Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Hãy viết 1 đoạn văn có độ dài không quá 1 trang giấy thi, phân tích ý nghĩa của hình ảnh vầng trăng trong bài thơ "Ánh trăng" của Nguyễn Du. Đoạn văn có câu chứa thành phần tình thái (gạch chân thành phần tình thái)

Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng
như là đồng là bể
như là sông là rừng

Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình.
(Ánh trăng, Nguyễn Du)
* hãy viết 1 đoạn văn có độ dài không quá 1 trang giấy thi, phân tích ý nghĩa của hình ảnh vầng trăng trong bài thơ nói trên.Đoạn văn có câu chứa thành phần tình thái (gạch chân thành phần tình thái).
Gợi ý:
Hình ảnh vầng trăng trong bài thơ mang nhiều ý nghĩa tượng trưng:
-Là hình ảnh của thiên nhiên tươi mát, là người bạn của con người trong những năm tháng tuổi thơ và cả thời chiến tranh ở rừng.
-Là biểu tượng của quá khứ nghĩa tình, là biểu tượng vẻ đẹp vĩnh hằng của cuộc sống.
-Là đặc trưng cho quá khứ vẹn nguyên không thể phai mờ, là bạn và cũng là nhân chứng đầy nghĩa tình đang nghiêm khắc nhắc nhở con người về đạo lí sống:con người có thể vô tình, có thể lãng quên nhưng thiên nhiên, nghĩa tình quá khứ thì luôn tròn đầy, bất diệt; hãy sống đúng đắn, biết ơn và thủy chung với quá khứ dân tộc.

2 trả lời
Hỏi chi tiết
751
1
0
Nguyễn Nguyễn
29/03/2021 19:21:45
+5đ tặng
bài thơ "Ánh trăng" của Nguyễn Duy là triết lí mang hàm ý độc đáo, sâu sắc của bài thơ. Đúng vậy,nghệ thuật ẩn dụ "trăng cứ tròn vành vạnh" tượng trưng cho 1 quá khứ đẹp đẽ, vẹn nguyên không thể phai mờ. Phép nhân hóa "trăng im phăng phắc" cho thấy trăng là 1 người bạn, 1 nhân chứng nghĩa tình mà hết sức nghiêm khắc. Trăng ko một lời trách cứ, bao dung, độ lượng.Là hình ảnh của thiên nhiên tươi mát, là người bạn của con người trong những năm tháng tuổi thơ và cả thời chiến tranh ở rừng.Là biểu tượng của quá khứ nghĩa tình, là biểu tượng vẻ đẹp vĩnh hằng của cuộc sống.Là đặc trưng cho quá khứ vẹn nguyên không thể phai mờ, là bạn và cũng là nhân chứng đầy nghĩa tình đang nghiêm khắc nhắc nhở con người về đạo lí sống:con người có thể vô tình, có thể lãng quên nhưng thiên nhiên, nghĩa tình quá khứ thì luôn tròn đầy, bất diệt; hãy sống đúng đắn, biết ơn và thủy chung với quá khứ dân tộc.




Tấm lòng bao dung, độ lượng mà nghiêm khắc ấy đã nhắc nhở nhà thơ và tất cả chúng ta ko bao h lãng quên quá khứ. Con người có thể vô tình, có thể lãng quên nhưnng quá khứ thì luôn tròn đầy, thủy chung và bất diệt. Ở trong câu thơ cuối, nhà thơ sử dụng tối đa nghệ thuật đối lập: cái tròn vành vạnh của vầng trăng đối lập vs sự bạc bẽo, vô tình của cong người; cái im phăng phắc của vầng trăng đối lập vs sự giật mình của con người. Cái giật mình nhìn lại thức tỉnh của con người thật đáng quý. Giật mình để nhìn lại chính mình, để cố gắng sống tốt hơn. Cái giật mình của ăn năn tự trách, giật mình để nhắc nhở bản thân ko đc lãng quên quá khứ nghĩa tình. Hình ảnh vầng trăng cuối bài thơ đột ngột bừng sáng thành ánh trăng vô cùng độc đáo, sâu sắc. Ánh tăng là tia sáng tỏa ra từ vầng trăng. Ánh trăng có khả năng soi rọi đến những góc khuất tăm tối nhất của tâm hồn con người, ánh trăng khiếm con người bừng tỉnh nhận ra sai lầm của mình. Trăng cảm hóa con người và nhắc nhở con người phải luôn luôn nhớ về quá khứ, trân trọng quá khứ. Ánh trăng nói riêng và bài thơ nói chung nhắc nhở chúng ta phải sống đúng đạo lí dân tộc: Uống nc nhớ nguồn.
 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Phương
29/03/2021 19:22:01
+4đ tặng
Ánh trăng của Nguyễn Duy là một lời tâm sự chân thành, là một lời nhắc nhở về ý nghĩa cuộc sống, là một lần “giật mình” trước cái điều vô tình ấy. Chính cái vẻ tròn đầy bất diệt của vầng trăng đã đưa đến cho người lính cảm xúc dâng trào. Hai tiếng “rưng rưng” gợi cho người đọc nhiều suy ngẫm. “rưng rưng” là chưa khóc nhưng nước mắt đang chực trào ra. Nó như cảm xúc mơ hồ của kẻ xa quê lâu ngày đang trên đường trở về làng cũ bỗng thoáng thầy gốc đa đầu làng. Trong phút chốc, sự xuất hiện đột ngột của vầng trăng làm ùa dậy ở tâm tư nhà thơ bao kỷ niệm của những năm tháng gian lao, bao hình ảnh thiên nhiên đất nước bình dị hiền hậu. Điệp ngữ “như là” có tác dụng nhấn mạnh, biểu hiện cảm xúc đến thật dồn dập.Chính sự lan tỏa của ánh trăng đã gợi lại nhưng gì đã qua, đánh thức tình cảm tốt đẹp trong mỗi con người. Người lính vui sướng vì gặp lại vầng trăng nhưng cũng thấy ăn năn vì thái độ vô tình lãng quên quá khứ. Hình ảnh vầng trăng trong bài thơ mang nhiều tầng ý nghĩa. Phải nói hai tiếng giật mình cuối cùng của bài thơ như một tiếng chuông rất khẽ nhưng ngân vang rất xa và đọng lại rất lâu. Như vậy khổ thơ cuối đúng là khổ thơ tập trung nhất ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh vầng trăng, chiều sâu tư tưởng mang tính triệt lí trong âm điệu trầm lắng suy tư của tác phẩm. Cũng qua hình ảnh “tròn vành vạnh” và “im phăng phắc” của vầng trăng, tác giả khẳng định một điều, con người có thể vô tình có thể lãng quên nhưng thiên nhiên quá khứ nghĩa tình thì luôn tròn dầy bất diệt.
Ko bt tên
cảm ơn nhé
Phương
chấm giúp mk đc ko ạ

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo