt trên một khối đá to lớn mà bất cứ muốn chinh phục sẽ phải leo lên bằng thang dây. Món quà cho bất cứ ai chinh phục nơi đây là được ngắm nhìn những tia nắng đầu tiên ló dạng trên dải đất này.
 
->>Bắt đầu hành trình khám phá cực đông tại đây
 
Cực-Đông-1-trong-4-cực-Việt-Nam
Cực Đông của đất nước đặt tại Mũi Đôi – Khánh Hòa
Khi nhắc đến “4 cực, 1 đỉnh, 1 ngã ba” là nhắc đến một sự tự hào của đất Việt; nhắc đến những nét đẹp khác biệt mang những ý nghĩa thiêng liêng khác nhau
 
 
 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×