Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) có những tác động gì đến nền kinh tế Mĩ và Nhật Bản?

cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) có những tác động gì đến nền kinh tế Mĩ và Nhật Bản ? đẻ thoát khỏi khủng hoảng kinh tế , Mĩ và Nhật đã có những cách giải quyết khác nhau như thế nào ? tại sao lại có sự khác nhau như vậy ?

3 trả lời
Hỏi chi tiết
427
1
0
Thiên sơn tuyết liên
29/03/2021 22:29:54
+5đ tặng

Các nền kinh tế lớn vượt qua khủng hoảng

Mỹ

Sau thời kỳ khủng hoảng vào cuối năm 2008 và đầu năm 2009, nền kinh tế Mỹ đang lấy lại đà tăng trưởng. Cụ thể, tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ gần đây đã giảm từ 10% cuối năm 2009, xuống còn 7,2% vào quý III/2013; thị trường bất động sản phục hồi và ổn định… Kinh tế Mỹ có được kết quả trên là nhờ vào các yếu tố sau:

Thứ nhất, Chính quyền G. Bush đã “bơm” gói cứu trợ lớn nhất trong lịch sử trị giá lên tới 700 tỷ USD, nhằm giải quyết các tài sản xấu trong khu vực tài chính (chủ yếu là chứng khoán cho vay cầm cố), trợ giúp tài chính thông qua mua cổ phần nâng vốn, thay đổi quản lý và lãnh đạo các công ty. Kết thúc chương trình cứu trợ vào ngày 21/7/2010, gói cứu trợ này đã làm cho khu vực tài chính và ngân hàng cho vay trở lại;

Thứ hai, gói kích thích kinh tế trị giá 831 tỷ USD của chính quyền Tổng thống B. Obama vào tháng 01/2009, để chi cho các hạng mục cơ sở hạ tầng, công nghệ thông tin, giáo dục; hỗ trợ dân chúng gặp khó khăn; giảm thuế và mua hàng hoá và dịch vụ;

Thứ ba, các chương trình giải cứu khu vực tài chính và cung tiền mạnh mẽ chưa từng có của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED). Cụ thể, FED đã chi 29 tỷ USD cho Jase P. Morgan mua lại Tập đoàn tài chính Bear Stern, chi 182 tỷ USD để giải cứu Tập đoàn tài chính AIG. Bên cạnh đó, FED cũng đã có hàng loạt các động thái khác như các chương trình nới lỏng định lượng, các quyết định cắt giảm lãi suất... nhằm hỗ trợ nền kinh tế Mỹ hồi phục.

Châu Âu

“Căn bệnh” nợ công ở châu Âu bắt đầu bùng phát từ Hy Lạp (đầu năm 2009) khi nước này tiết lộ mức thâm hụt ngân sách lên tới 13,6% GDP. Sau đó nợ công đã nhanh chóng lan sang các nước khác như Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Italia và Pháp.

Điển hình ở Tây Ban Nha, vấn đề nghiêm trọng nhất là khu vực ngân hàng với đống nợ xấu lên tới 300 tỷ Euro (441 tỷ USD).

Thời kỳ này, khu vực Eurozone phải giải quyết đồng thời hai nhiệm vụ: Khủng hoảng nợ công và khủng hoảng hệ thống ngân hàng bắt nguồn từ Tây Ban Nha. Để giải quyết những nhiệm vụ này, sau nhiều nỗ lực, ngày 11/7/2011, Eurozone thống nhất thành lập Cơ chế Ổn định châu Âu (ESM) nhằm cứu trợ các nền kinh tế trong khu vực thoát khỏi cuộc khủng hoảng nợ công.

Điều đáng nói, sau gần 1 năm ra đời thì đến tháng 12/2012, ESM mới chính thức được vận hành. Hệ quả là lòng tin của các nhà đầu tư ở khu vực này bị hủy hoại nghiêm trọng. Châu Âu thực sự có hy vọng khi ông Mario Draghi – Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) điều chỉnh chính sách: (i) Cắt giảm mạnh lãi suất đồng Euro từ 0,75%/năm xuống còn 0,5% từ tháng 4/2013 và sau đó hạ tiếp còn 0,25%/năm; (ii) Mua trái phiếu của các chính phủ gặp khó khăn về nợ công; (iii) Cung ứng tiền giá rẻ cho các ngân hàng gặp khó khăn về thanh khoản một cách trực tiếp mà không cần phải thông qua chính phủ…

Với những thay đổi lớn trong chính sách và biện pháp giải cứu, châu Âu đã vượt qua khủng hoảng nợ công và loại bỏ nguy cơ đổ vỡ khối Eurozone. Niềm tin của nhà đầu tư đã quay trở lại và tăng trưởng kinh tế đã ổn định hơn (xem biểu đồ 1).
 

 

 

Mặc dù mức tăng trưởng của Eurozone còn âm nhưng dự báo khu vực này sẽ kết thúc thời kỳ khủng hoảng trong quý IV/2013 hoặc trong quý I/2014.

Trung Quốc

Khác với các nước trên, khi khủng hoảng kinh tế nổ ra, Trung Quốc đã nhanh chóng "tung ra" gói kích thích kinh tế khổng lồ lên tới 586 tỷ USD vào ngày 9/11/2008 để bù đắp sự sụt giảm mạnh trong xuất khẩu, do khủng hoảng ở các thị trường lớn (Mỹ và châu Âu). Với gói kích thích kinh tế nói trên, nền kinh tế Trung Quốc đã nhanh chóng lấy lại đà tăng trưởng và vượt qua Nhật Bản để trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Tuy nhiên, nền kinh tế này sau đó đã bộc lộ nhiều vấn đề đáng lo ngại. Tốc độ tăng trưởng GDP của quý I/2010 đã lên tới 11,9%, chỉ kém đỉnh cao nhất của thập kỷ 13% vào quý I/2007 (xem biểu đồ 2). Điều đặc biệt là tốc độ tăng trưởng này đạt được từ mức thấp hơn 6% hồi đầu năm 2009. Mức lạm phát có khuynh hướng tăng ngày cành nhanh khi mà cuối năm 2010 đã vượt mức 4% và tiếp tục tăng nhanh lên mức 6,5% vào giữa năm 2011.

Tuy nhiên, để đảm bảo quá trình tăng trưởng thực sự bền vững, Trung Quốc đã có những cải cách căn bản sau: (i) Chấp nhận giảm tốc độ tăng trưởng (sẽ cố gắng duy trì ở mức 7,5%) để chuyển sang mô hình tăng trưởng dựa vào thị trường trong nước (tăng tiêu dùng) thay vì chỉ dựa vào xuất khẩu; (ii) Nâng cao hoặc thay đổi công nghệ sang thế hệ mới nhằm tạo ra giá trị gia tăng cao hơn, sử dụng tài nguyên hiệu quả hơn, giảm ô nhiễm môi trường; (iii) Cùng với phát triển công nghệ cao, là phát triển lĩnh vực dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ tài chính. Mục đích của Trung Quốc là nhắm tới việc thiết lập các “khu thương mại tự do”, giảm thiểu sự can thiệp của nhà nước, nhằm tạo ra những khuyến khích mới dòng vốn quốc tế.

Nhật Bản

Tháng 3/2011, Nhật Bản đã trải qua thảm họa thiên tai kép động đất và sóng thần đã gây tổn hại lớn cho nhà máy điện hạt nhân ở Fukishima. Những tổn thất nặng nề này đã nhấn chìm nền kinh tế lớn thứ ba thế giới vào suy thoái sau hơn “một thập kỷ mất mát” gần như không có tăng trưởng. Tăng trưởng trong nước sụt giảm mạnh, hệ thống năng lượng quốc gia bị đình đốn. Kế hoạch tái thiết đất nước mạnh mẽ với khoản chi lên tới 167 tỷ USD cho 5 năm đã đưa nền kinh tế Nhật nhanh chóng thoát ra khỏi suy thoái chỉ sau ba quý tăng trưởng âm.

Chính phủ của Thủ tướng Shinzo Abe đã tuyên bố sẽ thực thi chính sách làm đồng Yên suy yếu và duy trì mức lạm phát mục tiêu trong nước ở mức 2%. Công cụ để thực thi chính sách nói trên là nới lỏng chính sách tiền tệ và tăng chi tiêu ngân sách cho các hạng mục cơ sở hạ tầng, trợ giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ, giảm quy mô của khu vực nhà nước dành phần cho tư nhân. Ý đồ chủ yếu của chính sách này là nhằm tăng sức cạnh tranh của xuất khẩu của Nhật Bản (nhờ giảm giá đồng Yên khoảng 10%), đồng thời tăng nhu cầu trong nước (đến nay chỉ số lạm phát đã đạt được là 1,9%).

Các nền kinh tế mới nổi

Các nền kinh tế mới nổi đã nhanh chóng đưa ra các gói kích thích tăng trưởng sau cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính và hầu hết các nền kinh tế mới nổi đã đạt được những thành công nhất định (Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ, Malaysia, Indonesia và Việt Nam).

Tuy nhiên, không lâu sau, những gói kích thích kinh tế của các nước trong khu vực này đã phải đối mặt với tỷ lệ lạm phát gia tăng. Lý do là cấu trúc của các nền kinh tế mới nổi về cơ bản là thiếu bền vững, kém hiệu quả, lệ thuộc vào xuất khẩu kéo dài. Vì vậy, kích thích kinh tế nhanh chóng làm nảy sinh lạm phát. Nâng lãi suất, chấp nhận tăng trưởng chậm lại, một lần nữa đã trở thành “làn sóng” ở nhiều nền kinh tế mới nổi.

Cùng với đó, các nền kinh tế mới nổi còn chịu ảnh hưởng lớn của Mỹ khi FED phát tín hiệu sẽ tạm dừng các chương trình nới lỏng định lượng (QE). Sự thay đổi chính sách tiền tệ của FED theo hướng giảm dần cung tiền gây bất ổn cho một số đồng tiền và kinh tế vĩ mô của một số nước như: Brazil, Ấn Độ, Indonesia và Hàn Quốc.

Đồng tiền nội tệ của các nước này mất giá trầm trọng. Từ tháng 1 - 10/2013, đồng rupee của Ấn Độ mất giá hơn 20%, đồng rupiah của Indonesia mất giá 18,75%, đồng real của Brazil mất giá 15%... Sự mất giá của các đồng tiền ở các nền kinh tế mới nổi đang gây bất ổn tới nền kinh tế vĩ mô không nhỏ.

Triển vọng và rủi ro trung hạn

 

Hiện nay, kinh tế thế giới vẫn đang trong quá trình khắc phục hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và hướng tới sự phục hồi chắc chắn, bền vững. Điểm sáng duy nhất còn lại trong lúc nổ ra khủng hoảng kinh tế toàn cầu có lẽ là sự năng động của các nền kinh tế mới nổi, đặc biệt là các nền kinh tế mới nổi ở châu Á với sự góp mặt của Trung Quốc.

Những chương trình giải cứu nền tài chính "mạnh tay" của FED, cũng như những chương trình kích thích lớn chưa từng thấy của Chính phủ Mỹ, chính là những nguyên nhân cơ bản đưa nền kinh tế lớn nhất thế giới nhanh chóng thoát khỏi khủng hoảng và trở lại quỹ đạo tăng trưởng. Đó cũng chính là động lực cơ bản nhất dẫn dắt nền kinh tế toàn cầu thoát khỏi khủng hoảng trầm trọng, kéo dài.

Mặc dù có được những thành công lớn trong việc giải quyết và thoát khỏi khủng hoảng, nền kinh tế toàn cầu vẫn cần được giám sát cẩn trọng vì sự phục hồi mới chỉ bắt đầu và chưa hoàn toàn chắc chắn. Bên cạnh đó, những rủi ro gây bất ổn vẫn còn, thậm chí một số rủi ro mới dường như đang xuất hiện gây không ít quan ngại cho tăng trưởng của kinh tế toàn cầu trong tương lai. Đó chính là sự tăng trưởng yếu ớt của khu vực Eurozone.

Bên cạnh đó, giá BĐS tăng quá nhanh ở nhiều nơi trên thế giới (London, Singapore, Dubai, Trung Quốc, Hồng Kông, Australia, Newzealand, Brazil và Mỹ) đang gây không ít lo ngại. “Bong bóng” BĐS ở những nơi đó có thể vượt tầm kiểm soát và gây ra một cuộc khủng hoảng toàn cầu mới...

Một số tác động đến Việt Nam

Khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã có những ảnh hưởng nhất định đến nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, có thể khẳng định những tác động đến xuất khẩu, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài là không đáng kể.
 

 

Thực tế cho thấy, kể từ khi kinh tế thế giới khủng hoảng, xuất khẩu của Việt Nam vẫn không ngừng tăng. Lý do hàng xuất khẩu của Việt Nam vẫn chủ yếu là hàng thiết yếu có độ co giãn cầu với thu nhập thấp.

Tuy nhiên, nếu nhìn về tương lai Việt Nam có thể chịu nhiều tác động từ những biến động trong khu vực hơn là từ Mỹ và châu Âu. Những tác động đó bao gồm:

Thứ nhấttác động từ cải cách ở Trung Quốc: (i) tín dụng ở Trung Quốc sẽ không còn rẻ và dễ dãi như trước, lương sẽ tăng, đồng nhân dân tệ sẽ tiếp tục lên giá. Điều này có lợi cho kinh tế Việt Nam theo nghĩa áp lực cạnh tranh từ phía Trung Quốc đối với hàng hoá Việt Nam sẽ giảm bớt; (ii) Trung Quốc sẽ không còn hấp dẫn nhà đầu tư quốc tế như là một nơi đầu tư có chi phí thấp như trước nữa. Trên thực tế đã xuất hiện hiện tượng di chuyển cơ sở sản xuất của công ty đa quốc gia ra khỏi Trung Quốc. Việt Nam có thể hưởng lợi từ hiệu ứng này nếu chúng ta có các chính sách ưu đãi, hấp dẫn, thu hút vốn FDI của các tổ chức nước ngoài.

Thứ hai, Nhật Bản và Hàn Quốc đang có chiều hướng đầu tư lớn vào Việt Nam. Năm 2011, Nhật Bản có 234 dự án, chiếm 25% tổng FDI vào Việt Nam; năm 2012 có 317 dự án, tổng giá trị 5,6 tỷ USD, chiếm 50% tổng FDI vào Việt Nam; tính từ đầu năm 2013 đến nay số vốn cấp mới và tăng thêm là 4 tỷ USD. Nhật Bản cũng là nước cung cấp ODA lớn nhất cho Việt Nam (chiếm hơn 30%).

Trong khi đó, Hàn Quốc được coi là đối tác đầu tư chiến lược của Việt Nam trong việc thực hiện, triển khai các dự án đầu tư tại địa bàn các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Giang và Bắc Ninh. Như vậy, Việt Nam là một căn cứ thuận lợi, dễ tiếp cận và kiểm soát của Nhật Bản và Hàn Quốc trong quá trình di chuyển căn cứ sản xuất ra bên ngoài của hai nước này. Điều này có ý nghĩa lớn về tăng trưởng, việc làm và công nghệ trong tương lai, đặc biệt trong bối cảnh có sự cạnh tranh từ Campuchia và Mianmar đang tăng lên.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Snwn
29/03/2021 22:30:16
+4đ tặng
Với cuộc khủng hoảng lần này, rồi sẽ diễn ra cả một quá trình cơ cấu lại nền kinh tế toàn cầu. Ðó có thể là quá trình cơ cấu lại nền sản xuất theo hướng tiết kiệm năng lượng và thân thiện với môi trường do đi đôi với khủng hoảng kinh tế là khủng hoảng năng lượng và khủng hoảng khí hậu, môi trường. Ðó là quá trình cơ cấu lại hệ thống tài chính tiền tệ song song với quá trình cơ cấu lại cơ chế quản lý, giám sát trong từng quốc gia và trên toàn cầu. Ðó là việc điều chỉnh lại mối tương quan giữa chính sách hướng mạnh ra xuất khẩu và chính sách coi trọng thị trường nội địa vì vừa qua những nước gắn quá sâu với xuất khẩu đều chịu tác động mạnh. Cuộc khủng hoảng cũng sẽ dẫn đến những điều chỉnh về cán cân quyền lực trên bàn cờ chính trị thế giới: Mỹ sẽ phải tính đến việc giảm bớt sự bành trướng về chính trị, điều chỉnh quan hệ đối ngoại theo hướng tăng tính đa phương, giảm đối đầu trực tiếp hơn; vai trò của Trung Quốc và các nền kinh tế mới nổi sẽ gia tăng. Cuộc đấu tranh về lợi ích giữa các nước lớn sẽ dẫn đến một số điều chỉnh lợi ích nhất định tại các thiết chế tài chính, tiền tệ quốc tế. Tuy nhiên, do sự ràng buộc về lợi ích, các nước lớn vẫn sẽ thỏa hiệp để tiếp tục duy trì cục diện chung với vai trò chính của Mỹ trên quy mô toàn cầu.
0
0
+3đ tặng

Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới diễn ra đầu tiên ở Mĩ (tháng 10-1930) rồi lan nhanh sang các nước tư bản khác, tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế, xã hội của các nước tư bản.

- Pháp là nước tư bản nên chịu chung tác động của cuộc khủng hoảng này. Khủng hoảng diễn ra ở Pháp rồi lan nhanh ra các thuộc địa và phụ thuộc của Pháp, trong đó có Việt Nam.

- Dưới tác động của cuộc khủng hoảng, nền kinh tế, xã hội Việt Nam bị khủng hoảng nặng nề:

     + Nông nghiệp, công nghiệp bị suy sụp, xuất nhập khẩu bị đình đốn, hàng hóa khan hiếm (do nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc hoàn toàn vào Pháp).
   + Khủng hoảng kinh tế đã tác động tới tất cả các tầng lớp, giai cấp trong xã hội Việt Nam, làm cho đời sống của các tầng lớp nhân dân vô cùng cực khổ (nhà máy bị đóng cửa, công nhân không có việc làm hoặc có việc làm thì lương rất thấp; sản xuất nông nghiệp sa sút do xuất khẩu lúa gạo bị đình trệ, nông dân bị bần cùng hoá...; đời sống của tư sản, tiểu tư sản bấp bênh...).

     + Thực dân Pháp còn tăng cường chính sách thuế khóa, làm cho đời sống của nhân dân càng thêm cùng cực.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư